Bài 13: MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU | Khoa Học Tự Nhiên 6 | CHƯƠNG III: MỘT SỐ VẬT LIỆU, NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM THÔNG DỤNG - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 13: MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU


Trang 46

MỤC TIÊU

  • Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu.
  • Đề xuất phương án tìm hiểu, thu thập dữ liệu, thảo luận, so sánh để rút ra tính chất của một số nguyên liệu.
  • Đề xuất được cách sử dụng nguyên liệu hiệu quả, đảm bảo phát triển bền vững.

Con người chế biến các nguyên liệu tự nhiên hay nhân tạo để làm ra những sản phẩm mới. Em hãy kể ra một số ví dụ về việc chế biến nguyên liệu thành sản phẩm mới mà em biết.

I. Các loại nguyện liệu

Nguyên liệu được con người lấy từ tự nhiên để chế biến gồm các loại đất, đá, quặng, dầu mỏ,...

  • Từ đá vôi sản xuất ra vôi sống.
  • Từ quặng sản xuất ra sắt, nhôm, đồng, phosphorus (photpho)....
  • Từ đất, đá, cát sản xuất ra xi măng, gạch ngói, đồ gốm, thuỷ tinh,....
  • Từ dầu mỏ điều chế ra các hoá chất cơ bản, đó là nguyên liệu nhân tạo, dùng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, dược phẩm, mĩ phẩm, các loại len, to....

hinh-anh-bai-13-mot-so-nguyen-lieu-7802-0

Hình 13.1 Mía là nguyên liệu sản xuất đường

hinh-anh-bai-13-mot-so-nguyen-lieu-7802-1

Hình 13.2 Nước hoa, son môi, dầu gội là những sản phẩm thường được tạo ra từ nguyên liệu nhân tạo

Hãy tìm hiểu và cho biết quặng bauxite (boxit) được dùng làm nguyên liệu đề sản xuất chất gì.

II. Đá vôi

Đá vôi được dùng để:

  • Sản xuất với sống.
  • Đập nhỏ để làm đường, làm bê tông.
  • Chế biến thành chất độn (bột nhẹ) dùng trong sản xuất cao su, xà phòng....

Đá vôi có thành phần chủ yếu là calcium carbonate. Trong đá vôi thường lẫn các tạp chất như đất sét, cát,... nên màu sắc đa dạng: trắng, xám, xanh nhạt, vàng, hồng sẵm hay đen,.... Người ta thường khai thác đá vôi ở những nơi đã või có ít tạp chất và thuận tiện cho việc vận chuyển.

Ở nước ta có nhiều vùng núi đá vôi, tập trung ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ (Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá và một số đào ở Cát Bà, Hạ Long).

Trang 47

Tìm hiểu tính chất của đá vôi

Chuẩn bị: 1 viên đá vôi, dung dịch hydrochloric acid (axit clohiđric), 1 ống hút hoặc pipet, 1 chiếc đĩa, 1 chiếc đinh sắt.

Tiến hành:

1. Dùng chiếc đinh sắt vạch mạnh lên bề mặt viên đá vôi. Quan sát hiện tượng.

hinh-anh-bai-13-mot-so-nguyen-lieu-7802-2

2. Lấy ống hút hoặc pipet nhỏ từng giọt hydrochloric acid lên một viên đá với. Quan sát hiện tượng.

hinh-anh-bai-13-mot-so-nguyen-lieu-7802-3

Acid, bọt khí, đá vôi

Trả lời câu hỏi:

a) Đá vôi có dễ dàng bị đình sắt làm trầy xước không?

b) Khi nhỏ acid vào đá vôi, em quan sát thấy hiện tượng gì?

1. Hãy nêu một số tính chất và ứng dụng của đá với.

2. Hãy tìm hiều và cho biết tác hại của việc khai thác đã với đối với môi trường.

Em có biết?

  • Đá vôi được nung trong lò đề biến thành vôi sống.

hinh-anh-bai-13-mot-so-nguyen-lieu-7802-4

Hình 13.3 Sơ đồ lò nung vôi

  • Đất sét, đá vôi, cát được nung thành clinker rồi chế biển để tạo thành xi măng.

hinh-anh-bai-13-mot-so-nguyen-lieu-7802-5

Hình 13.4  Sơ đồ lò quay sản xuất clinker trong quy trình sản xuất xi măng

Trang 48

III. Quặng

Quặng là loại đất đã chứa các chất có giá trị với hàm lượng lớn, được khai thác và chế biến thành các sản phẩm hữu dụng.

Quặng sắt dùng để chế tạo gang và thép (hai loại vật liệu quan trọng chứa thành phần chính là sắt, được dùng trong xây dựng, chế tạo máy, dụng cụ....).

Quặng bauxite (chứa nhôm oxit) dùng để sản xuất nhôm, một vật liệu quan trọng trong chế tạo máy bay, ô tô, kĩ thuật điện, xây dựng....

hinh-anh-bai-13-mot-so-nguyen-lieu-7802-6

Hình 13.5 Khai thác quậng nhôm

Thiên nhiên ban tặng cho Việt Nam nhiều mỏ quặng, như quặng sắt ở Thái Nguyên, quặng nhôm ở Tây Nguyên....

Nguồn quậng tự nhiên ngày một cạn đi, không thể tái tạo, do đó cần phải khai thác và sử dụng một cách hợp lí để gìn giữ tài sản quốc gia. Ngoài ra khi khai thác quặng cần gìn giữ và bảo vệ môi trường.

1. Em hãy tìm hiều về các mỏ quặng ở Việt Nam thông qua các phương tiện thông tin và cho biết các quặng này chứa các khoáng chất gì và ứng dụng của nó.

2. Tìm hiểu và trao đổi với bạn về tác động đến môi trường trong các vùng người bạn và tác động đắn môi tương tương thác quặng mà em biết có khai

Em đã học

• Nhận biết được các nguyên liệu tự nhiên và nguyên liệu nhân tạo.

• Dựa vào thành phần, tính chất của các chất chính có trong nguyên liệu để sản xuất ra các sản phẩm cần thiết

• Nguyên liệu tự nhiên là nguồn tài nguyên hữu hạn nên cần khai thác và sử dụng hợp lí.

Em có thể:

Đề xuất các hành động để bảo vệ tài nguyên rừng và biển của Việt Nam.

Trang 49

Em có biết?

1. Một số loại quặng và ứng dụng

Quặng Ứng dụng
Quặng chứa phosphorus

Sản xuất phosphorus và các loại phân bón chứa phosphorus (phân lân) tốt cho cây trồng.

hinh-anh-bai-13-mot-so-nguyen-lieu-7802-7

Quặng đồng

Sản xuất đồng, một kim loại dẫn điện tốt, được sử dụng làm dây dẫn điện.

hinh-anh-bai-13-mot-so-nguyen-lieu-7802-8

Quặng titanium (titan)

Sản xuất titanium, một kim loại nhẹ, có độ bền cao, chịu mài mòn tốt, nhiệt độ nóng chảy cao, làm vật liệu quan trọng cho ngành hàng không (động cơ phân lực), khung xe đạp thể thao.....

hinh-anh-bai-13-mot-so-nguyen-lieu-7802-9

2. Sản xuất gang, thép từ quặng sắt

Quặng sắt được nghiền nhỏ, loại bỏ bớt tạp chất rồi nung với than cốc ở lò cao thu được gang (chứa hơn 95% sắt) (Hình 13.6). Từ gang người ta lại luyện thành thép (giảm lượng carbon và có thêm các kim loại khác....) có nhiều công dụng hơn.

hinh-anh-bai-13-mot-so-nguyen-lieu-7802-10

Quặng sắt
Than cốc
Đá vôi

Khí lò cao

Không khí nóng

Cửa tháo gang

Không khí nóng

Cửa tháo xi

Hình 13.6 Sơ đồ lò cao sản xuất gang

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 13: MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU | Khoa Học Tự Nhiên 6 | CHƯƠNG III: MỘT SỐ VẬT LIỆU, NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM THÔNG DỤNG - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Khoa Học Tự Nhiên 6

  1. CHƯƠNG I - MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
  2. CHƯƠNG II: CHẤT QUANH TA
  3. CHƯƠNG III: MỘT SỐ VẬT LIỆU, NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM THÔNG DỤNG
  4. Chương IV: HỒN HỢP - TÁCH CHẤT RA KHỎI HỒN HỢP
  5. Chương V - TẾ BÀO
  6. Chương VI - TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ
  7. Chương VII: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG
  8. CHƯƠNG VIII - LỰC TRONG ĐỜI SỐNG
  9. CHƯƠNG IX - NĂNG LƯỢNG

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 6

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.