Bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế | Khoa Học Tự nhiên 8 | Chủ đề 5: Điện_Phần 2: Năng lượng và sự biến đổi - Lớp 8 - Cánh Diều

Bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế


(Trang 109)

Học xong bài học này, em có thể:

• Thực hiện thí nghiệm để nêu được số chỉ của ampe kế là giá trị của cường độ dòng điện.

• Thực hiện thí nghiệm để nêu được khả năng sinh ra dòng điện của pin (hay acquy) được đo bằng hiệu điện thế (còn gọi là điện áp) giữa hai cực của nó.

• Nêu được đơn vị đo cường độ dòng điện và đơn vị đo hiệu điện thế.

• Đo được cường độ dòng điện và hiệu điện thế bằng dụng cụ thực hành.

hinh-anh-bai-23-cuong-do-dong-dien-va-hieu-dien-the-10800-0

Độ sáng của một chiếc đèn ngủ dùng pin (hình 23.1) có thể được thay đổi cho phù hợp bằng cách thay đổi độ lớn của dòng điện chạy qua đèn. Khả năng sinh ra dòng điện của pin và độ lớn của dòng điện được xác định như thế nào và được đo bằng cách nào?

 

 

hinh-anh-bai-23-cuong-do-dong-dien-va-hieu-dien-the-10800-1

Hình 23.1. Đèn ngủ dùng pin

I. CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN

Để tìm hiểu ý nghĩa số chỉ của ampe kế, có thể tiến hành thí nghiệm sau.

hinh-anh-bai-23-cuong-do-dong-dien-va-hieu-dien-the-10800-2Chuẩn bị

Hai pin (loại 1,5 V) và đế lắp pin, một công tắc, một bóng đèn pin, một ampe kế, các dây dẫn điện.

Tiến hành

• Mắc mạch điện theo sơ đồ hình 23.2, đóng công tắc, quan sát độ sáng của đèn, đọc số chỉ ở ampe kế và ghi kết quả vào vở theo bảng 23.1.

• Thay nguồn điện một pin thành nguồn điện hai pin (hai nguồn điện ghép nối tiếp), đóng công tắc, quan sát độ sáng của đèn, đọc số chỉ ở ampe kế và ghi kết quả vào vở theo bảng 23.1.

 

hinh-anh-bai-23-cuong-do-dong-dien-va-hieu-dien-the-10800-3Thế nào là cường độ dòng điện?

 

hinh-anh-bai-23-cuong-do-dong-dien-va-hieu-dien-the-10800-4

Hình 23.2. Sơ đồ mạch điện

Bảng 23.1

Số pin Số chỉ của ampe kế Độ sáng của đèn
1 ? ?
2 ? ?

Từ kết quả thí nghiệm, hãy đưa ra nhận xét về mối liên hệ giữa số chỉ của ampe kế và độ sáng của đèn ở mỗi trường hợp.

(Trang 110)

Số chỉ của ampe kế càng lớn thì cường độ dòng điện càng lớn.

Số chỉ của ampe kế cho biết mức độ mạnh, yếu của dòng điện và là giá trị của cường độ dòng điện.

Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện.

Cường độ dòng điện được kí hiệu là I. Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu là A. Khi đo dòng điện có cường độ nhỏ, người ta dùng đơn vị miliampe, kí hiệu là mA. 1 A = 1000 mA

Để đo cường độ dòng điện, cần mắc ampe kế sao cho dòng điện cần đo trong dây dẫn đi vào chốt dương của ampe kế và đi ra khỏi chốt âm của ampe kế.

II. HIỆU ĐIỆN THẾ

Để tìm hiểu ý nghĩa số chỉ của vôn kế, có thể tiến hành thí nghiệm sau.

hinh-anh-bai-23-cuong-do-dong-dien-va-hieu-dien-the-10800-5

Chuẩn bị

Hai pin (loại 1,5 V) và đế lắp pin, một công tắc, một bóng đèn pin (loại 3 V), một vôn kế, một ampe kế và các dây nối.

Tiến hành

• Mắc mạch điện theo sơ đồ hình 23.3, đóng công tắc. Đọc số chỉ ở vôn kế và ampe kế và ghi kết quả vào vở theo bảng 23.2.

• Thay nguồn điện một pin thành nguồn điện hai pin (hai nguồn điện ghép nối tiếp). Mắc vôn kế sao cho chốt dương của vôn kế nối với cực dương của pin 1, chốt âm của vôn kế nối với cực âm của pin 2. Đóng công tắc. Đọc số chỉ ở vôn kế và ampe kế và ghi kết quả vào vở theo bảng 23.2.

hinh-anh-bai-23-cuong-do-dong-dien-va-hieu-dien-the-10800-6

Hình 23.3. Sơ đồ mạch điện đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện

 

 

 

Bảng 23.2

Số pin Số chỉ của vôn kế Số chỉ của ampe kế
1 ? ?
2 ? ?

• Từ kết quả thí nghiệm, hãy nhận xét mối liên hệ giữa khả năng sinh ra dòng điện được đo bằng vôn kế và độ sáng của đèn.

Giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện (khi chưa mắc vào mạch) càng lớn thì khả năng sinh ra dòng điện của nó càng lớn.

Khả năng sinh ra dòng điện của nguồn điện được được đặc trưng bằng hiệu điện thế giữ hai cực của nó.

(Trang 111)

Hiệu điện thế được kí hiệu bằng chữ U. Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn, kí hiệu là V. Đối với các hiệu điện thế nhỏ hoặc lớn, người ta còn dùng đơn vị milivôn, kí hiệu là mV hoặc kilôvôn kí hiệu là kV.

1 mV = 0,001 V; 1 kV = 1 000 V

Để đo được hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện, cần mắc vôn kế sao cho cực dương của nguồn điện được nối với chốt dương của vôn kế, cực âm của nguồn điện được nối với chốt âm của vôn kế.

hinh-anh-bai-23-cuong-do-dong-dien-va-hieu-dien-the-10800-7Em hãy mắc thêm một điện trở nối với đèn trong mạch điện hình 23.3 sao cho cường độ dòng điện qua đèn nhỏ hơn khi không có điện trở này.

Tìm hiểu thêm

Dòng điện có thể gây nguy hiểm cho người. Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào cường độ dòng điện và thời gian dòng điện qua cơ thể. Khi dòng điện qua cơ thể có cường độ 0,6 mA – 1,5 mA sẽ gây tê nhẹ; cường độ 2 mA – 3 mA sẽ gây tê mạnh; cường độ 5 mA – 7 mA sẽ gây đau đớn, cơ bị co rút và dần mất kiểm soát; cường độ 8 mA – 10 mA sẽ gây đau đớn nhiều hơn, các cơ bắp mất kiểm soát; cường độ 20 mA – 25 mA sẽ gây đau đớn, bắt đầu có hiện tượng khó thở; cường độ 25 mA – 80 mA làm hệ hô hấp tê liệt, tim đập nhanh hơn và có thể bị ngừng đập do sốc điện; cường độ 90 mA – 100 mA tim có thể ngừng đập hoàn toàn sau 3 giây.

Hãy tìm hiểu các quy định an toàn khi sử dụng điện để tránh các nguy hiểm do dòng điện gây ra.

hinh-anh-bai-23-cuong-do-dong-dien-va-hieu-dien-the-10800-8Cho các thiết bị điện: hai pin, dây dẫn điện, ampe kế, vôn kế, công tắc, biến trở, đèn. Em hãy vẽ một mạch điện dùng hai pin làm sáng một bóng đèn với độ sáng có thể thay đổi được.

 

 

 

 

 

 

hinh-anh-bai-23-cuong-do-dong-dien-va-hieu-dien-the-10800-9• Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh yếu của dòng điện và được đo bằng ampe kế. Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu là A.

• Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện cho biết khả năng sinh ra dòng điện của nó và được đo bằng vôn kế. Đơn vị của hiệu điện thế là vôn, kí hiệu là V.

Bài tập (Chủ đề 5)

1. Dùng một miếng vải lụa cọ xát thanh thuỷ tinh. Sau đó, tách miếng vải lụa ra xa thanh thuỷ tinh. Biết rằng, thanh thuỷ tinh mang điện dương. Nếu đưa mảnh vải lụa lại gần thanh thuỷ tinh thì có thể xảy ra sự phóng điện. Hãy cho biết trong quá trình phóng điện thì hạt mang điện là gì? Các hạt này dịch chuyển theo chiều nào?

2. Ở chiếc đèn học của em, hãy chỉ ra các bộ phận làm bằng chất dẫn điện và các bộ phận làm bằng chất cách điện. Nêu tác dụng của các bộ phận đó.

3. Vào mùa hanh khô, dùng lược nhựa để chải tóc. Khi đưa lược ra xa đầu, tóc có thể bị hút theo chiếc lược. Hãy giải thích hiện tượng này.

4. Bảng dưới đây liệt kê một số thiết bị điện.

1 2 3 4 5
Pin Công tắc Đèn sợi đốt Điôt phát quang Chuông điện

a) Vẽ kí hiệu của các thiết bị điện tương ứng.

b) Sử dụng một số thiết bị điện trong bảng trên, vẽ sơ đồ mạch điện với:

• Hai pin, đèn sợi đốt và công tắc.

• Một pin, điôt phát quang và công tắc.

5. Một học sinh vẽ một mạch điện dùng chuông điện (hình 1). Một học sinh khác góp ý nếu mắc mạch như thế này thì chuông kêu liên tục, cần phải bổ sung vào mạch một bộ phận để chuông chỉ kêu khi cần.

a) Giải thích ý kiến góp ý trên.

b) Vẽ sơ đồ mạch điện đã bổ sung thêm bộ phận để chuông chỉ kêu khi cần. Đồng thời trong mạch đó có ampe kế để đo cường độ dòng điện và vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.
hinh-anh-bai-23-cuong-do-dong-dien-va-hieu-dien-the-10800-10

Hình 1

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế | Khoa Học Tự nhiên 8 | Chủ đề 5: Điện_Phần 2: Năng lượng và sự biến đổi - Lớp 8 - Cánh Diều

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Khoa Học Tự nhiên 8

  1. Chủ đề 1: Phản ứng hoá học_Phần 1 : Chất và sự biến đổi của chất
  2. Chủ đề 2: Acid - Base - pH - Oxide - Muối_Phần 1 : Chất và sự biến đổi của chất
  3. Chủ đề 3: Khối lượng riêng và áp suất_Phần 2: Năng lượng và sự biến đổi
  4. Chủ đề 4: Tác dụng làm quay của lực_Phần 2: Năng lượng và sự biến đổi
  5. Chủ đề 5: Điện_Phần 2: Năng lượng và sự biến đổi
  6. Chủ đề 6: Nhiệt_Phần 2: Năng lượng và sự biến đổi
  7. Chủ đề 7: Cơ thể người_Phần 3: Vật sống

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 8

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Cánh Diều

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.