Bài 35: Hệ nội tiết ở người | Khoa Học Tự nhiên 8 | Chủ đề 7: Cơ thể người_Phần 3: Vật sống - Lớp 8 - Cánh Diều

Bài 35: Hệ nội tiết ở người


(Trang 166)

Học xong bài học này, em có thể:

• Nêu được tên và chức năng của các tuyến nội tiết.

• Nêu được một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết và cách phòng chống các bệnh đó.

• Vận dụng được hiểu biết về các tuyến nội tiết để bảo vệ sức khoẻ bản thân và người thân trong gia đình.

• Tìm hiểu được các bệnh nội tiết ở địa phương.

hinh-anh-bai-35-he-noi-tiet-o-nguoi-10947-0
Quan sát hình 35.1 và cho biết người có triệu chứng được thể hiện trong hình đang mắc bệnh gì. Nguyên nhân của bệnh này là gì?

hinh-anh-bai-35-he-noi-tiet-o-nguoi-10947-1

Hình 35.1. Một bệnh liên quan đến nội tiết

I. CÁC TUYẾN NỘI TIẾT

hinh-anh-bai-35-he-noi-tiet-o-nguoi-10947-2

Hình 35.2. Mô hình vị trí các tuyến nội tiết và chức năng
(tên các hormone được thể hiện trong ngoặc đơn)

Tuyến tùng: Điều hoà chu kì thức ngủ (melatonin).

 

 

 

Vùng dưới đồi:
– Điều hoà hoạt động tuyến yên (CRH, TRH, GnRH)

– Điều hoà áp suất thẩm thấu (ADH).

– Kích thích quá trình đẻ (oxytocin).

Tuyến giáp:

– Điều hoà sinh trưởng, phát triển (T3, T4).

– Tăng cường trao đổi chất, sinh nhiệt (T3, T4).

– Điều hoà calcium máu (calcitonin).

Tuyến yên:

– Kích thích sinh trưởng (GH).

– Điều hoà hình thành và tiết sữa (prolactin).

Điều hoà hoạt động tuyến giáp (TSH), tuyến trên thận (ACTH), tuyến sinh dục (FSH, LH).

Tuyến cận giáp: Điều hoà lượng calcium máu (PTH).

Tuyến tuy: Điều hoà lượng đường máu (insulin và glucagon).

 

Tuyến ức: Kích thích sự phát triển của các tế bào lympho T (Thymosin)

Tuyến sinh dục nam: tinh hoàn (testosterone).

Tuyến sinh dục nữ: buồng trứng (estrogen, progesterone).

– Hình thành đặc điểm sinh dục thứ cấp.

– Kích thích sinh trưởng, phát triển.

– Điều hoà chu kì sinh dục.

Tuyến trên thận:

– Điều hoà huyết áp, thể tích máu (aldosterone).

– Điều hoà trao đổi chất, năng lượng (cortisol).

– Chống stress (adrenalin, noradrenalin, cortisol).

 

hinh-anh-bai-35-he-noi-tiet-o-nguoi-10947-31. Quan sát hình 35.2 và nêu vị trí, chức năng của các tuyến nội tiết trong cơ thể. Từ đó cho biết hệ nội tiết là gì. Tuyến nội tiết tiết hormone trực tiếp vào máu thực hiện điều hoà các quá trình sinh lí của cơ thể. Mỗi loại hormone chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số tế bào của cơ quan xác định (gọi là cơ quan đích) do các cơ quan đích chứa tế bào có thụ thể tương ứng với hormone.

(Trang 167)

Em có biết

Tuyến tuy là một tuyến pha gồm cả tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. Phần ngoại tiết của tuyến tuỵ tiết enzyme và dịch tiêu hoá đổ vào ống tuỵ, ống tuỵ dẫn dịch tiết đổ vào đoạn đầu của ruột non. Phần nội tiết của tuyến tuỵ tiết hormone insulin và glucagon, là hai hormone có vai trò quan trọng trong điều hoà lượng đường trong máu.

hinh-anh-bai-35-he-noi-tiet-o-nguoi-10947-4

Mô hình tuyến tuỵ

Ống mật                          Mạch máu

Phần nội tiết                    Ống tuỵ

Phần ngoại tiết                Ruột non

II. MỘT SỐ BỆNH VỀ TUYẾN NỘI TIẾT

Một số bệnh nội tiết gồm: đái tháo đường (bất thường tuyến tuỵ), bướu cổ (bất thường tuyến giáp), lùn hoặc khổng lồ (bất thường tuyến yên), hội chứng Cushing (bất thường tuyến trên thận), vô sinh (bất thường tuyến sinh dục),...

Để phòng bệnh về hệ nội tiết, mỗi người cần thực hiện chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh như khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, sử dụng đủ lượng muối iodine, hạn chế chất béo, đường; luyện tập thể thao thường xuyên, đảm bảo giấc ngủ, không sử dụng chất kích thích, không tự ý dùng thuốc, thường xuyên kiểm tra sức khoẻ.

hinh-anh-bai-35-he-noi-tiet-o-nguoi-10947-5

Thực hiện dự án điều tra số người bị bệnh liên quan đến hệ nội tiết ở địa phương như bướu cổ, đái tháo đường theo các bước điều tra ở bài 28, trang 135.

hinh-anh-bai-35-he-noi-tiet-o-nguoi-10947-62. Khẩu phần ăn thiếu iodine có thể dẫn đến hậu quả gì đối với sức khoẻ?

 

hinh-anh-bai-35-he-noi-tiet-o-nguoi-10947-7Đề xuất một số biện pháp phòng chống bệnh đái tháo đường.

 

Tìm hiểu thêm

Tìm hiểu về bệnh bướu cổ do thiếu iodine và bệnh bướu cổ Basedow. So sánh nguyên nhân và biểu hiện của hai bệnh này.

hinh-anh-bai-35-he-noi-tiet-o-nguoi-10947-8• Hệ nội tiết gồm các tuyến nội tiết. Tuyến nội tiết là những tuyến sản xuất và tiết hormone trực tiếp vào máu bảo đảm duy trì ổn định môi trường trong và điều hoà các quá trình sinh lí của cơ thể.

• Có các tuyến nội tiết: vùng dưới đồi, tuyến yên, tuyến tùng, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến ức, tuyến tuỵ, tuyến trên thận, tuyến sinh dục. Mỗi tuyến nội tiết có chức năng riêng.

• Các bệnh nội tiết thường gặp là bệnh bất thường trong sinh trưởng, bướu cổ, đái tháo đường. Để phòng bệnh về tuyến nội tiết cần có chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh, không tự ý sử dụng thuốc, kiểm tra sức khoẻ định kì.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 35: Hệ nội tiết ở người | Khoa Học Tự nhiên 8 | Chủ đề 7: Cơ thể người_Phần 3: Vật sống - Lớp 8 - Cánh Diều

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Khoa Học Tự nhiên 8

  1. Chủ đề 1: Phản ứng hoá học_Phần 1 : Chất và sự biến đổi của chất
  2. Chủ đề 2: Acid - Base - pH - Oxide - Muối_Phần 1 : Chất và sự biến đổi của chất
  3. Chủ đề 3: Khối lượng riêng và áp suất_Phần 2: Năng lượng và sự biến đổi
  4. Chủ đề 4: Tác dụng làm quay của lực_Phần 2: Năng lượng và sự biến đổi
  5. Chủ đề 5: Điện_Phần 2: Năng lượng và sự biến đổi
  6. Chủ đề 6: Nhiệt_Phần 2: Năng lượng và sự biến đổi
  7. Chủ đề 7: Cơ thể người_Phần 3: Vật sống

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 8

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Cánh Diều

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.