Nội Dung Chính
Trang 70
MỤC TIÊU
- Nhận biết được sự lớn lên và sinh sản của tế bào.
- Nêu được ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào.
Em bể khi mời sinh có chiều dài trung bình là 50 cm. Theo thời gian, em bé lớn dần thành người trường thành với chiều cao trung bình (của người Việt Nam) là 164,4 cm (ở nam) và 154 cm (ở nữ). Quá trình nào đã giúp con người cũng như các sinh vật khác lớn lên như vậy?
I. Sự lớn lên của tế bào:
Các tế bào con mới hình thành có kích thước bê. Nhờ quá trình trao đổi chất mà kích thước và khối lượng của chứng tăng dần lên, trở thành các tế bào trưởng thành.
Tế bào con mới hình thành
Tế bào đang lớn lên
Tế bào trưởng thành
Tế bào chất
Nhân
Hình 20.1 Sự lớn lên của tế bào
Quan sát Hình 20.1 và trả lời các câu hỏi: 1. Kích thước tế bào chất và nhân thay đổi thế nào khi tế bào lớn lên? 2. Tế bào có lớn lên mãi được không ? Tại sao? |
Trang 70
II. Sự sinh sản (phân chia) của tế bào
Mỗi tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định sẽ phân chia thành hai tế bào con. Quá trình này còn được gọi là sự sinh sản của tế bào.
1 tế bào phân chia thành 2 tế bào
Tế bào lớn lên
2 tế bào phân chia thành 4 tế bào
Tế bào lớn lên
Hình 20.2 Sơ đồ quá trình lớn lên và sinh sản của tế bào
Quan sát Hình 20.1 và 20.2 để trả lời các câu hỏi sau:
1. Khi nào thì tế bào phân chia?
2. Cơ thể chúng ta gồm hàng tỉ tê bảo được hình thành nhờ quá trình nào?
III. Ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản tế bào
Sự lớn lên của hầu hết các sinh vật đa bào (cơ thể có cấu tạo gồm nhiều tế bào) chủ yếu là do my tăng lên về kích thước và số lượng các tế bào trong cơ thể. Trong khi đó, ở các
Hình 20 Cây ngô lúc nhỏ và khi trưởng thành
Quan sát Hình 20.3 và cho biết cây ngô (là cơ thể đa bào) lớn lên nhờ quá trình nào? |
Khi cơ thể ngừng lớn, các tế bào trong cơ thể vẫn tiếp tục sinh sản.
a) Mỗi khi bạn chải răng hay súc miệng, có hàng nghìn tế bào chết và bị tổn thương được thải ra và cần được thay thế.
b) Trong dạ dày có nhiều acid có tỉnh ăn mòn nên dễ làm chết các tế bào. Các tế bào lớp bề mặt trong dạ dày cần được thay thế vài ngày một lần.
Hình 20.4 Ý nghĩa của quá trình sinh sản tế bào
Quan sát Hình 20.3 -20.4, thảo luận và trả lời câu hỏi: 1. Sự sinh sản tế bào có ý nghĩa gì? 2. Nhờ quá trình nào cơ thể có được những tế bào mới để thay thế cho những tế bào giả, các tế bào chết, tế bào bị tổn thương? |
Trang 72
Em đã học
- Các tế bào con có kích thước nhỏ, nhớ quá trình trao đổi chất mà chúng lớn dần thành những tế báo trưởng thành.
- Tế bào lớn đến một kích thước nhất định thị sinh sản (từ một tế bào mẹ thành hai tế bào con).
- Sự sinh sản tế bào làm tăng số lượng tế bào, thay thế các tế bào giả, các tế bào bị tổn thương. các tế bào chết, giúp cơ thể lớn lên (sinh trưởng) và phát triển.
Em có thể:
Vận dụng được những hiểu biết về ý nghĩa của sự sinh sản tế bào đối với sự lớn lên của cơ thể để có chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lí giúp cơ thể đạt được chiều cao tối ưu.
Em có biết?
• Có phải tất cả tế bào đều có khả năng sinh sản?
Ở cơ thể thực vật, các tế bào đã sinh sản và phân hoá thì không sinh sản được nữa, chỉ có tế bào ở mô phân sinh (đầu chóp rễ, chồi....) mới có khả năng sinh sản. Ở người, tế bào thần kinh sau khi được biệt hoá cũng không còn khả năng sinh sản. Tế bào hồng cầu sau khi được biệt hoá mất nhân thị chúng chỉ hoạt động một thời gian (có thể vài tuần) rồi bị chết và được thay thế bằng tế bào mới.
• Điều gì xảy ra nếu cơ thể không điều khiển được sự sinh sản của tế bào?
Thông thường, quá trình sinh sản của các tế bào trong cơ thể được điều khiển chính xác, tạo ra vừa đủ số lượng để bú vào số tế bào cần thay thế. Tuy nhiên, trong trường hợp sự sinh sản tế bào không thể kiểm soát dẫn đến tế bào sinh sản liên tục sẽ tạo nên các khối u. Các khối u ảnh hưởng đến chức năng bình thường của cơ thể.
- Tế bào tổn thương không sửa chữa được
- Tế bào chất
Bình thường, tế bào ngừng sinh sản khi đủ số lượng. Tế bào tổn thương không sửa chữa được sẽ bị chết.
Khi quá trình sinh sản tế bào không thể kiểm soát, tế bào tổn thương không sửa chữa được sẽ sinh sản không ngừng tạo khối u
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn