Nội Dung Chính
Trang 67
BÀI 19: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CÁC THÀNH PHẦN CỦA TẾ BÀO
MỤC TIÊU
- Trình bày được cấu tạo và chức năng các thành phần chính của tế bào.
- Phân biệt được tổ báo nhân sơ, tế bào nhân thực, tế bào động vật, tế bào thực vật
Vậy tế bào được cấu tạo từ những thành phần nào và chúng có chức năng gì để có thể giúp tế bào thực hiện những quá trình sống đó? |
I. Cấu tạo của tế bào
Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng, kích thước và chức năng khác nhau nhưng chúng đều được cấu tạo từ các thành phần cơ bản sau:
Màng tế bào là thành phần có ở mọi tế bào, bao bọc tế bào chất. Màng tế bào tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường.
Tế bào chất là vùng nằm giữa màng tế bào và nhân hoặc vùng nhân. Phần lớn các hoạt động trao đổi chất (hấp thụ chất dinh dưỡng, chuyển hoà năng lượng, tạo các chất để tăng trường....) của tế bào xảy ra ở 2 tế bào chất
Nhân hoặc vùng nhân là nơi chứa vật chất di truyền. là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào.
Màng tế bào
Vật chất di truyền
Nhân
Tế bào chất
Hình 19.1 Sơ đồ các thành phần chính của tế bào
1. Quan sát Hình 19.1 và đọc thông tin mục I, nêu các thành phần chính của tế bào và chức năng của chúng
2. Trên màng tế bào có rất nhiều lỗ nhỏ li ti. Em hãy dự đoán xem vai trò của những lỗ nhà này là gì?
II. Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Có hai loại tế bào tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
a) Tế bào nhân sơ b) Tế bào nhân thực
Vùng nhân
Tế bào chất
Màng tế bào
Nhân
Hình 19.2 Cấu tạo tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
Trang 68
Tế bào nhân sơ chưa có nhân hoàn chỉnh (không có màng nhân ngăn cách giữa chất nhân và tế bào chất). Vùng chứa vật chất di truyền được gọi là vùng nhân. Tế bào chất không có hệ thống nội màng cũng như các bào quan có mang bao bọc, chỉ có bào quan duy nhất là ribosome. Tế bào vi khuẩn là tế bào nhân sơ.
Tế bào nhân thực đã có nhân hoàn chỉnh, vật chất di truyền nằm trong nhân được bao bọc bởi màng nhân. Tế bào chất được chia thành nhiều khoang bởi hệ thống nội màng và có các bào quan có màng bao bọc.
Quan sát và mô tả sự khác nhau và cấu tạo giữa tối bảo nhân sơ và nhân thực
Chuẩn bị: Hình 19.2: cấu tạo tế bào nhân sơ (vi khuẩn) và hình tế bào nhân thực (động vật)
Quan sát và vẽ: Dựa vào hình ảnh hai tế bào đã chuẩn bị, hãy vẽ ra giấy hình dạng và cấu tạo của mỗi tế bào, ghi lại những đặc điểm đáng chú ý
So sánh và trình bày: Nói về cấu tạo của mỗi loại tế bào. So sánh sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữa tế bào nhân sơ và nhân thực.
III. Tế bào động vật và tế bào thực vật
Tế bào động vật và tế bào thực vật đều là các tế bào nhân thực. Chúng giống nhau về một số thành phần chính giúp tế bào thực hiện các quá trình sống, song chúng cũng có những thành phần khác nhau liên quan đến chức năng của từng loại số bảo
Hình 19.3 Cấu tạo tế bào động vật và tế bào thực vật
a) Tế bào động vật
b) Tế bào thực vật
Nhân
Tế bào chất
Ti thể
Màng tế bào.
(Một số tế bào động vật đơn bào có không bào giữ chức năng co bóp, tiêu hoá)
Lục lạp: Chứa diệp lục giúp hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời đề tổng hợp chất hữu cơ trong quá trình quang hợp
Không bào: Kích thước lớn, giữ các chức năng khác nhau: chứa sắc tố, chất thải; dự trữ đình dưỡng tuỳ thuộc từng loại tế bào
Thành tế bào: Bao bọc bên ngoài - màng tế bào, có chức năng quy định hình dạng và bảo vệ tế bào
1. Quan sát Hình 19.3, lập bảng so sánh sự giống nhau và khác nhau về thành phần cấu tạo giữa tế bào động vật và tế bào thực vật
2. Những điểm khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật có liên quan gì đến hình thức dinh dưỡng của chúng? Cấu trúc nào của tế bào thực vật giúp cây cứng cáp dù không có hệ xương nâng đỡ như ở động vật?
Trang 69
Em đã học
- Tế bào có ba thành phần chính là màng tế bào, tế bào chất và nhân (hoặc vùng nhân). Trong đó, màng tế bào là thành phần thiết yêu xác định sự tồn tại của tế bào.
- Có hai loại tế bào: tế bào nhân sơ (chưa có màng nhân cũng như hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc) và tế bào nhân thực (có màng nhân, hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc)
- Tế bào thực vật khác tế bào động vật là có thành tế bào (giữ hình dạng tế bào ổn định), luc lạp (chứa sắc tố quang hợp) và không bào lớn.
Em có thể:
Tạo mô hình mà phòng tế bào thực vật và tế bào động vật
Cách tiến hành
Bước 1: Đạt một túi nylon có khóa kéo vào một hộp nhựa đựng thực phẩm trong suốt để mô phỏng tế bào thực vật. Chuẩn bị một túi nylon tương tự không đặt trong hộp nhựa) để mô phỏng tế bào động vật.
Bước 2: Sử dụng thìa chuyển gelatine dạng lỏng vào mỗi túi cho đến khi đạt khoảng 1/2 thể tích mỗi túi.
Bước 3: Chọn các loại rau, củ, quả mà em thấy có hình dạng giống (mô phỏng) các bào quan ở tế bào thực vật và tế bào động vật. Đưa chúng vào mỗi túi tương ứng để mô phỏng tế bào thực vật và tế bào động vật. Bổ sung thêm gelatine đến khi gần đầy rồi kéo khoá kín miệng túi lại.
Túi nylon, hộp nhựa, gelatine mô phỏng cho thành phần nào của tế bào? Nhận xét loại tế bào nào có thể xếp chặt hơn và đưa ra lời giải thích cho nhận xét đó.
Lưu ý:
- Cố gắng xếp chặt các rau, củ, quả trong mỗi túi.
- Vật liệu tạo mô hình nêu trên có thể thay thế bằng đất nặn, xốp hoặc vật liệu khác sẵn có của lớp học.
Em có biết?
Nếu em nhìn Trái Đất từ vũ trụ, em sẽ thấy hầu hết các vùng đất liền có màu xanh lá cây. Màu xanh đó do đâu?
Chính những lục lạp (có chứa chất diệp lục) vô cùng nhỏ bé trong mỗi tế bào thực vật đã tạo nên màu xanh của là cây
Hình 19.4 Hình ảnh minh họa về màu xanh của Trái Đất khi nhìn từ vũ trụ
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn