Nội Dung Chính
(Trang 82)
Học xong bài học này, em có thể:
• Dùng dụng cụ thực hành, khẳng định được: áp suất sinh ra khi có áp lực tác dụng lên một diện tích bề mặt, áp suất = áp lực/diện tích bề mặt.
• Liệt kê được một số đơn vị đo áp suất thông dụng.
• Thảo luận được công dụng của việc tăng, giảm áp suất qua một số hiện tượng thực tế.
1. Nêu một số ví dụ về áp lực trong thực tế. | I. ÁP SUẤT1. Áp lựcKhi đứng, chân ta tác dụng lên mặt đất một lực ép theo phương vuông góc với mặt đất. Do có trọng lượng nên các vật như tủ, bàn ghế,... tác dụng lực ép lên sàn, có phương vuông góc với mặt sàn. Các lực ép đó được gọi là áp lực. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. |
2. Ở hình 16.1, lực nào sau đây không phải là áp lực? Vì sao? a) Lực do người tác dụng lên xe kéo. b) Lực do xe kéo tác dụng lên mặt đất. c) Lực do các thùng hàng tác dụng lên xe kéo. | Hình 16.1. Người kéo xe chở hàng |
3. Tác dụng của áp lực lên mặt bị ép phụ thuộc vào yếu tố nào? | 2. Khái niệm áp suấtĐể tìm hiểu tác dụng của áp lực phụ thuộc như thế nào vào độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép, em hãy thực hiện thí nghiệm sau đây. |
(Trang 83)
Chuẩn bị
Các khối kim loại hình hộp chữ nhật giống nhau, chậu cát mịn.
Tiến hành
• Đặt khối kim loại lên mặt cát và đo độ lún của cát trong mỗi trường hợp sau:
– Đặt một khối kim loại nằm ngang (hình 16.2a).
– Đặt một khối kim loại thẳng đứng (hình 16.2b).
– Đặt hai khối kim loại chồng lên nhau (hình 16.2c).
Hình 16.2. Các cách đặt khối kim loại
• So sánh độ lún trong mỗi trường hợp và rút ra kết luận về sự thay đổi độ lún gây ra bởi áp lực của khối kim loại trên mặt cát khi:
– Với cùng một áp lực, diện tích bị ép giảm;
– Trên một diện tích biến không đổi, tăng áp lực.
4. So sánh áp suất do khối kim loại tác dụng lên cát trong trường hợp ở hình 16.2a với 16.2b và 16.2c.
Tác dụng của áp lực lên một bề mặt bị ép không chỉ phụ thuộc vào độ lớn áp lực mà còn phụ thuộc vào diện tích mặt bị ép. Cùng một áp lực, diện tích mặt bị ép càng nhỏ thì tác dụng của áp lực càng lớn. Trên cùng một diện tích mặt bị ép, áp lực càng lớn thì tác dụng của áp lực lên mặt bị ép càng lớn. Nói cách khác, tác dụng của áp lực lên mặt bị ép phụ thuộc vào độ lớn của áp lực tác dụng lên một đơn vị diện tích mặt bị ép. Giá trị này được gọi là áp suất.
Áp suất được tính bằng áp lực tác dụng lên một đơn vị diện tích mặt bị ép.
Nếu kí hiệu p là áp suất, F là áp lực, S là diện tích mặt bị ép, ta có
Đơn vị của áp suất là pascal, kí hiệu là Pa (1 Pa =1 ).
Một số đơn vị đo áp suất khác thường dùng:
• bar (1 bar 100 000 Pa) • atmosphere (1 atm = 101 300 Pa)
• milimet thuỷ ngân (1 mmHg = 133,3 Pa)
Để đo áp suất, người ta có thể dùng áp kế.
(Trang 84)
Hình 16.3. Khối gỗ tác dụng a) Những chiếc đinh b) Con dao c) Làm phẳng nền xi măng Hình 16.4 | Một khối gỗ hình hộp chữ nhật có kích thước 1 m x 1m x 2m và có trọng lượng 200 N. Tính áp suất khối gỗ tác dụng lên mặt sàn trong hai trường hợp ở hình 16.3. 3. Tăng giảm áp suấtTrong một số trường hợp, áp suất tác dụng lên một diện tích mặt bị ép càng lớn thì càng có hại, khi đó ta cần giảm áp suất. Ngược lại, trong một số trường hợp ta cần tăng áp suất. Để tăng áp suất tác dụng lên một mặt tiếp xúc, ta có thể: • Giữ nguyên áp lực, giảm diện tích mặt bị ép; • Giữ nguyên diện tích mặt bị ép, tăng áp lực; • Đồng thời tăng áp lực và giảm diện tích mặt bị ép. b) Vì sao phần lưỡi dao thường được mài mỏng (hình 16,4b)? Vì sao khi thái thức ăn, nhiều khi ta cần tăng lực tác dụng lên dao? c) Vì sao khi làm phẳng nền nhà lát vữa xi măng, người thợ lại cần dùng giày để phẳng và rộng (hình 16.4c)? Tìm ví dụ trong thực tế về những trường hợp cần tăng hoặc giảm áp suất và giải thích cách làm tăng hay giảm áp suất trong những trường hợp đó.
|
• Áp suất được tính bằng áp lực tác dụng lên một đơn vị diện tích mặt bị ép.
• Đơn vị của áp suất là pascal, kí hiệu là Pa.
• Có thể thay đổi áp suất tác dụng lên một diện tích mặt bị ép bằng cách thay đổi áp lực hoặc thay đổi diện tích mặt bị ép.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn