Nội Dung Chính
Trang 147
MỤC TIÊU
- Biểu diễn được một lực bằng một mũi tên có điểm đặt tại vật chịu lực tác dụng, có độ lớn và theo hướng của sự kéo hoặc đầy.
- Đo được lực bằng lực kế lò xo, đơn vị là niutơn.
Khi đặt một hộp bút lên tay, ta dễ dàng cảm thấy có lực tác dụng. Tuy nhiên, ta lại không thể nhìn thấy lực. Vậy theo em, làm thể nào để biểu diễn (về) lực?
I. Các đặc trưng của lực
Ta không nhìn thấy lực nhưng lại có thể nhận biết được các đặc trưng của mỗi lực. Vậy mỗi lực có những đặc trưng cơ bản nào?
1. Độ lớn của lực
Đặc trưng đầu tiên dễ nhận thấy của lực là độ mạnh (yếu) của nó. Độ mạnh hay yếu của một lực được gọi là độ lớn của lực.
1. Theo em lực nào trong Hình 41.1 là mạnh nhất, yếu nhất? Hãy sắp xếp các lực này theo thứ tự độ lớn tăng dần.
2. Hãy so sánh độ lớn lực kéo của hai đội kéo co trong Hình 41.2a và 41.2b.
3. Hãy tìm hai lực trong đời sống có độ lớn khác nhau.
a) Lực của người đầy xe ô tô chết máy
b) Lực của người bảo vệ đầy cánh cửa sắt của công viên
c) Lực của em bé ấn nút chuông điện
d) Lực của người mẹ kéo của phòng
Hình 41.1. Một số lực thường gặp
a) Ở giai đoạn đầu, dù hai đội đều cố gắng kéo nhưng bằng đó buộc giữa sợi dây vẫn đừng yên
b) Ở giai đoạn cuối, băng đỏ buộc giữa sợi dây bị kéo lệch về đội bên phải
Hình 41.2. Lực khi kéo co
Trang 148
2. Đơn vị lực và dụng cụ đo lực
Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị lực là niutơn(1), kí hiệu là N.
Dụng cụ đo lực là lực kế.
Bảng 41.1. Độ lớn một số lực
Tên lực | Độ lớn (N) | |
Lực của ngón tay tác dụng vào nút bầm bút bì | Khoảng 1 N | |
Lực của lực sĩ tác dụng lên tạ | Có thể lên tới 2400 N | |
Lực của động cơ xe tải | Có thể lên tới 10 000 N |
a) b) c)
Vạch chỉ thị
Bảng ghi số chỉ lực kế
4 3 2 1
Hình 41.3. Một số loại lực kế
a)
b)
Hình 41.4. Cách dùng lực kế
- Ước lượng độ lớn của lực.
- Chọn lực kế thích hợp
- Điều chỉnh lực kể về số 0.
- Móc vật vào lực kế, kéo hoặc giữ lực kế theo phương của lực cần do.
- Đọc và ghi kết quả đo.
Hãy dự đoán độ lớn lực dùng để kéo hộp bút của em lên khỏi mặt bàn và dùng lực kế kiểm tra.
3. Phương và chiều của lực
Hãy xét lực kéo của hai đội kéo co ở Hình 41.2a.
- Trong suốt thời gian kéo co sợi dây luôn nằm ngang, chứng tỏ cả hai đội đều kéo theo phương nằm ngang. Ta nói lực kéo của hai đội đều có phương nằm ngang.
- Tuy hai đội đều kéo theo phương nằm ngang, nhưng đội vàng kéo về bên trái, đội xanh kéo về bên phải. Ta nói lực kéo của hai đội cùng phương nhưng chiều ngược nhau.
(1) Đơn vị lực được lấy theo tên nhà bác học người Anh Isaac Newton (1642-1727), người đầu tiên xây dựng hệ thống các định luật về tác dụng của lực lên chuyển động.
Trang 149
Hãy mô tả bằng lời phương và chiều của các lực trong Hình 41.5.
a) Lực của dây câu tác dụng lên con cá.
b) Lực của tay người bắn cung tác dụng lên dây cung.
c) Lực của vận động viên tác dụng lên ván nhảy.
Hình 41.5. Phương, chiều của một số lực
II. Biểu diễn lực
Trong Vật lí, người ta dùng một mũi tên để biểu diễn các đặc trưng (điềm đặt, phương, chiều và độ lớn) của lực:
• Gốc của mũi tên có điểm đặt tại vật chịu lực tác dụng;
• Phương và chiều của mũi tên là phương và chiều của lực;
• Độ dài của mũi tên biểu diễn độ lớn của lực theo một tỉ xích.
Ví dụ, nếu người mẹ đầy xe nôi với lực 30 N theo phương nằm ngang từ trái sang phải, thì lực đầy của người mẹ sẽ được biểu diễn bằng một mũi tên có:
• Gốc nằm trên xe, tại vị trí tay đặt vào xe đề đầy,
• Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải;
• Nếu quy ước mỗi cm độ dài của mũi tên tương ứng với 10 N (tỉ xích 1 cm ứng với 10 N), thì mũi tên có độ dài là: 30/10 = 3 cm.
Hình 41.6. Biểu diễn lực
Trang 150
1. Hãy nêu các đặc trưng của các lực về trong mặt phẳng đứng dưới đây theo tí xích 1 cm ứng với 1 N.
a)
b)
c)
2. Hãy về các mũi tên biểu diễn các lực ở hình dưới, biết:
a) Lực của nam châm tác dụng lên kẹp giấy (0,5 N).
b) Lực của lực sĩ tác dụng lên quả tạ (50 N).
c) Lực của mỗi dây cao su tác dụng lên viên đạn đất (mỗi dây 6 N).
(Với mỗi trường hợp phải nêu rõ tì xích đã chọn cho độ lớn của lực).
a)
b)
c)
Em đã học
- Mỗi lực đều có 4 đặc trưng cơ bản (còn gọi là 4 yếu tố của lực) là điểm đặt, phương, chiều và độ lớn.
- Mũi tên dùng để biểu diễn lực có gốc đặt tại vật chịu lực tác dụng, có phương và chiều trùng với phương và chiều tác dụng của lực, có độ dài tỉ lệ với độ lớn của lực.
Em có thế:
Biểu diễn được lực bằng mũi tên.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn