Bài 8: ĐO NHIỆT ĐỘ | Khoa Học Tự Nhiên 6 | CHƯƠNG I - MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 8: ĐO NHIỆT ĐỘ


MỤC TIÊU

  • Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng
  • Phát biểu được. Nhiệt độ là số đo độ "nóng", "lạnh" của vật
  • Nêu được cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Xen-xi-út
  • Nêu được sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để đo nhiệt độ.
  • Đo được nhiệt độ bằng nhiệt kế.
  • Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đó, ước lượng được nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản.

hinh-anh-bai-8-do-nhiet-do-7591-0

Nhúng tay trái vào bình nước lạnh, tay phải vào bình nước ấm rồi rút hai tay ra, cùng nhúng vào bình đựng nước nguôi thì các bàn tay có cảm giác nóng, lạnh như thế nào? Từ đó rút ra kết luận về câm giác nóng, lạnh của tay.

I. Đo nhiệt độ

Để xác định mức độ nóng, lạnh của vật, người ta dùng khái niệm nhiệt độ: Vật càng nông thì nhiệt độ của vật càng cao.

Thang nhiệt độ

Năm 1742, Xen-xi-út (Celsius) đã đề nghị chia khoảng cách giữa nhiệt độ của nước đã đang tan và nhiệt độ của hơi nước đang sôi thành 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1 độ, kí hiệu là 1°C. Thang nhiệt độ này gọi là thang nhiệt độ Xen-xi-út, còn gọi là nhiệt giai Xen-xi-út. Chữ C trong kí hiệu °C là chữ cái đầu của tên nhà vật II. Trong thang nhiệt độ này, những nhiệt độ thấp hơn 0 °C được gọi là nhiệt độ âm

hinh-anh-bai-8-do-nhiet-do-7591-1

Hình 8.1 Xen-xi-út

(Anders Celsius, 1701-1744) nhà khoa học Thuỵ Điển, người phát minh thang nhiệt độ Xen-xi-út vào năm 1742.

Em có biết?

Bảng sau đây cho biết một số nhiệt độ theo thang nhiệt độ Xen-xi-út.

Đối tượng Nhiệt độ (°C)
  • Nhiệt độ tự nhiên thấp nhất trên Trái Đất (đo tại trạm khí tượng Vô-xtốc ở Nam Cực) Nước đã đang tan
  •  Nhiệt độ cơ thể người thân nhiệtn
  •  Sa mạc Lút ở Iran, nơi nóng nhất Trái Đất
  • Nhiệt độ cao nhất của một ngọn nến
  • Nhiệt độ tại bề mặt Mặt Trời

 

-89°C

0°C

37°C

1027°C

5500°C

1. Nêu một tình huống cho thấy sự cần thiết của việc ước lượng nhiệt độ trong đời sống.

2. Nhìn hơi nước bốc lên từ cốc nước nóng, em có thể ước lượng nhiệt độ của nước trong cốc được không? Việc ước lượng này có ích lợi gì?

3. Trong các nhiệt độ sau: 0 °C, 5°C, 36,5 °C, 327 °C, hãy chọn nhiệt độ có thể thích hợp cho mỗi trường hợp ở Hình 8.2.

hinh-anh-bai-8-do-nhiet-do-7591-2

a) Nước chanh đá

b) Chỉ nóng chảy

c) Đo thân nhiệt

d) Nước đã

Hình 8.2 Các trường hợp cần xác định nhiệt độ

Em có biết?

Ở các nước nói tiếng Anh, người ta đo nhiệt độ theo do Fa-ren-hai (Fahrenheit), kí hiệu là "F. Trong nhiệt giai Fa-ren-hai, nhiệt độ của nước đà đang tan là 32 F của hơi nước đang sôi là 212°F (có 180 khoảng chia).

Cách quy đổi từ °C sang °F:

t(°F) = (t (°C) x 1,8) +32

hinh-anh-bai-8-do-nhiet-do-7591-3

Hình 8.3

Nhiệt kế ghi nhiệt độ theo hai thang nhiệt độ Fa-ren-hai và Xen-xi-üt

II. Dụng cụ đo nhiệt độ

1. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

Thí nghiệm Hình 8.4 cho thấy chất lòng nở ra khi nóng lên, nhiệt độ càng cao thì chất lỏng nở ra càng nhiều. Hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở đề chế tạo các dụng cụ đo nhiệt độ.

hinh-anh-bai-8-do-nhiet-do-7591-4

Hình 8.4 Thí nghiệm mô tả sự nở vì nhiệt của chất lỏng

2. Các loại nhiệt kế

Dụng cụ đo nhiệt độ được gọi là nhiệt kế.

Tuỳ theo mục đích sử dụng và giới hạn nhiệt độ muốn đo, người ta chế tạo nhiều loại nhiệt kế khác nhau (Hình 8.5).

hinh-anh-bai-8-do-nhiet-do-7591-5

Hình 8.5

a) Nhiệt kế rượu dùng trong các phòng thí nghiệm,

b) Nhiệt kế y tế thuỷ ngân hoặc dầu dùng để đo thân nhiệt,

Nhiệt kế được dùng để do nhiệt độ phòng.

d) Nhiệt kế hồng ngoại dùng để đo nhiệt độ cơ thể, thức ăn.

III. Sử dụng nhiệt kế y tế

1. Nhiệt kế y tế thuỷ ngân

Bước 1: Dùng bông y tế lau sạch thân và bầu nhiệt kế.

Bước 2: Vây mạnh cho thuỷ ngân bên trong nhiệt kế tụt xuống.

Bước 3: Dùng tay phải cầm thân nhiệt kế, đặt bầu nhiệt kể vào nách trái, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.

Bước 4: Chờ khoảng 2-3 phút, lấy nhiệt kế ra đọc nhiệt độ.

Lưu ý

Cẩn thận khi vấy nhiệt kế tránh va chạm với các vật khác. Khi đọc kết quả trành cầm vào bầu nhiệt kê. Thuỷ ngân là chất độc dễ bay hơi. Nếu em làm vỡ nhiệt kế, đừng sờ vào thuỷ ngân hoặc các mành thuỷ tinh, cần báo ngay cho giáo viên hoặc người phụ trách phòng thí nghiệm.

Chỉ ra thao tác sai khi dùng nhiệt kế trong các tình huống dưới đây.

a) Vẩy mạnh nhiệt kế trước khi đo.

b) Sau khi lấy nhiệt kế ra khỏi môi trường cần đo phải đợi một lúc sau mới đọc kết quả đo

c) Dùng tay nắm chặt bầu nhiệt kế.

2. Nhiệt kế y tế điện tử

Bước 1: Lau sạch đầu kim loại của nhiệt kế.

Bước 2: Bấm nút khởi động.

Bước 3: Đặt đầu kim loại của nhiệt kế xuống lưới.

Bước 4: Chở khi có tin hiệu "bịp", rút nhiệt kế ra đọc nhiệt độ.

Bước 5: Tất nút khởi động.

Em có biết?

Có một số chất có đặc điểm đổi màu theo nhiệt độ. Người ta sử dụng tinh chất này đề chế tạo ra nhiệt kế, gọi là nhiệt kế đồi màu. Nhiệt kế này thường được dùng trong y tế, thay cho nhiệt kế thuỷ ngân. Chỉ cần dân một băng giấy nhỏ có phủ một lớp chất đồi mâu theo nhiệt độ (Hình 8.6) lên trán người bệnh là có thể biết được nhiệt độ cơ thể của họ.

hinh-anh-bai-8-do-nhiet-do-7591-6

Hình 8.6

Hiện nay, người ta còn sử dụng nhiệt kế hiện số, là loại nhiệt kế mà số chỉ nhiệt độ cần đo hiện ngay trên màn hình. Hình 8.7 là ảnh chụp nhiệt kế hiện số được gần vào đồng hồ điện tử để bàn.

hinh-anh-bai-8-do-nhiet-do-7591-7

Hình 8.7

Em đã học

  • Nhiệt độ là số đo mức độ nóng, lạnh của một vật.
  • Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng ở nước ta là độ C, kí hiệu là "C.
  • Nhiệt kế là dụng cụ để đo nhiệt độ. Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau.

Em có thế:

Xác định được nhiệt độ của đối tượng cần đo bằng nhiệt kế

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 8: ĐO NHIỆT ĐỘ | Khoa Học Tự Nhiên 6 | CHƯƠNG I - MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Khoa Học Tự Nhiên 6

  1. CHƯƠNG I - MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
  2. CHƯƠNG II: CHẤT QUANH TA
  3. CHƯƠNG III: MỘT SỐ VẬT LIỆU, NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM THÔNG DỤNG
  4. Chương IV: HỒN HỢP - TÁCH CHẤT RA KHỎI HỒN HỢP
  5. Chương V - TẾ BÀO
  6. Chương VI - TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ
  7. Chương VII: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG
  8. CHƯƠNG VIII - LỰC TRONG ĐỜI SỐNG
  9. CHƯƠNG IX - NĂNG LƯỢNG

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 6

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.