Nội Dung Chính
(Trang 28)
MỤC TIÊU
- Nêu được sự đa dạng của chất.
- Nêu được một số tính chất vật lí và tinh chất hoá học của chất.
Xung quanh ta có nhiều chất khác nhau. Mỗi chất có những tinh chất đặc trưng nào để phân biệt chất này với chất khác? |
I. Chất quanh ta
Thế giới xung quanh chúng ta gồm các vật thể vô cùng đa dạng. Tuỳ theo cách phân loại ta có thể phân chia thành vật thể tự nhiên hay vật thể nhân tạo, vật sống hay vật không sống.... Vật sống có các khả năng như trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản, ví dụ: thực vật, động vật... Vật không sống không có các khả năng trên, vì dụ: các vật dụng trong gia đình, cây cầu, đồi núi.... Các vật thể được tạo thành từ một hay nhiều chất khác nhau. Vì dụ: giọt nước được tạo thành từ một chất là nước, cây kem được làm từ nhiều chất: nước, đường....
Ngày nay, khoa học đã biết hàng chục triệu chất khác nhau. Nhiều chất có sẵn trong tự nhiên như nước, muối khoáng, dầu mỏ, đất, đá... hoặc do con người điều chế như một số chất có trong dược phẩm, mĩ phẩm, sơn,...
a) Núi đá với
b) Con sư tử
c) Mù cao su
d) Bánh mì
e) Cầu Long Biên
g) Nước ngọt có gas
Hình 9.1 VAI thổ và chất quanh ta
1. Quan sát Hình 9.1, cho biết đâu là vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật không sống và vật sống.
2. Hãy kể ra một số chất có trong vật thể mà em biết.
(Trang 29)
II. Một số tính chất của chất
Mỗi chất có những tính chất nhất định. Bằng các giác quan ta nhận thấy nước là chất lỏng, không màu, không múi, không vị. Dùng nhiệt kế, ta đo được nhiệt độ nóng chảy của nước đá (Hình 9.2), nhiệt độ sốõi của nước lỏng.... Thể (rắn, lỏng, khí), màu sắc, mùi, vị, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi.... là những ví dụ về tính chất vật lí của chất. Đá vôi rắn chắc, khi nung tạo ra chất mới là vôi sống xốp và mềm hơn. Than đá là chất rắn màu đen, khi cháy tạo ra chất mới là khí carbon dioxide không nhìn thấy bằng mất thường. Đó là những ví dụ về tính chất hoá học của chất.
Hình 9.2 Đo nhiệt độ nóng chảy của nước đá
1. Sự biến đổồi tạo ra chất mới là tính chất hoá học hay tính chất vật lí?
2. Nhận xét nào sau đây nói về tính chất hoá học của sắt?
a) Đình sắt cứng, màu trắng xám, bị nam châm hút.
b) Để lâu ngoài không khi, lớp ngoài của đình sất biến thành gì sắt màu nâu, giòn và xốp.
Tìm hiểu một số tính chất của đường và muối ăn
Chuẩn bị: đường, muối ăn, nước, 2 cốc thuỷ tính, 2 bát sứ, 1 đèn cần.
Tiến hành:
• Quan sát màu sắc, thẻ (rắn, lỏng hay khí) của muối ăn và đường trong các lọ đựng muối ăn và đường tương ứng.
• Cho 1 thìa muối ăn vào cốc nước thứ nhất, 1 thìa đường vào cốc nước thứ hai, khuấy đều và quan sát.
• Cho 3-5 thìa muối ăn vào bát sử thứ nhất, 3 – 5 thìa đường vào bát sứ thứ hai. Đun nóng hai bát. Khi bát đựng muối có tiếng nổ lách tách thì ngứng đun, Khi bát đựng đường có khỏi bốc lên thì ngừng đun.
Quan sát hiện tượng và trả lời:
1. Hãy mô tả màu sắc, mùi, thể và tính tan của đường và muối ăn.
2. Khi đun nóng, chất trong bát nào đã biến đổi thành chất khác? Đây là tính chất vật lí hay tính chất hoá học của chất?
Muối ăn
Đường
Hình 9.3 Muối ăn và đường sau khi đun
Em đã học • Chất tạo nên vật thể. Ở đâu có vật thể là ở đó có chất. • Mỗi chất đều có các tính chất vật lí và tính chất hoá học nhất định, đặc trưng cho chất. • Các tinh chất của chất như thể (rắn, lỏng, khí), máu sắc, mùi, vị, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tính dẫn điện, dẫn nhiệt,... là các tính chất vật lí của chất. • Sự biến đổi của một chất tạo ra chất mới thể hiện tính chất hoá học của chất đó. |
Em có thể:
Làm ra "nước hàng" (nước mâu dùng để kho thịt cá, làm caramen) bằng cách đun đường đến khi chuyển màu nâu săm rồi pha thêm nước.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn