Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người | Khoa Học Tự nhiên 8 | Chủ đề 7: Cơ thể người_Phần 3: Vật sống - Lớp 8 - Cánh Diều

Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người


(Trang 143)

Học xong bài học này, em có thể:

• Nêu được chức năng của máu, các thành phần của máu và chức năng của mỗi thành phần.

• Nêu được khái niệm miễn dịch, kháng nguyên, kháng thể. Trình bày được cơ chế miễn dịch trong cơ thể người. Giải thích được cơ chế phòng bệnh và cơ sở của tiêm vaccine phòng bệnh.

• Nêu được khái niệm nhóm máu. Phân tích được vai trò của việc hiểu biết về nhóm máu trong thực tiễn.

• Nêu được chức năng của hệ tuần hoàn. Kể được tên và chức năng của các cơ quan trong hệ tuần hoàn và sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của hệ tuần hoàn.

• Nêu được một số bệnh về máu, tim mạch và cách phòng chống các bệnh đó.

• Vận dụng hiểu biết về máu và tuần hoàn để bảo vệ bản thân và gia đình.

• Thực hiện được dự án, bài tập: điều tra phong trào hiến máu nhân đạo, tỉ lệ người bị bệnh huyết áp cao ở địa phương.

hinh-anh-bai-30-mau-va-he-tuan-hoan-o-nguoi-10860-0
Em hãy ngồi yên lặng, đặt ngón tay trỏ và ngón tay giữa lên cổ hoặc cổ tay (hình 30.1). Em cảm nhận được hiện tượng gì? Giải thích vì sao có hiện tượng đó.

hinh-anh-bai-30-mau-va-he-tuan-hoan-o-nguoi-10860-1

Hình 30.1. Vị trí bắt mạch

I. MÁU

1. Thành phần của máu

 

hinh-anh-bai-30-mau-va-he-tuan-hoan-o-nguoi-10860-2

Hình 30.2. Cấu tạo và chức năng các thành phần của máu

Huyết tương gồm nước và các chất dinh dưỡng, chất hoà tan khác. Huyết tương có vai trò vận chuyển các chất.
Tiểu cầu (< 1%): không nhân, tham gia vào quá trình đông máu.
Bạch cầu (< 1%): có nhân, không màu, tham gia bảo vệ cơ thể.
Hồng cầu (khoảng 43%): hình đĩa, lõm hai mặt, không nhân, màu đỏ, tham gia vận chuyển chất khí (hinh-anh-bai-30-mau-va-he-tuan-hoan-o-nguoi-10860-3).

(Trang 144)

hinh-anh-bai-30-mau-va-he-tuan-hoan-o-nguoi-10860-41. Người bị sốt xuất huyết có thể bị giảm tiểu cầu nghiêm trọng. Điều gì xảy ra nếu cơ thể thiếu tiểu cầu?

hinh-anh-bai-30-mau-va-he-tuan-hoan-o-nguoi-10860-5

2. Quan sát hình 30.3 và giải thích tại sao nói viêm là phản ứng miễn dịch.

 

 

 

 

hinh-anh-bai-30-mau-va-he-tuan-hoan-o-nguoi-10860-6Theo em, "mụn trứng cá" trên da có phải là phản ứng miễn dịch không? Vì sao?

hinh-anh-bai-30-mau-va-he-tuan-hoan-o-nguoi-10860-71. Quan sát hình 30.2, nêu một số đặc điểm cấu tạo và chức năng của các thành phần máu theo gợi ý ở bảng 30.1.

Bảng 30.1

Thành phần của máu  Đặc điểm cấu tạo Chức năng
? ? ?

2. Miễn dịch

Miễn dịch là khả năng cơ thể nhận diện và ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh (virus, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng), đồng thời chống lại mầm bệnh khi nó đã xâm nhập vào cơ thể.

Cơ thể có hàng rào bảo vệ tự nhiên gồm: da, niêm mạc (đường tiêu hoá, đường hô hấp), dịch tiết (nước mắt, nước bọt, dịch vị,...) ngăn không cho mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.

Nếu mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể thì cơ thể tiêu diệt mầm bệnh bằng một số cách như thực bào, tạo ổ viêm (hình 30.3), sinh kháng thể.

hinh-anh-bai-30-mau-va-he-tuan-hoan-o-nguoi-10860-8

Mầm bệnh Viêm Bạch cầu đến thực bào mầm bệnh

Hình 30.3. Phản ứng viêm

Các mầm bệnh thường chứa kháng nguyên. Kháng nguyên là các chất lạ, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ được các bạch cầu nhận diện và sinh ra các kháng thể tương ứng. Kháng thể là chất do bạch cầu tiết ra, có khả năng liên kết đặc hiệu với kháng nguyên (giống như chìa khoá phù hợp với ổ khoá) (hình 30.4).

hinh-anh-bai-30-mau-va-he-tuan-hoan-o-nguoi-10860-9

Kháng nguyên.

Kháng thể

Hình 30.4. Liên kết đặc hiệu giữa kháng nguyên và kháng thể

(Trang 145)

Tiêm vaccine giúp phòng bệnh vì vaccine chứa kháng nguyên. Khi đưa vaccine vào cơ thể sẽ kích thích bạch cầu sản sinh kháng thể chống lại mầm bệnh và “ghi nhớ” lại kháng nguyên đó. Nếu lần sau bị mầm bệnh (chứa kháng nguyên tương tự) xâm nhập thì cơ thể có khả năng sản sinh nhanh kháng thể để chống lại mầm bệnh vì bạch cầu đã “ghi nhớ” loại kháng nguyên đó.

3. Nhóm máu và truyền máu

Nhóm máu là sự phân loại máu dựa trên khác biệt về kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết tương của mỗi người. Hiện nay, khoa học phát hiện ở người có khoảng trên 30 hệ nhóm máu. Trong đó, hệ nhóm máu ABO thường được quan tâm khi truyền máu.

Hệ nhóm máu ABO gồm 4 nhóm máu: A, B, AB và O (hình 30.5).

hinh-anh-bai-30-mau-va-he-tuan-hoan-o-nguoi-10860-10
3. Quan sát hình 30.5 và cho biết tên các loại kháng nguyên, kháng thể ở mỗi nhóm máu A, B, AB và O.

hinh-anh-bai-30-mau-va-he-tuan-hoan-o-nguoi-10860-11

Nhóm máu A Nhóm máu B Nhóm máu AB Nhóm máu O
Kháng nguyên A Kháng nguyên B Kháng nguyên A Không có kháng nguyên
Kháng thể anti-B Kháng thể anti-A Kháng nguyên B Kháng thể anti-A
Không có kháng thể anti-A và anti-B Kháng thể anti-B

Hình 30.5. Các nhóm máu trong hệ nhóm máu ABO

Khi truyền nhóm máu không phù hợp có thể sẽ xảy ra hiện tượng phá huỷ hồng cầu (hình 30.6), gây nguy hiểm đến tính mạng người nhận máu. Do đó, khi truyền máu thì lựa chọn tối ưu nhất là truyền cùng nhóm máu.

hinh-anh-bai-30-mau-va-he-tuan-hoan-o-nguoi-10860-12

Kháng nguyên B Kháng thể anti-B Hiện tượng ngưng kết hồng cầu Hồng cầu bị phá huỷ
Người cho có nhóm máu B Người nhận có nhóm máu A

Hình 30.6. Hiện tượng kết hợp giữa kháng nguyên
và kháng thể khi truyền nhóm máu không phù hợp dẫn đến phá huỷ hồng cầu

(Trang 146)

hinh-anh-bai-30-mau-va-he-tuan-hoan-o-nguoi-10860-132. Nêu ý nghĩa thông tin về nhóm máu trong sổ khám sức khoẻ.

hinh-anh-bai-30-mau-va-he-tuan-hoan-o-nguoi-10860-141. Tìm hiểu phong trào hiến máu nhân đạo ở địa phương em theo mẫu phiếu điều tra sau.

Phiếu điều tra tỉ lệ người tham gia hiến máu nhân đạo tại địa phương

STT Tên chủ hộ Số người trong gia đình Số người đã tham gia hiến máu Số lần tham gia hiến máu
? ? ? ? ?

 

 

 

 

hinh-anh-bai-30-mau-va-he-tuan-hoan-o-nguoi-10860-15

4. Quan sát hình 30.8

a) Nêu tên và chức năng các cơ quan của hệ tuần hoàn.

b) Mô tả đường đi của máu trong hai vòng tuần hoàn: vòng tuần hoàn nhỏ (vòng tuần hoàn phổi) và vòng tuần hoàn lớn (vòng tuần hoàn cơ thể).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong một số trường hợp, có thể truyền khác nhóm máu với lượng nhỏ (khoảng 250 ml) nhưng cần đảm bảo hồng cầu của máu truyền không bị phá huỷ trong người nhận. Ví dụ: người nhóm máu O có thể truyền máu cho người nhóm máu O, A, B, AB như sơ đồ truyền máu hình 30.7

Người cho máu            Người nhận máu

hinh-anh-bai-30-mau-va-he-tuan-hoan-o-nguoi-10860-16

Hình 30.7. Sơ đồ truyền máu

 

 II. HỆ TUẦN HOÀN

hinh-anh-bai-30-mau-va-he-tuan-hoan-o-nguoi-10860-17

Hình 30.8. Hệ tuần hoàn ở người

(màu đỏ thể hiện máu giàu hinh-anh-bai-30-mau-va-he-tuan-hoan-o-nguoi-10860-18, màu xanh thể hiện máu nghèo hinh-anh-bai-30-mau-va-he-tuan-hoan-o-nguoi-10860-19)

Mao mạch phần trên cơ thể  Động mạch chủ nhánh trên
Tĩnh mạch phổi Mao mạch phổi
Tĩnh mạch chủ trên Động mạch phổi
Tâm nhĩ phải Động mạch chủ nhánh dưới
Tâm thất phải Tâm nhĩ trái
Tĩnh mạch chủ dưới Tâm thất trái
Mao mạch phần dưới cơ thể

(Trang 147)

Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ mạch máu, hoạt động phối hợp nhịp nhàng giúp vận chuyển máu đi khắp cơ thể. Tim co dãn đều đặn, liên tục, giúp đẩy máu ra động mạch và hút máu từ tĩnh mạch về tim (hình 30.8). Hệ mạch máu gồm: động mạch, mao mạch và tĩnh mạch. Mao mạch là mạng lưới nối giữa động mạch và tĩnh mạch, có thành rất mỏng (chỉ gồm một lớp tế bào). Mao mạch là nơi thực hiện trao đổi chất (dinh dưỡng, chất thải,...), khí (hinh-anh-bai-30-mau-va-he-tuan-hoan-o-nguoi-10860-20

,hinh-anh-bai-30-mau-va-he-tuan-hoan-o-nguoi-10860-21) giữa máu và tế bào của cơ thể. Vận tốc máu chảy cao nhất ở động mạch và thấp nhất ở mao mạch.

II. PHÒNG BỆNH VỀ MÁU VÀ HỆ TUẦN HOÀN

Những người có khẩu phần ăn thiếu sắt, folic acid, vitamin B, sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu hồng cầu. Muỗi vằn có thể truyền virus gây bệnh sốt xuất huyết. Muỗi Anopheles truyền kí sinh trùng gây bệnh sốt rét.

Những người có chế độ ăn nhiều muối, đường, chất béo, lối sống ít vận động; sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia; người béo phì; người già thường có nguy cơ cao bị bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch.

Vì vậy, để phòng bệnh về máu và hệ tuần hoàn, mỗi người cần thực hiện chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh; hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều muối, đường hoặc dầu mỡ; hạn chế sử dụng chất kích thích; vận động thể lực phù hợp. Ngoài ra cần đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, tiêu diệt các tác nhân truyền bệnh qua đường máu như muỗi vằn, muỗi Anopheles.

hinh-anh-bai-30-mau-va-he-tuan-hoan-o-nguoi-10860-225. Nêu tên, nguyên nhân của một số bệnh về máu và hệ tuần hoàn.

 

hinh-anh-bai-30-mau-va-he-tuan-hoan-o-nguoi-10860-233. Những người thân trong gia đình em đã thực hiện được và chưa thực hiện được những biện pháp nào để phòng tránh các bệnh liên quan đến máu và hệ tuần hoàn.

 

hinh-anh-bai-30-mau-va-he-tuan-hoan-o-nguoi-10860-242. Thực hiện dự án điều tra tỉ lệ người bị bệnh huyết áp cao ở địa phương em theo các bước điều tra ở bài 28, trang 135.

 

 

 

 

 

hinh-anh-bai-30-mau-va-he-tuan-hoan-o-nguoi-10860-25

• Máu gồm huyết tương và tế bào máu (gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu). Máu có chức năng bảo vệ cơ thể, vận chuyển các chất cần thiết cho tế bào và mang các chất thải từ tế bào tới cơ quan bài tiết.

• Miễn dịch là khả năng cơ thể nhận diện và ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh, đồng thời chống lại mầm bệnh khi nó đã xâm nhập vào cơ thể. Kháng nguyên là các chất lạ, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ được các bạch cầu nhận diện và sinh ra các kháng thể tương ứng chống lại mầm bệnh.

 Dựa vào sự khác biệt về kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết tương của mỗi người, người ta phân loại máu thành các nhóm máu. Khi truyền máu cần thực hiện đúng nguyên tắc truyền máu.

• Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ mạch máu giúp vận chuyển máu đi khắp cơ thể. Tim đẩy ra động mạch và hút máu từ tĩnh mạch. Mao mạch là nơi thực hiện trao đổi chất và khí giữa máu và tế bào của cơ thể.

• Để bảo vệ hệ tuần hoàn cần thực hiện chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh và hạn chế tác nhân truyền bệnh.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người | Khoa Học Tự nhiên 8 | Chủ đề 7: Cơ thể người_Phần 3: Vật sống - Lớp 8 - Cánh Diều

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Khoa Học Tự nhiên 8

  1. Chủ đề 1: Phản ứng hoá học_Phần 1 : Chất và sự biến đổi của chất
  2. Chủ đề 2: Acid - Base - pH - Oxide - Muối_Phần 1 : Chất và sự biến đổi của chất
  3. Chủ đề 3: Khối lượng riêng và áp suất_Phần 2: Năng lượng và sự biến đổi
  4. Chủ đề 4: Tác dụng làm quay của lực_Phần 2: Năng lượng và sự biến đổi
  5. Chủ đề 5: Điện_Phần 2: Năng lượng và sự biến đổi
  6. Chủ đề 6: Nhiệt_Phần 2: Năng lượng và sự biến đổi
  7. Chủ đề 7: Cơ thể người_Phần 3: Vật sống

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 8

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Cánh Diều

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.