Bài 18: TẾ BÀO - ĐƠN VỊ CƠ BẢN CỦA SỰ SỐNG | Khoa Học Tự Nhiên 6 | Chương V - TẾ BÀO - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 18: TẾ BÀO - ĐƠN VỊ CƠ BẢN CỦA SỰ SỐNG


Trang 64

MỤC TIÊU

  • Nêu được khái niệm, chức năng của tế bào
  • Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống
  • Nêu được hình dạng và kích thước của một số loại tế bào.

Mỗi ngôi nhà được xây nên từ nhiều viên gạch. Vậy đã bao giờ em tự hỏi: Những sinh vật xung quanh chúng ta được cấu tạo từ đến vị cầu trúc nào?

hinh-anh-bai-18-te-bao-don-vi-co-ban-cua-su-song-7814-0

I. Tế bào là gì?

Tất cả các cơ thể sinh vật (thực vật, động vật, con người...) đều được cấu tạo từ những đơn vị rất nhỏ bé, gọi là tế bào

Tuy nhỏ bé nhưng tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản sinh trưởng (lớn lên), hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm ứng, bài tiết và sinh sản

Tại sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống?

II. Hình dạng và kích thước tế bào

1. Hình dạng tế bào

Có nhiều loại tế bào. Hình dạng các loại tế bào thường phản ánh chức năng khác nhau của chúng

hinh-anh-bai-18-te-bao-don-vi-co-ban-cua-su-song-7814-1

a) Tế bào da ở người

bị Tế bào thần kinh ở người

c Tế bào vi khuẩn

đ) Tế bào ở lá cây

Hình 18.1 Hình dạng một số loại tế bào

Quan sát Hình 18.1, nêu nhận xét về hình dạng tế bào

Trang 65

2. Kích thước tế bào

Kích thước tế bào khác nhau giữa các nhóm sinh vật và giữa các cơ quan trong một cơ thể

Có rất ít tế bào kích thước đủ lớn để có thể quan sát được bằng mắt thường, hầu hết tế bào đều rất nhỏ và chúng ta chỉ có thể quan sát thấy chúng bằng kính hiển vi

hinh-anh-bai-18-te-bao-don-vi-co-ban-cua-su-song-7814-2

Nguyên tử

Phân tử nhỏ

Protein

Virus

Lục lạp

Vi khuẩn

Tế bào động vật và thực vật

Trứng cá

Chim ruồi

Người

Cá voi xanh

Cây thông không lỗ

Hình 18.2 Kích thước các bậc cấu trúc của thế giới sống

Quan sát kích thước tế bào vi khuẩn tỏ bào động vật và thực vật trong Hình 18.2 và cho biết tế bào nào phải quan sát bằng kính hiển vi, tế bào nào có thể quan sát bằng mắt thường?

Khi thảo luận về kích thước và hình dạng tế bào, bồn bạn học sinh có ý kiến như sau

hinh-anh-bai-18-te-bao-don-vi-co-ban-cua-su-song-7814-3

A: Tất cả các loại tế bào đều có cùng hình dạng, nhưng chúng luôn có kích thước khác nhau.

B. Tất cả các loại tế bào đều có hình dạng và kích thước giống nhau.

C. Tất cả các toa tỏ bạn đều có cùng kich thước, nhưng hinn dang giữa chúng luôn khac nhi

D. Các loại tố bào khác nhau thường có kích thước và hình dạng khác nhau

Đọc ý kiến trên của các bạn và trà lời các câu hỏi sau:

1. Phát biểu của bạn nào đùng?

2. Lấy ví dụ đề giải thích tại sao các phát biểu khác không đùng.

Trang 66

Em đã học

  • Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào, vì vậy tế bào được xem là "đơn vị cơ bản của sự sống
  • Các loại tế bào khác nhau về hình dạng và kích thước.

Em có thể

Giải thích được vì sao mỗi loại tế bào lại có hình dạng khác nhau.

Em có biết?

  • Tế bào đầu tiên được nhìn thấy và mô tả như thế nào?

Năm 1665, nhà khoa học người Anh là Rô bớc Húc (Robert Hooke) đã dùng chiếc kính hiển vi đơn giản (Hình 18.3a) để quan sát một mầu vỏ cây và thấy nó được tạo nên từ hàng trăm cấu trúc giống những hộp nhỏ mà ông gọi là "tế bào". Ông đã mô tả bằng cách vẽ hình ảnh đầu tiên về tế bào mà mình quan sát thấy (Hình 18.36), đó là những tế bào chết của vỏ cây mà ngày nay chúng ta có thể quan sát rõ hơn bằng kinh hiển vi với độ phòng đại 300 lần (Hình 18.3c)

hinh-anh-bai-18-te-bao-don-vi-co-ban-cua-su-song-7814-4

Hình 18.3 Kinh hiển vi (a) 1 và hình ảnh tế bào chết của vỏ cây (b, c) quan sát được qua kính hiển vi

  • Tại sao hầu hết các tế bào có kích thước rất nhỏ?

Kích thước tế bào bị hạn chế bởi mối quan hệ giữa diện tích bể mặt (S) và thể tích (V) của nô (tỉ lệ S/V). Khi tế bào lớn lên, thể tích tăng nhanh hơn nhiều so với diện tích bề mặt

Vì nguyên liệu cần cho sự sống của tế bào (như oxygen, chất dinh dưỡng) và chất thải được bài tiết (như khi carbon dioxide) phải đi vào và đi ra tế bào qua bề mặt của nó nên nếu tế bào quá lớn, các chất đi vào và đi ra không đủ nhanh theo yêu cầu của các quá trình sống. Vì vậy, hầu hết tế bào có kích thước rất nhỏ.

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 18: TẾ BÀO - ĐƠN VỊ CƠ BẢN CỦA SỰ SỐNG | Khoa Học Tự Nhiên 6 | Chương V - TẾ BÀO - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Khoa Học Tự Nhiên 6

  1. Chương 1 - Mở đầu về khoa học tự nhiên
  2. Chương II: Chất quanh ta
  3. Chương III: Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực - thực phẩm thông dụng
  4. Chương IV: HỒN HỢP - TÁCH CHẤT RA KHỎI HỒN HỢP
  5. Chương V - TẾ BÀO
  6. Chương VI - TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ
  7. Chương VII: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG
  8. CHƯƠNG VIII - LỰC TRONG ĐỜI SỐNG
  9. CHƯƠNG IX - NĂNG LƯỢNG

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 6

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.