Nội Dung Chính
(Trang 101)
Học xong bài này, em sẽ:
- Xác định được vị trí trên bản đồ và nêu được đặc điểm của Biển Đông. Giải thích được tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với các nước trong khu vực.
- Xác định được vị trí của các đảo, quần đảo ở Biển Đông trên bản đồ. Giải thích được tầm quan trọng chiến lược của các đảo và quần đảo ở Biển Đông.
Trong dịp tới thăm Bộ đội Hải quân tại Quân cảng Bãi Cháy (năm 1961), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó". Câu nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh gợi cho em những suy nghĩ gì? Theo em, vì sao cần giữ gìn và bảo vệ vùng biển của nước ta?
1. Vị trí địa lí, đặc điểm của Biển Đông
EM CÓ BIẾT
Biến Đông có diện tích gấp 1,5 lần Địa Trung Hải và 8 lần Biển Đen; độ sâu trung bình khoảng 1 140 m, nơi sâu nhất khoảng hơn 5.000 m. Đây là một trong bốn biến lớn nhất thế giới và lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á.
Biển Đông là tên riêng mà Việt Nam dùng để gọi vùng biển ở phía đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực phía tây Thái Bình Dương. Với diện tích khoảng 3,5 triệu km², Biển Đông trải dài từ khoảng vĩ độ 39B -26°B và từ khoảng kinh độ 100°Đ - 121°Ð, kéo theo trục Tây Nam – Đông Bắc, nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Đây là biển nửa kín vì các đường thông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đều có các đảo, quần đảo bao bọc.
Biển Đông kết nối với các biển và đại dương xung quanh thông qua các eo biển: phía bắc nối với biển Hoa Đông qua eo biển Đài Loan và với Thái Bình Dương qua eo biển Ba-si; ở phía đông, qua eo biển Ba-la-bạc để nối các biển Xu-lu và Xê-lê-bet; phía nam nối với biển Gia-va qua các eo biển Ka-li-man-tan và Ga-xpa; phía tây nối với biển An-đa-man và Ấn Độ Dương qua eo biển Ma-lắc-ca.
(Trang 102)
EM CÓ BIẾT
Quần đảo Trường Sa của Việt Nam còn được gọi là quần đảo “bão tổ” vì hằng năm phải hứng chịu nhiều cơn bão đi qua hoặc hình thành ngay trên vùng biển này.
Biển Đông có cảnh quan thiên nhiên phong phú mang nhiều sắc thái của vùng biển nhiệt đới. Địa hình Biển Đông khá phức tạp với vùng đáy biển sâu, rộng, đường bờ biển dài. Vùng biển này còn có các cấu trúc địa lí như đảo san hô, rạn san hô, bãi cạn, bãi ngắm,...
Khí hậu Biển Đông mang tính chất nhiệt đới với nhiệt độ trung bình khoảng 27 - 28°C. Tuy nhiên, nhiệt độ và lượng mưa có sự thay đổi theo vĩ độ và theo mùa.
Biển Đông là khu vực hình thành và hoạt động của áp thấp nhiệt đới, bão, sóng thần và chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Mỗi năm trung bình thường có 9 – 10 cơn bão hình thành và hoạt động trên Biển Đông.
Vị trí địa lí và khí hậu đặc biệt tạo cho vùng Biển Đông sự đa dạng sinh học điển hình trên thế giới về cấu trúc thành phần loài động thực vật, hệ sinh thái và nguồn gen.
Trong lòng Biển Đông tổn tại các sinh vật cổ đại, sinh vật nhiệt đới điển hình, sinh vật đặc trưng của từng địa phương, sinh vật du nhập từ các nơi, sinh vật trú đông.
? 1. Quan sát lược đó (tr. 55), hãy xác định vị trí địa lí của Biển Đông. Từ đó, hãy kể tên các nước và vùng lãnh thổ tiếp giáp với Biển Đông.
2. Trình bày những đặc điểm nổi bật của Biển Đông.
2. Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông
a) Tuyến đường giao thông biển huyết mạch
Biển Đông có vị trí quan trọng trong giao thông hàng hải quốc tế, tập trung các tuyến đường biển huyết mạch kết nối Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu – châu Á, Trung Đông - Đông Á.
Năm trong số mười tuyến đường biển thông thương lớn nhất trên thế giới liên quan đến Biển Đông. Giao thông đường biển trong khu vực này nhộn nhịp đứng thứ hai thế giới, kết nối giữa các nước Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á, Trung Đông, châu Phi. Hơn 90% lượng vận tải của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua Biển Đông.
Khu vực Biển Đông có nhiều eo biển quan trọng như: eo Đài Loan, Ba-si, Ga-xpa, arsKa-li-man-tan và đặc biệt là Ma-lắc-ca.
Eo Ma-lắc-ca là điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng nhất châu Á, tạo nên "hành lang" hàng hải chính, giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nổi ba nước đông dân của thế giới là Ấn Độ, In-do-neakerse và Trung Quốc.
▼ Hình 1. Biển Việt Nam nằm trên con đường giao thông huyết mạch của thế giới
(Trang 103)
b) Nguồn tài nguyên thiên nhiên
EM CÓ BIẾT
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Biển Đông là vùng biển có tổng sản lượng đánh bắt cá hằng năm được xếp hạng thứ 4/19 trên thế giới. Sản lượng đánh bắt trung bình khoảng 6 triệu tấn hải sản, chiếm 10% tổng khối lượng toàn thế giới
Biển Đông là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với trữ lượng lớn như: sinh vật biển, khoáng sản (ti-tan, thiếc, chì, kẽm,...). Đặc biệt, Biển Đông là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới.
TƯ LIỆU. Biển Đông là nơi cư trú của trên 12 000 loài sinh vật, trong đó có khoảng 2 040 loài cá, 350 loài san hô, 662 loài rong biển, 12 loài có vú,... Trong khu vực này tập trung 221 loài cây nước mặn tạo nên diện tích rừng ngập mặn tương đối lớn. Khu vực thềm lục địa của Biển Đông có tiềm năng dầu khí cao như bồn trũng Bru-nây, Nam Côn Sơn, Hoàng Sa,...
(Theo Nguyễn Văn Âu, Địa lí tự nhiên Biển Đông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 33, 71-72)
Nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng của Biển Đông có giá trị cao đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, phục vụ đời sống hằng ngày của cư dân và phát triển kinh tế – xã hội của các nước trong khu vực.
c) Địa bàn chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương về quốc phòng - an ninh, giao thông vận tải và các hoạt động kinh tế khác.
Biển Đông là tuyến đường cơ động trên biển ngắn nhất giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương của các lực lượng quân sự. Các đảo và quần đảo trên Biển Đông cũng tạo thành tuyến phòng thủ tự nhiên đối với nhiều nước ven biển.
EM CÓ BIẾT
Các quốc gia giáp Biển Đông có sản lượng đánh bắt và nuôi trồng hải sản đứng hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin
Các nước như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Việt Nam,... đều có các hoạt động thương mại hàng hải, khai thác hải sản và dầu khí rất sôi động trên vùng biển này.
Các cảng biển lớn trong Biển Đông là điểm trung chuyển của tàu thuyền, trao đổi và bốc dỡ hàng hoá quan trọng nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương như các cảng: Xin-ga-po, Ku-an-tan (Ma-lai-xi-a), Ma-ni-la (Phi-líp-pin), Đà Nẵng (Việt Nam), Hồng Công (Trung Quốc)....
Theo ước tính sơ bộ, Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của hàng trăm triệu dân của các quốc gia thuộc châu Á – Thái Bình Dương. Các quốc gia Đông Nam Á ven biển đang được hưởng lợi ích trực tiếp từ Biển Đông trong phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.
? Em hãy phân tích tầm quan trọng của Biển Đông đối với các quốc gia trong khu vực.
(Trang 104)
3. Tầm quan trọng của các đảo và quần đảo trên Biển Đông
a) Vị trí
Hình 2. Lược đồ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam
(Trang 105)
Biển Đông có hàng nghìn đảo, quần đảo nằm rải rác với diện tích khác nhau. Một số đảo có diện tích lớn và đông cư dân sinh sống như Phú Quốc (Việt Nam), Kô Tao, Kô Sa-mui (Thái Lan), Hải Nam (Trung Quốc),...
Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nằm ở trung tâm của Biển Đông, có vị trí chiến lược quan trọng. Địa hình của hai quần đảo này là sự nối tiếp liên tục của lục địa Việt Nam từ đất liền ra biển.
