Nội Dung Chính
(Trang 41)
Học xong bài học này, em có thể:
• Nêu được khái niệm về tốc độ phản ứng (chỉ mức độ nhanh hay chậm của phản ứng hoá học).
• Trình bày được một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và nêu được một số ứng dụng thực tế.
• Tiến hành được thí nghiệm và quan sát thực tiễn:
– So sánh được tốc độ một số phản ứng hoá học;
– Nêu được các yếu tố làm thay đổi tốc độ phản ứng;
– Nêu được khái niệm về chất xúc tác.
Thí nghiệm 1
Cho một thìa thuỷ tinh bột đá vôi và một mẫu đá vôi nhỏ có khối lượng bằng nhau lần lượt vào hai ống nghiệm 1 và 2, sau đó cho đồng thời vào mỗi ống nghiệm khoảng 5 mL dung dịch HCl cùng nồng độ. Quan sát hiện tượng xảy ra ở hai ống nghiệm và trả lời các câu hỏi sau:
a) So sánh tốc độ tan của đá vôi trong dung dịch acid ở hai ống nghiệm.
b) Dựa vào đâu để kết luận phản ứng nào xảy ra nhanh hơn?
I. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC LÀ GÌ ?
a) Sự cháy của cồn | b) Sự gỉ sắt | 1. Quan sát hình 7.1 và cho biết phản ứng nào xảy ra nhanh hơn, phản ứng nào xảy ra chậm hơn.
|
Hình 7.1. Phản ứng cháy của cồn và sự gỉ sắt Phản ứng hoá học xảy ra với những tốc độ rất khác nhau, có phản ứng xảy ra rất nhanh nhưng cũng có phản ứng xảy ra rất chậm. Ví dụ: Phản ứng đốt cháy cồn xảy ra nhanh hơn rất nhiều so với sự gỉ sắt. Tốc độ phản ứng là đại lượng chỉ mức độ nhanh hay chậm của một phản ứng hoá học. |
(Trang 42)
1.Trường hợp nào có phản ứng xảy ra với tốc độ nhanh hơn trong hai trường hợp sau: a) Để que đóm còn tàn đỏ ở ngoài không khí. b) Đưa que đóm còn tàn đỏ vào bình chứa khí oxygen.
| 1. Trong hai phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ nhanh hơn, phản ứng nào có tốc độ chậm hơn? a) Đốt cháy dây sắt trong oxygen. b) Sự gỉ sắt trong không khí. 2. Kể thêm hai phản ứng, một phản ứng có tốc độ nhanh và một phản ứng có tốc độ chậm trong thực tế. I. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ CỦA PHẢN ỨNG HOÁ HỌCTốc độ của phản ứng hoá học phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của một phản ứng có thể là diện tích bề mặt tiếp xúc, nhiệt độ, nồng độ, sự có mặt chất xúc tác, chất ức chế. 1. Ảnh hưởng của diện tích bề mặt tiếp xúcTừ thí nghiệm 1 trong phần Mở đầu, ta có thể viết được phương trình hoá học của phản ứng xảy ra như sau: Trong cùng một khoảng thời gian, có thể quan sát được: Ở ống nghiệm 1 đá vôi tan nhanh hơn, bọt khí thoát ra mạnh hơn, phản ứng kết thúc sớm hơn. |
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn