Bài 18: Lực có thể làm quay vật | Khoa Học Tự nhiên 8 | Chủ đề 4: Tác dụng làm quay của lực_Phần 2: Năng lượng và sự biến đổi - Lớp 8 - Cánh Diều

Bài 18: Lực có thể làm quay vật


(Trang 90)

Học xong bài học này, em có thể:

• Thực hiện thí nghiệm để mô tả được tác dụng làm quay của lực.

• Nêu được: tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một điểm hoặc một trục được đặc trưng bằng mômen lực.

hinh-anh-bai-18-luc-co-the-lam-quay-vat-10770-0
Chúng ta đã biết, lực tác dụng vào vật có thể làm thay đổi tốc độ, hướng chuyển động hoặc làm biến dạng vật. Không những thế, lực còn có thể làm quay vật. Ví dụ, ở hình 18.1, khi đẩy hoặc kéo thì cánh cửa có thể quay quanh bản lề.

hinh-anh-bai-18-luc-co-the-lam-quay-vat-10770-1

Hình 18.1. Mở cánh cửa

I. TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC

Để tìm hiểu khi nào lực tác dụng làm quay vật, em hãy thực hiện thí nghiệm dưới đây.

hinh-anh-bai-18-luc-co-the-lam-quay-vat-10770-2Chuẩn bị

(1) Trục thép

(2) Thanh nhựa cứng có các lỗ cách đều nhau

(3) Lực kế có thể móc vào các lỗ ở thanh nhựa

(4) Trụ thép dài khoảng 50 cm gắn trên đế kim loại

Tiến hành

• Lồng trục thép nhỏ ở khớp nối vào lỗ ở đầu của thanh nhựa.

• Điều chỉnh chiều cao của khớp nối sao cho khi nằm thẳng đứng, đầu dưới của thanh nhựa không chạm vào đế kim loại.

• Khi thanh nhựa đang nằm yên dọc theo trụ thép, móc lực kế vào một lỗ của thanh nhựa và kéo nhẹ lực kế sang trái như hình 18.2, sau đó kéo sang phải. Đọc giá trị của lực kế và quan sát chuyển động của thanh nhựa.

• Đưa thanh nhựa về vị trí nằm thẳng đứng dọc theo trụ thép, móc lực kế vào một lỗ của thanh nhựa, kéo nhẹ lực kế thẳng xuống dưới, song song với thanh nhựa. Đọc giá trị của lực kế và quan sát chuyển động của thanh nhựa.

Rút ra kết luận khi nào lực sẽ làm thanh nhựa quay quanh trục thép.

hinh-anh-bai-18-luc-co-the-lam-quay-vat-10770-3

Hình 18.2. Kéo lực kế để thanh nhựa quay

hinh-anh-bai-18-luc-co-the-lam-quay-vat-10770-41.Vì sao cần phải kéo nhẹ lực kế trong khi thực hiện các thao tác thí nghiệm?

 

 

 

(Trang 92)

hinh-anh-bai-18-luc-co-the-lam-quay-vat-10770-5

2. Nêu một số ví dụ trong thực tế về lực tác dụng làm quay vật.

 

hinh-anh-bai-18-luc-co-the-lam-quay-vat-10770-61.Trong hình 18.1, tay người tác dụng lực như thế nào thì cánh cửa không quay?

Trong thí nghiệm ở hình 18.2, lực tác dụng lên thanh nhựa có thể làm cho thanh nhựa quay quanh trục thép nằm ngang tại O. Trục thép là trục quay của thanh nhựa.

Qua quan sát và qua nhiều thí nghiệm, người ta đã chứng minh rằng: Lực tác dụng lên một vật có thể làm quay vật quanh một trục hoặc một điểm cố định.

II. MÔMEN LỰC

Trong trò chơi bập bênh, như ở (hình 18.3a), khi ngồi gần trục quay giống như bố của mình, bạn nhỏ không thể nâng bố lên. Muốn nâng được bố lên, bạn nhỏ phải ngồi xa trục quay hơn so với bố (hình 18.3b) hoặc một người lớn khác có trọng lượng lớn hơn trọng lượng của bố ngồi vào vị trí ban đầu của bạn nhỏ.

hinh-anh-bai-18-luc-co-the-lam-quay-vat-10770-7

hinh-anh-bai-18-luc-co-the-lam-quay-vat-10770-83. Nêu các ví dụ trong thực tế cần làm tăng mômen lực bằng cách:

a) Tăng độ lớn của lực.

b) Tăng khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.

c) Tăng đồng thời cả độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trường hợp trên được mô tả rút gọn bằng hình 18.4. Trong hình biên A cực do bố và do bạn nhỏ tác dụng lên bập bênh. Đoạn OA - khoảng cách trục quay đến giá của lực (đường thẳng thừng với mũi tên biểu diễn lực) do bố tác dụng lên bập bênh đoạn OB là khoảng cách từ trục quay đến giá của lực do e bé tác dụng lên bập bênh.

Từ nhiều quan sát và thí nghiệm. Về tác dụng làm quay của lực, ta có thể thấy khi lực tác dụng làm quay vật quanh một trục hoặc một điểm cố định, tác dụng làm quay của lực sẽ càng lớn nếu lực có giá trị lớn và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực càng lớn.

hinh-anh-bai-18-luc-co-the-lam-quay-vat-10770-9

Hình 18.4. Mô tả lực tác dụng lên bập bênh

Giá của lực Lực của bạn nhỏ tác dụng lên bập bênh
Lực của bố tác dụng lên bập bênh Giá của lực

 

(Trang 93)

Người ta chọn một đại lượng có liên hệ với cả độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực để đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực. Đại lượng này được gọi là mômen lực.

hinh-anh-bai-18-luc-co-the-lam-quay-vat-10770-10

1. Khi tháo các đai ốc ở các máy móc, thiết bị, người thợ cần dùng dụng cụ gọi là cờ-lê (hình 18.5).

a) Chỉ ra vật chịu lực tác dụng làm quay và lực làm quay vật trong trường hợp này.

b) Nếu ốc quá chặt, người thợ thường phải dùng thêm một đoạn ống thép để nối dài thêm cần của chiếc cờ-lê. Giải thích cách làm này.

hinh-anh-bai-18-luc-co-the-lam-quay-vat-10770-11

Hình 18.5. Tháo đai ốc ở máy móc

2. Hình 18.6 là ảnh chiếc kìm cán dài dùng để cắt sắt (hình 18.6a) và dao xén giấy ( hình 18.6b) Trong mỗi hình, nêu rõ bộ phận nào của dụng cụ sẽ quay được khi chịu lực tác dụng.

hinh-anh-bai-18-luc-co-the-lam-quay-vat-10770-12

a) Kìm cán dài

hinh-anh-bai-18-luc-co-the-lam-quay-vat-10770-13

b) Dao xén giấy

Hình 18.6

hinh-anh-bai-18-luc-co-the-lam-quay-vat-10770-14• Lực tác dụng lên vật có thể làm quay quanh một trục hay một điểm cố định.

• Tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một trụ hay một điểm cố định được đặc trưng bằng mômen lực.  Mômen lực có liên hệ với độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 18: Lực có thể làm quay vật | Khoa Học Tự nhiên 8 | Chủ đề 4: Tác dụng làm quay của lực_Phần 2: Năng lượng và sự biến đổi - Lớp 8 - Cánh Diều

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Khoa Học Tự nhiên 8

  1. Chủ đề 1: Phản ứng hoá học_Phần 1 : Chất và sự biến đổi của chất
  2. Chủ đề 2: Acid - Base - pH - Oxide - Muối_Phần 1 : Chất và sự biến đổi của chất
  3. Chủ đề 3: Khối lượng riêng và áp suất_Phần 2: Năng lượng và sự biến đổi
  4. Chủ đề 4: Tác dụng làm quay của lực_Phần 2: Năng lượng và sự biến đổi
  5. Chủ đề 5: Điện_Phần 2: Năng lượng và sự biến đổi
  6. Chủ đề 6: Nhiệt_Phần 2: Năng lượng và sự biến đổi
  7. Chủ đề 7: Cơ thể người_Phần 3: Vật sống

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 8

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Cánh Diều

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.