Quần đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô ở khu vực phía bắc Biển Đông, gồm có hơn 37 đảo, đá, bãi cạn, cồn cát,... nằm trong phạm vi biển rộng khoảng 30 000 km².
Quần đảo Hoàng Sa nằm giữa kinh tuyến khoảng 111° Đ đến 113° Đ và trải từ vĩ tuyến 15°45'B đến 17°45'B. Các đảo lớn nhất có diện tích chỉ khoảng từ 1 - 1,5 km². Một số đảo rất gắn lục địa Việt Nam như đảo Tri Tôn cách Quảng Ngãi 135 hải lí và đảo Hoàng Sa cách Đà Nẵng 170 hải lí.
Quần đảo Trường Sa nằm ở phía đông nam của bờ biển Việt Nam, trải rộng trong một vùng biển rộng khoảng 180 000 km², bao gồm hơn 100 đảo, đá, bãi ngầm, bãi san hô.
Quần đảo Trường Sa nằm ở vị trí vĩ tuyến 6°30′B đến 12°B và khoảng từ kinh tuyến 111°30'Đ đến 117°20′ Đ. Đảo gần đất liền nhất là đảo Trường Sa, cách vịnh Cam Ranh (Khánh Hoà) 248 hải lí. Đảo cao nhất là Song Tử Tây và đảo có diện tích lớn nhất là Ba Bình (0,6 km²).
Quần đảo được chia làm tám cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên.
Hình 3. Đảo Trường Sa Lớn thuộc quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà)
b) Tầm quan trọng chiến lược
Hệ thống đảo, quần đảo trên Biển Đông án ngữ những tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng, kết nối các châu lục và có ý nghĩa chiến lược về quốc phòng, an ninh đối với nhiều quốc gia ven biển. Một số đảo, quần đảo có vị trí, điều kiện tự nhiên thích hợp để phát triển nền kinh tế biển toàn diện, xây dựng thành cơ sở hậu cần – kĩ thuật phục vụ hoạt động quân sự và kinh tế.
Đặc biệt, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có vị trí chiến lược quan trọng, giúp kiểm soát và bảo đảm an ninh cho các tuyến đường giao thông trên biển, trên không trong khu vực Biển Đông.
(Trang 106)
Với nguồn tài nguyên sinh vật, khoáng sản và du lịch đa dạng, các đảo, quần đảo trên Biển Đông là không gian hoạt động kinh tế có tầm quan trọng chiến lược. Một số ngành kinh tế biển có thể phát triển bền vững như du lịch, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, khai thác dược liệu biển và khoáng sản,...
Nằm trải rộng trên một vùng biển lớn, quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa tạo nên ngư trường đánh bắt hải sản khổng lồ với nhiều loài quý hiếm và có giá trị kinh tế cao như: tôm hùm, hải sâm, đối mồi, vích, ốc tai voi, rau câu,...
Hình 4. Một số loại sinh vật biển ở khu vực quần đảo Trường Sa
Nguồn tài nguyên khoáng sản ở các đảo và vùng biển xung quanh góm dầu mỏ, khí đốt, phốt phát, kết hạch sắt - man-gan, bùn đa kim, cát, vỏ sò,... có thể khai thác với trữ lượng lớn. Đặc biệt, khu vực biển của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa chứa đựng tài nguyên khí đốt đóng băng rất lớn, được coi là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai gần.
Kinh tế du lịch biển cũng có thể đẩy mạnh nhờ hệ sinh vật đa dạng dưới đáy biển, cảnh quan thiên nhiên đẹp ven biển và trên nhiều hòn đảo.
Tại các đảo cũng có thể xây dựng các khu bảo tồn biển, các trung tâm nghiên cứu để duy trì và phát triển các loài sinh vật hoang dã, các loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
? 1. Hãy xác định vị trí của các đảo, quần đảo trên Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa trên lược đồ hình 2 (tr. 104).
2. Nêu đặc điểm của các đảo, quần đảo trên Biển Đông. Hệ thống đảo, quần đảo trên Biển Đông có tầm chiến lược quan trọng như thế nào?
LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
Lập bảng hệ thống (hoặc sơ đồ tư duy) về tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông và của các đảo, quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông.
Sưu tầm tư liệu từ sách, báo và internet, nêu đề xuất của em về các biện pháp khai thác hiệu quả vị trí và tài nguyên thiên nhiên của Biển Đông.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn