Bài 5: ĐO CHIỀU DÀI | Khoa Học Tự Nhiên 6 | CHƯƠNG 1 - MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 5: ĐO CHIỀU DÀI


MỤC TIÊU

  • Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng.
  • Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài.
  • Dùng thước đề chỉ ra một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đô
  • Đo được chiều dài bằng thước.
  • Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo, ước lượng được chiều dài trong một số trường hợp đơn giản.

hinh-anh-bai-5-do-chieu-dai-7589-0

Quan sát hình bên, em thấy đoạn thẳng AB hay CD dài hơn? Muốn biết chính xác, ta phải làm gì?

I. Đơn vị độ dài

Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị độ dài là mét, kí hiệu là m

Một số đơn vị đo độ dài khác thường gặp:

1 milimét (mm) = 0.001 m (1 m = 1000 mm)

1 xentimét (cm) = 0.01 m (1 m = 100 cm)

1 đêximét (dm) = 0,1 m (1 m = 10 dm)

1 kilômét (km) 1000 m (1 m = 0.001 km)

Trong thực tế, để đo các độ đái sau đây, người ta thường sử dụng đơn vị nào?

a) Độ cao cứa số trong phòng học.

b) Độ sâu của một hồ bơi.

c) Chu vi của quâ cam.

d) Độ dày của cuốn sách

e) Khoảng cách giữa Hà Nội và Huế.

II Dụng cụ đo chiều dài

Tuỳ theo mục đích đo lường, người ta có thể sử dụng các loại thước đo khác nhau như thước thẳng, thước dây, thước cuộn....

hinh-anh-bai-5-do-chieu-dai-7589-1

a) Thước thẳng

b) Thước dây

c) Thước cuộn

d) Thước kẹp (thước cặp)

Hình 5.1 Một số loại thước thông dụng

Trước khi đo, ta cần lưu ý đến giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước, đề chọn thước đo phù hợp với kích thước và hình dạng của vật cần đo.

GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Lưu ý

Ngoài việc chọn dụng cụ đo phù hợp với kích thước và hình dáng của vật cần đó, chúng ta cần lưu ý

- Nên chọn dụng cụ đo có GHĐ lớn hơn giá trị cần đo một chút để chỉ đo một lần.

- Muốn đo tới đơn vị đo nào, nên chọn dụng cụ đo có ĐCNN bảng đơn vị đo đó.

1. Xác định GHĐ và ĐCNN của các thước đo trong Hình 5.2.

2. Dùng loại thước đo thích hợp nào trong Hình 5.1 để đo các độ dài sau đây?

a) Bước chân của em.

b) Chu vi ngoài của miệng cốc.

c) Độ cao cửa ra vào của lớp học.

d) Đường kính trong của miệng cốc.

e) Đường kính ngoài của ống nhựa.

hinh-anh-bai-5-do-chieu-dai-7589-2

Hình 5.2

III. Cách đo chiều dài

Để thu được kết quả đo chính xác, ta cần thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Ước lượng chiều dài cần đo đề chọn thước đo thích hợp.

Bước 2: Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật

Bước 3: Mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.

Bước 4: Đọc kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

Bước 5: Ghi kết quả đo theo ĐCNN của thước.

1. Tại sao cần ước lượng chiều dài trước khi đo?

2. Một học sinh tiến hành đo chiều dài của một chiếc là như trong Hình 5.3. Em hãy phân tích và nêu nhận xét về cách đặt thước và đặt mắt của bạn. Hãy chỉ ra các lỗi (nếu có) trong phép đo này.

hinh-anh-bai-5-do-chieu-dai-7589-3

Hình 5.3

Đo chiều dài và độ dày của quyền sách Khoa học tự nhiên 6

Mẫu báo cáo thực hành

1. Ước lương chiều đôi, độ dây của sách

2. Chọn dụng cụ đo

  • Tên dụng cụ đo____________
  • GHĐ:__________
  • ĐCNN:_________

3. Thực hiện đo và ghi kết quả đo theo mẫu Bàng 5.1.

Bảng 5.1. Bàng ghi kết quả thí nghiệm

Kết quả đo Lần do 1 Lần do 2 Lần do 3 Giá trị trung bình
Chiều dài I1 I2 I3 ITB
Độ dày d1 d2 d3 ITB

IV. Vận dụng cách đo chiều dài vào đo thể tích

Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m³) và lít (L):

Hãy dựa vào Hình 5.4 để mô tả cách đo thể tích.

hinh-anh-bai-5-do-chieu-dai-7589-4

Hình 5.4

a) Vật rắn không thấm nước, bố lợt bình chia độ

b) Vật rắn không thấm nước, không bỏ lợt bình chia độ

Em đã học. 

• Đơn vị cơ bản đo độ dài trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là mét, kí hiệu là m.

• Để đo chiều dài có thể sử dụng thước thẳng, thước cuộn, thước dây....

• GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

• ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước

• Khi đo cần thực hiện đúng các quy tắc đo (5 bước).

Em có thế:

Đo được chiều dài, thể tích của một số vật thường gặp trong cuộc sống.

Em có biết?

Từ năm 1960, các nhà khoa học chính thức sử dụng hệ thống đơn vị đo lường quốc tế, gọi tắt là hệ Sĩ (viết tắt từ tiếng Pháp Système International d'unités).

Ngoài đơn vị đo độ dài là mét, một số quốc gia còn dùng các đơn vị đo độ dài khác:

1 in (inch) = 2,54 cm

1 dặm (mile) = 1609 (hinh-anh-bai-5-do-chieu-dai-7589-5

1,6km)

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 5: ĐO CHIỀU DÀI | Khoa Học Tự Nhiên 6 | CHƯƠNG 1 - MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Khoa Học Tự Nhiên 6

  1. CHƯƠNG 1 - MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
  2. CHƯƠNG II: CHẤT QUANH TA
  3. Chương III: Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực - thực phẩm thông dụng
  4. Chương IV: HỒN HỢP - TÁCH CHẤT RA KHỎI HỒN HỢP
  5. Chương V - TẾ BÀO
  6. Chương VI - TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ
  7. Chương VII: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG
  8. CHƯƠNG VIII - LỰC TRONG ĐỜI SỐNG
  9. CHƯƠNG IX - NĂNG LƯỢNG

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 6

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.