Bài 18: Thu thập và phân loại dữ liệu | Toán 8 - Tập 1 | Chương V: Dữ liệu và biểu đồ - Lớp 8 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Thu thập và phân loại dữ liệu


(Trang 90)

Khái niệm, thuật ngữ Kiến thức, kĩ năng

- Số liệu rời rạc

- Số liệu liên tục

- Thực hiện và lí giải việc thu thập dữ liệu.

- Phân loại số liệu rời rạc, số liệu liên tục.

1 THU THẬP DỮ LIỆU

Thu thập dữ liệu

HĐ1 Nêu các phương pháp thu thập dữ liệu đã được học. Mỗi phương pháp cho một ví dụ.

Thu thập dữ liệu có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp.

• Thu thập dữ liệu trực tiếp là việc thu thập dữ liệu thông qua quan sát, làm thí nghiệm, lập bảng hỏi, phỏng vấn,...

• Thu thập dữ liệu gián tiếp là việc thu thập dữ liệu từ những nguồn có sẵn như sách, báo, mạng Internet,...

Để có thể đưa ra các kết luận hợp lí, dữ liệu thu thập được phải đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ đối tượng đang được quan tâm.

(Trang 91)

Ví dụ 1 Để thu thập mỗi dữ liệu sau, ta nên làm thế nào? Đó là thu thập dữ liệu trực tiếp hay gián tiếp?

a) Dữ liệu về xếp hạng FIFA của bóng đá nam Việt Nam trong thời gian gần đây.

b) Số liệu về sự phát triển chiều cao của một giống cây mới theo thời gian.

Giải

a) Để thu thập dữ liệu về xếp hạng FIFA của bóng đá nam Việt Nam trong thời gian gần đây, cách tốt nhất là ta vào website của Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) tại địa chỉ fifa.com/fifa-world-ranking/vie để thu thập. Đây là phương pháp thu nhập dữ liệu gián tiếp.

b) Để có số liệu về sự phát triển chiều cao của một giống cây mới theo thời gian, ta trồng cây và định kì đo chiều cao, ghi lại kết quả. Đây là phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp.

Luyện tập 1 Em hãy cho biết phương pháp thu thập dữ liệu trong mỗi trường hợp sau là trực tiếp hay gián tiếp.

a) Nam vào website của Tổng cục Thống kê và ghi lại số quận/huyện của các tỉnh/ thành phố thuộc đồng bằng Bắc Bộ.

b) Thầy giáo dạy Giáo dục thể chất đã đo và ghi lại thời gian chạy cự li 1 000 mét của các bạn học sinh khối 8.

2 PHÂN LOẠI DỮ LIỆU

HĐ2 Cho hai dãy dữ liệu sau về 5 học sinh.

(A) Chiều cao (đơn vị: cm): 128,1; 132,9; 125,7; 131,3; 133,6.

(B) Số môn thể thao học sinh biết chơi: 2; 1; 5; 2; 3.

a) Hai dãy dữ liệu này có phải là số liệu không?

b) Đo chiều cao (kí hiệu là h) một học sinh khác và hỏi về số môn thể thao (kí hiệu là n) mà em đó biết chơi.

+ h có thể nhận giá trị bất kì lớn hơn 120 cm và nhỏ hơn 150 cm được không?

+ n có thể nhận giá trị lớn hơn 3 và nhỏ hơn 4 được không?

Số liệu có thể nhận giá trị tuỳ ý trong một khoảng nào đó được gọi là số liệu liên tục. Số liệu không phải là số liệu liên tục được gọi là số liệu rời rạc.

Chú ý

1) Dạng hay gặp của số liệu liên tục là số liệu thu được từ các phép đo như chiều cao, cân nặng, nhiệt độ,...

2) Dạng hay gặp của số liệu rời rạc là số liệu đếm số phần tử của một tập nào đó, chẳng hạn số học sinh trong lớp học, số sản phẩm một công nhân làm được trong ngày,...

hinh-anh-bai-18-thu-thap-va-phan-loai-du-lieu-7212-0

Sơ đồ phân loại dữ liệu

Dữ liệu
Dữ liệu là số (Số liệu) Dữ liệu không là số
Số liệu rời rạc Số liệu liên tục Dữ liệu không là số, không thể sắp thứ tự. Dữ liệu không là số, có thể sắp thứ tự.

(Trang 92)

Ví dụ 2 Với mỗi câu hỏi sau, Quỳnh đã hỏi ba bạn và ghi lại câu trả lời.

a) Nhà bạn có bao nhiêu chiếc ti vi? Kết quả: 3; 52; 2.

b) Bạn mất bao nhiêu thời gian (đơn vị: giờ) để hoàn thành bài tập về nhà? Kết quả: 1,5; 2,3; 1,9.

Mỗi dãy dữ liệu trên thuộc loại nào? Chỉ ra giá trị không hợp lí nếu có.

Giải

a) Dữ liệu thu được là số liệu rời rạc. Giá trị 52 không hợp lí.

b) Dữ liệu thu được là số liệu liên tục.

Luyện tập 2 Với mỗi câu hỏi sau, An đã hỏi 5 bạn và ghi lại câu trả lời.

a) Bạn nặng bao nhiêu kilôgam? Kết quả: 48; 51; 46; 145; 48.

b) Tên bạn có bao nhiêu chữ cái? Kết quả: 4; 5; 6; 3; 5.

Mỗi dãy dữ liệu trên thuộc loại nào? Chỉ ra giá trị không hợp lí nếu có.

Vận dụng

Em muốn ước lượng thời gian tự học ở nhà (đơn vị: giờ) của các bạn trong lớp. Hãy đưa ra cách thu thập dữ liệu và xác định xem dữ liệu thu được thuộc loại nào.

BÀI TẬP

5.1. Dữ liệu thu được trong mỗi câu hỏi sau thuộc loại nào?

a) Bạn cao bao nhiêu?

b) Mạng điện thoại bạn đang dùng là gì? 

c) Gia đình bạn có bao nhiêu người dưới 18 tuổi?

5.2. Ghép cặp cho phù hợp và ghi kết quả vào vở.

a. Số liệu rời rạc. A. Kết quả đánh giá của 5 bạn về đề kiểm tra học kì I môn Toán: Khó, Rất khó, Trung bình, Dễ, Khó.
b. Số liệu liên tục. B. Nhiệt độ (°C) tại Nha Trang trong 5 ngày đầu tháng 6 là: 23,2; 25,7; 31,4; 27,3; 28,6.
c. Dữ liệu không là số, không thể sắp thứ tự. C. Số hoạt động hè mà các bạn trong tổ tham gia: 2; 1; 3; 0; 4.
d. Dữ liệu không là số, có thể sắp thứ tự. D. Tên các môn thể thao mà các bạn yêu thích nhất: Bóng đá, Cầu lông, Cờ vua, Võ thuật, Bóng bàn.

5.3. Nên sử dụng phương pháp thu thập nào để thu được mỗi dữ liệu sau?

a) Tên của 10 quốc gia có diện tích lớn nhất.

b) Ý kiến của các bạn về địa điểm đi tham quan tuần tới.

c) Chiều cao của các cây cau giống sau 6 tháng trồng.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 18: Thu thập và phân loại dữ liệu | Toán 8 - Tập 1 | Chương V: Dữ liệu và biểu đồ - Lớp 8 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Toán 8 - Tập 1

  1. Chương I: Đa thức
  2. Chương II: Hằng đẳng thức đáng nhớ và ứng dụng
  3. Chương III. Tứ giác
  4. Chương IV: Định lí Thalès
  5. Chương V: Dữ liệu và biểu đồ
  6. Hoạt động thực hành trải nghiệm
  7. Bảng tra cứu thuật ngữ

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 8

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.