BÀI 16: HỖN HỢP CÁC CHẤT | Khoa Học Tự Nhiên 6 | Chương IV: HỒN HỢP - TÁCH CHẤT RA KHỎI HỒN HỢP - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

BÀI 16: HỖN HỢP CÁC CHẤT


Trang 56

MỤC TIÊU

  • Nêu được khái niệm hồn hó chất tinh khiết
  • Thực hiện được một số thì nghiêm để nhân ra dùng môi, dung dịch, chất tan và chất không tan.
  • Phân biệt được hỗn hợp đồng nhất và không đồng nhất, dùng dịch và huyền phủ, nhũ tương qua quan sat
  • Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hoà tan trong nước. Lấy được vì dụ về sự hoà tan của chất khí.

Nước biển có chứa những chất gì mà lại có vị mặn?

I. Chất tinh khiết và hồn hợp

Vật thể xung quanh ta có thể chứa một chất duy nhất hoặc nhiều chất khác nhau. Nước cất dùng pha thuốc tiêm chỉ có một chất duy nhất là nước, một chiếc thìa bạc cũng chỉ được tạo thành từ một chất là bạc, bình khí oxygen cũng chỉ chứa một chất là oxygen Nước cất, bạc, oxygen nói trên là những vị dụ về chất tỉnh khiết.

Chất tinh khiết chỉ có một chất duy nhất và có những tính chất xác định. Vì dụ nước tình khiết sối ở 100 °C, nóng chảy ở 0 °C, oxygen hoà lòng ở -183 °C, hoà rán ở -218 °C

Khác với nước cất, trong cốc nước đường ngoài nước còn có đường. Trong cốc nước cam còn có nhiều thành phần hơn nữa, ngoài nước, đường còn có thêm các acid hữu cơ, tinh dầu... Trong nước biển cũng có nhiều chất khác nhau như nước, muối an... Nước đường, nước cam và nước biên là các vị dụ về hỗn hợp.

Hỗn hợp chứa từ hai chất trở lên. Tinh chất của hồn hợp thay đổi tuỳ thuộc vào thành phần các chất có trong hỗn hợp.

hinh-anh-bai-16-hon-hop-cac-chat-7809-0

Hình 16.1 a) Nước cất tiêm b) Nước cam c) Nước đường

1. Khi pha thêm nước vào cốc nước cam, em thấy máu và vị nước cam thay đổi thể nào? Từ đó, hãy cho biết tính chất của hỗn hợp có phụ thuộc thành phần không

2. Hãy kể một số chất tinh khiết và hỗn hợp xung quanh em.

II. Dung dịch

Tiến hành hoà tan đường vào nước (Hình 16.2)

hinh-anh-bai-16-hon-hop-cac-chat-7809-1

Đường -> Cho đường vào nước và khuấy đều -> Nước đường

Hình 16.2 Sự tạo thành dung dịch đường

Trang 57

Trong thí nghiệm này, đường bị tách ra thành những hạt vô cùng nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy được, chúng phân bố đồng đều trong nước, tạo thành hỗn hợp đồng nhất chứa nước và đường. Trong quá trình này, đường là chất tan, nước là dung môi còn nước đường là dung dịch. Dung dịch là một hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.

1. Khi hoà tan đường vào nước, đường có bị biến đổi thành chất khác không?

2. Nước muối, giảm ăn, nước giải khát có gas là các dung dịch. Em hãy chỉ ra dung môi và chất tan trong các trường hợp đó.

3. Quan sát Hình 16.1 và hây chỉ ra loại nước nào là hỗn hợp đồng nhất? không đồng nhất?

Thực hiện ở nhà (trước bài học)

Tính chất của chất tan trong dung dịch có khác với ban đầu không?

Chuẩn bị: 1 cốc, 1 thìa, muối ăn, nước Tiến hành:

Pha 3-5 thìa nhỏ muối ăn vào cốc đựng 20 mL nước ấm, khuấy đều. Nếm thử vị dung dịch thu được. Nhỏ vài giọt dung dịch lên thìa inox, hơ trên lửa đến khi nước bay hơi hết. Đề nguôi, quan sát màu sắc và nếm thử vị của chất rắn thu được trên thia.

Em hãy: nhận xét về mâu sắc, vị của chất rắn thu được và so sánh với muối ăn ban đầu.

III. Huyền phủ và nhủ tương

Huyền phù gồm các hạt chất rắn lơ lửng trong chất lòng, ví dụ nước phù sa, nước bột màu... Nhũ tương gồm các giọt chất lỏng lơ lửng trong một chất lông khác, ví dụ sửa, hỗn hợp dầu ăn và nước (khi được khuấy trộn)... Huyền phù và nhũ tương là những hỗn hợp không đồng nhất. Chúng thường không trong suốt.

1. Khi hoà muối ăn vào nước, nếu muối không tan hết, bị lắng xuống đây thì có tạo thành huyển phủ không?

2. Kể tên một số nhũ tương và huyền phù xung quanh em.

Phân biệt huyền phù với dung dịch

Chuẩn bị: 2 cốc nước, đường, bột sắn dây.

Tiến hành: Cho 1 thìa đường vào cốc thứ nhất, cho 1 thìa bột sắn dây vào cốc thứ hai. Khuấy đều hai cốc. Để yên 2-3 phút.

Quan sát và trả lời câu hỏi

1. Nước đường và nước bột sắn dây có cùng trong suốt không? Cốc nào là dung dịch, cốc nào là huyền phú?

2. Sau 30 phút, ở mỗi cốc có sự thay đổi nào không?

hinh-anh-bai-16-hon-hop-cac-chat-7809-2

Hình 16.3

a) Nước đường

b) Nước bột sắn dây

Trang 58

IV. Sự hoá tan các chất

1. Khả năng tan của các chất

Các chất rắn, chất lỏng và chất khi đều có thể hoà tan trong nước để tạo thành dung địch. Khi hoà tan các chất khác nhau vào cùng một dùng mới chất tan ít và có chất không tan. thi cô chất tan nhiều, có

Đường tan nhiều trong nước, muối ăn, bột nở tan khá nhiều, còn thạch cao, đã với hầu như không tan trong nước

Rượu, giảm ăn là các dung dịch mà chất tan là các chất lỏng

Khi mở chai nước ngọt, ta thấy các bọt khí sửi lên. Đó là khi carbon dioxide đã hoà tan khi nên vào nước ngọt, giờ mới thoát ra.

Nêu vài ví dụ trong thực tô cho thấy chất rắn, chất lỏng, chất khi tan trong nước

hinh-anh-bai-16-hon-hop-cac-chat-7809-3

Hình 16.4 Sự sống trong nước biến đo có oxygen hoà tan

Sự hoà tan của một số chất rắn

Chuẩn bị: 3 ông nghiệm, thìa, muối ăn, đường, bột đã với, nước

Tiến hành:

  • Rột cùng một thể tích nước (khoảng 5 mL) vào 3 ông nghiêm,
  • Thêm vào mỗi ống nghiệm 1 thìa chất rắn lần lượt là muối ăn, đường và bột đã với (mỗi thía khoảng 1 gam) và lắc đều ống nghiệm khoảng 1-2 phút. Quan sát.

hinh-anh-bai-16-hon-hop-cac-chat-7809-4

Hình 16.5 Thí nghiệm về sự hoà tan một số chất rắn

a) Đường

b) Muối ăn

c) Bột đá vôi

Quan sát và trả lời câu hỏi

1. Trong số các chất đã dùng, chất nào đã tan, chất nào không tan trong nước?

2. Không làm thí nghiệm, hây dự đoán bột mì, bột gạo có tan trong nước không.

Trang 59

2. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự hoà tan

Cho từng thìa đường vào một cốc nước nóng và một cốc nước lạnh, khuấy đều đến khi đường không tan được nữa. Ta thấy trong cốc nước nóng, đường tan nhanh và nhiều hơn so với trong cốc nước lạnh.

Thông thường, các chất rắn sẽ tan tốt hơn trong nước nóng, với các chất khí thì ngược lại.

Ngoài ra, quá trình hoà tan một chất rắn sẽ xảy ra nhanh hơn nếu chất đó được khuấy, trộn hoặc nghiền thành hạt nhỏ mịn.

Em có biết?

20 °C, 100 mL nước hoà tan được 204 g đường.

100 °C, 100 mL nước hoà tan được 487 g đường.

Để hoà tan được nhiều muối ăn hơn, ta phải pha muối vào nước nóng hay lạnh? Vì sao?

Em đã học

• Chất tinh khiết chỉ có một chất, hỗn hợp có từ hai chất trở lên.

• Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất.

• Huyền phù là hỗn hợp rắn lòng không đồng nhất.

• Nhũ tương là hỗn hợp lòng-lòng không đồng nhất.

• Các chất có khả năng tan trong nước khác nhau.

• Khi tăng nhiệt độ, chất rần tan nhiều và nhanh hơn trong nước, ngược lại chất khi tan it hơn.

Em có thể

Hiểu được tại sao trên vỏ hộp đựng một số sản phẩm như sữa có ghi dòng hướng dẫn: "Lắc đều trước khi sử dụng".

Em có biết?

Các chất như đá vôi được coi là không tan trong nước do chúng tan rất ít. Trong 1 m³ nước chỉ hoà tan được khoảng 15 g đá vôi. Dù vậy, qua hàng triệu năm, núi đã bị nước mưa, nước sông, nước biển ăn mòn tạo ra nhiều hình thù khác nhau.hinh-anh-bai-16-hon-hop-cac-chat-7809-5

Hình 16.6 Qua hàng triệu năm, những đảo đá với cũng bị nước biển ân mòn - Hòn Trống Mài (Hạ Long)

Tin tức mới


Đánh giá

BÀI 16: HỖN HỢP CÁC CHẤT | Khoa Học Tự Nhiên 6 | Chương IV: HỒN HỢP - TÁCH CHẤT RA KHỎI HỒN HỢP - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Khoa Học Tự Nhiên 6

  1. Chương 1 - Mở đầu về khoa học tự nhiên
  2. Chương II: Chất quanh ta
  3. Chương III: Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực - thực phẩm thông dụng
  4. Chương IV: HỒN HỢP - TÁCH CHẤT RA KHỎI HỒN HỢP
  5. Chương V - TẾ BÀO
  6. Chương VI - TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ
  7. Chương VII: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG
  8. CHƯƠNG VIII - LỰC TRONG ĐỜI SỐNG
  9. CHƯƠNG IX - NĂNG LƯỢNG

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 6

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.