BÀI 3: SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC VÀ SỰ HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI | Lịch sử | CHỦ ĐỀ 2: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lịch sử 11- Bài 3 - Mục 1 đến 3 - Học về sự ra đời và lý thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học.


(Trang 22)

Học xong bài này, em sẽ:

  • Trình bày được bối cảnh lịch sử xuất hiện chủ nghĩa xã hội khoa học.
  • Phân tích được nét chính của chủ nghĩa xã hội không tưởng về các mặt tích cực, hạn chế.
  • Tóm tắt được nét cơ bản về các nhà sáng lập và những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học.
  • Biết cách sưu tầm và khai thác thông tin từ Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản để tìm hiểu về chủ nghĩa xã hội khoa học.
  • Phân tích được quá trình hình thành và nêu được ý nghĩa của việc xuất hiện Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.

Trong Lời mở đầu của tác phẩm Mười ngày rung chuyển thế giới (Ten days that shook the World), nhà báo Giôn Rít (Mỹ) đã đánh giá Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là “một trong những sự kiện vĩ đại nhất của lịch sử”. Tác phẩm đã được xuất bản ở nhiều nước trên thế giới. Vì sao Giôn Rít lại đánh giá cao về Cách mạng tháng Mười Nga như vậy? Sự kiện này có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử nước Nga và thế giới?

1. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

a) Bối cảnh lịch sử

  • Sự phát triển của phong trào công nhân

Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và cách mạng công nghiệp, giai cấp công nhân châu Âu ngày càng phát triển và trưởng thành. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh mẽ với những chuyển biến rõ rệt từ nửa đầu thế kỉ XIX.

Phong trào lan rộng ở các nước Pháp, Anh, Đức,... nhằm mục tiêu chống lại giai cấp tư sản với hình thức đấu tranh phong phú.

Ở Pháp, phong trào có bước tiến quan trọng, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của công nhân thành phố Li-ông từ khẩu hiệu đấu tranh vì mục tiêu kinh tế: "Sống có việc làm hay chết trong đấu tranh" (1831) chuyển sang khẩu hiệu mục tiêu chính trị: “Cộng hoà hay là chết!" (1834).

(Trang 23)

Giai cấp công nhân Anh ngày càng trưởng thành và tham gia tích cực vào phong trào đấu tranh, nổi bật là phong trào Hiến chương (1838-1848). Đây là phong trào cách mạng đầu tiên thực sự có tính chất quần chúng, có ý thức chính trị.

hinh-anh-bai-3-su-ra-doi-cua-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc-va-su-hinh-thanh-nha-nuoc-xa-hoi-chu-nghia-dau-tien-tren-the-gioi-12337-0

Hình 1. Cuộc mít tinh lớn tại Luân Đôn năm 1848 trong phong trào Hiến chương Anh

Phong trào đấu tranh của công nhân Đức lan rộng với các khẩu hiệu đấu tranh thể hiện sự thay đổi nhận thức về vị trí của họ trong xã hội, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt ở vùng Xi-lê-di-trung tâm dệt may lớn ở Đức (1844).

Tuy nhiên, phong trào công nhân trong giai đoạn này cũng bộc lộ nhiều hạn chế.

TƯ LIỆU 1. Các cuộc khởi nghĩa chưa có một đường lối đấu tranh khoa học và chính xác, chưa có một tổ chức lãnh đạo sáng suốt của công nhân.

(Theo Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng, Lịch sử thế giới cận đại, DUNXB Giáo dụ Giáo dục Việt Nam, 2015, tr. 122)

  • Chủ nghĩa xã hội không tưởng

Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản ngày càng bộc lộ rõ bản chất áp bức, bóc lột những người lao động. Thực tế đó đã tác động đến một số nhà tư tưởng tiến bộ đương thời, tạo cơ sở cho sự ra đời chủ nghĩa xã hội không tưởng với những quan điểm về giải phóng xã hội, xây dựng một xã hội tốt đẹp không có áp bức, bóc lột.

Tuy nhiên, các nhà xã hội không tưởng vẫn không chỉ ra được con đường đúng đắn để giải phóng người lao động.

Xanh Xi-mông, nhà xã hội không tưởng Pháp, công kích chủ nghĩa tư bản, kêu gọi cải cách xã hội nhưng phủ nhận đấu tranh giai cấp, chủ trương thuyết phục giai cấp tư sản ủng hộ học thuyết của mình.

Sác-lơ Phu-ri-ê, nhà xã hội không tưởng Pháp, phê phán mạnh mẽ chế độ tư bản, chủ trương xây dựng một xã hội tốt đẹp, trong đó người lao động được trả lương xứng đáng với công sức của mình.

Rô-bớt Ô-oen, nhà xã hội không tưởng Anh, chủ trương xoá bỏ tư hữu, bóc lột, thực hiện bình đẳng xã hội thông qua con đường hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.

(Trang 24)

hinh-anh-bai-3-su-ra-doi-cua-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc-va-su-hinh-thanh-nha-nuoc-xa-hoi-chu-nghia-dau-tien-tren-the-gioi-12337-1

2.1. Xanh Xi-mông (1760-1825)

hinh-anh-bai-3-su-ra-doi-cua-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc-va-su-hinh-thanh-nha-nuoc-xa-hoi-chu-nghia-dau-tien-tren-the-gioi-12337-2

2.2. Sác-lơ Phu-ri-ê (1772-1837)

hinh-anh-bai-3-su-ra-doi-cua-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc-va-su-hinh-thanh-nha-nuoc-xa-hoi-chu-nghia-dau-tien-tren-the-gioi-12337-3

2.3. Rô-bớt Ô-oen (1771-1858)

Hình 2. Một số nhà xã hội không tưởng tiêu biểu

?

1. Khai thác Tư liệu 1, theo em, vấn đề mà phong trào công nhân trong nửa sau thế kỉ XIX gặp phải là gì?

2. Phân tích những mặt tích cực, hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng.

3. Khai thác thông tin trong mục, hãy cho biết chủ nghĩa xã hội khoa học xuất hiện trong bối cảnh lịch sử nào?

b) Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

  • Những nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học

Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời vào những năm 40 của thế kỉ XIX do C. Mác và Ph. Ăng-ghen sáng lập.

hinh-anh-bai-3-su-ra-doi-cua-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc-va-su-hinh-thanh-nha-nuoc-xa-hoi-chu-nghia-dau-tien-tren-the-gioi-12337-4

Hình 3. Tượng C. Mác và Ph. Ăng-ghen ở Béc-lin (Đức)

C. Mác (1818-1883) là nhà triết học, kinh tế học, sử học, xã hội học,... và là một trong những nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Sinh ra trong một gia đình trí thức tiến bộ ở thành phố Ti-ri-ơ (Đức), năm 23 tuổi (1841), C. Mác hoàn thành xuất sắc luận án tiến sĩ về triết học. Năm 1842, ông làm cộng tác viên rồi trở thành Tổng biên tập báo Sông Ranh, một tờ báo có xu hướng tiến bộ ở Đức. Sau khi tờ báo bị đóng cửa, ông cùng vợ sang Pháp, Bỉ, cuối cùng cư trú tại Anh cho đến khi qua đời.

Trải qua quá trình hoạt động thực tiễn kết hợp với nghiên cứu khoa học, C. Mác để lại cho nhân loại di sản tư tưởng đồ sộ, trong đó có ba thành tựu quan trọng là: tìm ra quy luật phát triển của lịch sửloài người; phát hiện ra quy luật vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa – quy luật giá trị thặng dư; chỉ ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản.

(Trang 25)

Ph. Ăng-ghen (1820 – 1895) là nhà lí luận chính trị, nhà triết học, nhà tư tưởng quân sự thiên tài.

Ông sinh ra trong một gia đình chủ xưởng ở thành phố Bác-men, trung tâm công nghiệp lớn của Đức. Chứng kiến sự bần cùng của nhân dân lao động, ông quyết định không trở thành thương gia mà dẫn thân vào sự nghiệp cách mạng. Sau khi mãn hạn phục vụ trong quân đội, ông cộng tác với báo Sông Ranh (1842), tích cực tham gia các hoạt động thực tiễn.

Từ sau khi gặp C. Mác, Ph. Ăng-ghen trở thành người bạn, người đồng chỉ gần gũi thân thiết của C. Mác. Ông là người có công đặt nền móng xây dựng và phát triển học thuyết Mác-xít về quân đội, về chiến tranh, bảo vệ thành quả cách mạng.

  • Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do C. Mác và Ph. Ăng-ghen soạn thảo và công bố lần đầu tiên năm 1848 với mục đích là: “những người cộng sản công khai trình bày trước toàn thế giới những quan điểm, mục đích, ý đồ của mình để đập lại câu chuyện hoang đường về bóng ma cộng sản".

Nội dung Tuyên ngôn Đảng Cộng sản bao gồm Lời mở đầu và bốn chương, thể hiện những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học.

TƯ LIỆU 2. Chương I, nêu lên một cách khái quát quy luật phát triển cơ bản của xã hội tư sản, vạch rõ lợi ích đối lập giữa giai cấp tư sản và vô sản cũng như sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản.

Chương II, C. Mác và Ph. Ăng-ghen nêu lên muốn hoàn thành sứ mệnh lịch sử chôn vùi giai cấp tư sản và xây dựng xã hội mới, giai cấp vô sản phải có một chính đảng vô sản, một nến chuyên chính vô sản và phải dùng những biện pháp bạo lực cách mạng.

Chương III, C. Mác và Ph. Ăng-ghen phê phán các loại quan điểm xã hội chủ nghĩa không mang tính giai cấp vô sản. Tuy vậy, các ông rất chú ý tới chủ nghĩa xã hội không tưởng... vì những lập luận của họ khơi gợi nhiều sáng kiến mới về việc xây dựng xã hội mới.

hinh-anh-bai-3-su-ra-doi-cua-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc-va-su-hinh-thanh-nha-nuoc-xa-hoi-chu-nghia-dau-tien-tren-the-gioi-12337-5

Hình 4. Trang bìa Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (bản tiếng Đức, xuất bản năm 1848)

Chương IV, đề ra những nguyên lí cơ bản về sách lược của Đảng Cộng sản trong cuộc đấu tranh cho dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Tuyên ngôn kết thúc bằng khẩu hiệu: “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!”.

(Theo Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng, Lịch sử thế giới cận đại,

Sđd, tr. 126-131)

(Trang 26)

TƯ LIỆU 3. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản “trình bày một cách hết sức sáng sủa và rõ ràng thế giới quan mới... của giai cấp vô sản, tức là giai cấp sáng tạo ra một xã hội mới, xã hội cộng sản".

(V. I. Lê-nin, Toàn tập, Tập 26, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 57)

KẾT NỐI VỚI NGÀY NAY

Là một trong các văn kiện chính trị được đưa vào Di sản tư liệu thế giới của UNESCO, trải qua hàng thế kỉ, Tuyên ngôn Đảng Cộng sản vẫn giữ nguyên giá trị lịch sửvà ý nghĩa thời đại. Tuyên ngôn được thừa nhận là cương lĩnh lí luận giàu thực tiễn, thúc đẩy hành động của giai cấp công nhân toàn thế giới và là cơ sở khoa học cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

?

1. Hãy tóm tắt những nét cơ bản về sự nghiệp và đóng góp chính của C. Mác và Ph. Ăng-ghen.

2. Khai thác Tư liệu 2 và thông tin trong mục, em hãy nêu những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học.

3. Khai thác Tư liệu 3 và thông tin trong mục, hãy cho biết Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản có ý nghĩa như thế nào đối với thời đại?

2. Sự hình thành Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới

a) Quá trình hình thành

Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, nhiệm vụ hàng đầu của Chính quyền Xô viết là đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng nhà nước mới của những người lao động. Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai, khai mạc đêm 25-10-1917 (ngày 7-11-1917 theo lịch mới) tại Điện Xmô-nưi, ra tuyên bố thành lập Chính quyền Xô viết.

hinh-anh-bai-3-su-ra-doi-cua-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc-va-su-hinh-thanh-nha-nuoc-xa-hoi-chu-nghia-dau-tien-tren-the-gioi-12337-6

Hình 5. Lê-nin tuyên bố thành lập Chính quyền Xô viết

(Trang 27)

TƯ LIỆU 4. Tại Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai, Lê-nin nhấn mạnh: “Bây giờ đây, ở nước Nga, chúng ta cần phải đặt hết tâm trí vào việc xây dựng một nhà nước vô sản xã hội chủ nghĩa”.

(V. I. Lê-nin, Toàn tập, Tập 35, NXB Chính trị quốc gia, 2006, tr. 3)

Chính phủ Xô viết đầu tiên được thành lập với tên gọi Hội đồng Dân uỷ (Hội đồng Bộ trưởng) gồm 13 bộ do Lê-nin làm Chủ tịch. Nhà nước Xô viết non trẻ đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp nhằm thủ tiêu những tàn tích của chế độ cũ, xoá bỏ sự phân biệt đẳng cấp, thực hiện quyền bình đẳng nam nữ,....

TƯ LIỆU 5. Từ thực tiễn cách mạng, V. I. Lê-nin khẳng định: “Giữ chính quyền thì khó hơn là giành chính quyền.”

(V. I. Lê-nin, Toàn tập, Tập 36, NXB Chính trị quốc gia, 2005, tr. 585)

hinh-anh-bai-3-su-ra-doi-cua-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc-va-su-hinh-thanh-nha-nuoc-xa-hoi-chu-nghia-dau-tien-tren-the-gioi-12337-7

Hình 6. Hội đồng Dân uỷ đầu tiên của nước Nga Xô viết

Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước đòi hỏi các dân tộc ở Nga phải liên minh chặt chẽ với nhau nhằm tăng cường sức mạnh về mọi mặt. Ngày 30-12-1922, Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô) chính thức thành lập.

Khi mới thành lập, Liên Xô gồm bốn nước Cộng hoà Xô viết là Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ. Đến năm 1940, Liên Xô gồm 15 nước cộng hoà.

Tháng 1 – 1924, bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua, hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.

hinh-anh-bai-3-su-ra-doi-cua-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc-va-su-hinh-thanh-nha-nuoc-xa-hoi-chu-nghia-dau-tien-tren-the-gioi-12337-8

Hình 7. Quốc huy đầu tiên của Liên Xô (năm 1923)

(Trang 28)

? Khai thác các tư liệu 4 – 5 và thông tin trong mục, hãy phân tích quá trình hình thành Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.

b) Ý nghĩa

Sự xuất hiện Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới có ý nghĩa to lớn đối với nước Nga - Liên Xô và phong trào cách mạng thế giới.

TƯ LIỆU 6. “Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản từ chỗ chỉ là một ước mơ cao đẹp của loài người, sau Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại đã trở thành một hiện thực trong xã hội, có sức mạnh vô cùng to lớn lôi cuốn hàng triệu người vào hành động cách mạng, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.”

(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 15, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 390)

Chủ nghĩa xã hội khoa học từ lí thuyết đã trở thành hiện thực. Đối với nước Nga Liên Xô, giai cấp công nhân và nông dân đã trở thành chủ nhân thực sự của đất nước.

hinh-anh-bai-3-su-ra-doi-cua-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc-va-su-hinh-thanh-nha-nuoc-xa-hoi-chu-nghia-dau-tien-tren-the-gioi-12337-9

Hình 8. Tượng Liên minh công nông – biểu tượng của Nhà nước Xô viết ở ngoại ô Mát-xcơ-va (Nga) ngày nay

Liên Xô trở thành biểu tượng và là chỗ dựa tinh thần, vật chất to lớn cho phong trào cách mạng thế giới. Thành công của Liên Xô đã cổ vũ, lôi cuốn mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở những nước thuộc địa thuộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh, đồng thời tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa.

Sự xuất hiện Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên đã làm thay đổi cục diện thế giới. Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới.

(Trang 29)

? Khai thác Tư liệu 6 và thông tin trong mục, em hãy cho biết: Việc thành lập Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới có ý nghĩa như thế nào?

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

1. Lập sơ đồ tư duy (theo ý tưởng của em) thể hiện những nét chính về bối cảnh lịch sử ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học.

2. Lập bảng tóm tắt về thân thế, sự nghiệp và đóng góp chính của C. Mác, Ph. Ăng-ghen.

3. Vì sao sự thành lập của Liên Xô đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử thế giới?

1. Sưu tầm và khai thác thông tin về Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản từ sách, báo và internet, em hãy viết bài (khoảng 500 từ) thể hiện những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học do C. Mác và Ph. Ăng-ghen sáng lập.

2. Hiến pháp Liên Xô năm 1924 mô tả: Quốc huy Liên Xô (1923) là biểu tượng quốc gia, bao gồm hình ảnh búa liễm trên quả địa cầu được vẽ trên nền những tia nắng mặt trời, xung quanh là những bông lúa mì, với dòng chữ “Giai cấp vô sản thế giới đoàn kết lại!” bằng sáu thứ tiếng: Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a, Gru-di-a, Ác-mê-ni-a, A-déc-bai-dan. Liên hệ với Quốc huy Việt Nam, em thấy có điểm gì giống nhau? Theo em, vì sao có sự giống nhau như vậy?

Tin tức mới


Đánh giá

BÀI 3: SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC VÀ SỰ HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI | Lịch sử | CHỦ ĐỀ 2: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Lịch sử

  1. CHỦ ĐỀ 1: CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
  2. CHỦ ĐỀ 2: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
  3. CHỦ ĐỀ 3: QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á
  4. CHỦ ĐỀ 4. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)
  5. CHỦ ĐỀ 5: LÀNG XÃ VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ
  6. CHỦ ĐẾ 6: MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)
  7. CHỦ ĐỂ 7: LỊCH SỬ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.