BÀI 8: MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THẾ KỈ III TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX) | Lịch sử | CHỦ ĐỀ 4. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945) - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lịch sử 11- Bài 8- Mục 1-3- Nắm vững các cuộc khởi nghĩa, chiến tranh giải phóng dân tộc.


(trang 62)

Học xong bài này, em sẽ:

  • Xây dựng bảng tóm tắt nội dung chính và đánh giá được ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc.
  • Phân tích được bối cảnh lịch sử, trình bày được diễn biến chính và ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn và phong trào Tây Sơn.
  • Rút ra những bài học lịch sử chính và giải thích được giá trị của các bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
  • Tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc Việt Nam trong lịch sử, sẵn sàng tham gia đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

Lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh gợi cho em suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam? Hãy chia sẻ về một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc là minh chứng cho truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam mà em biết.

1. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc

Bảng tóm tắt một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời kì Bắc thuộc

Thời gian

Người lãnh đạo Chống chính quyền cai trị Diễn biến chính và kết quả
40-43 Hai Bà Trưng Nhà Hán

- Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội). Nghĩa quân đánh chiếm Mê Linh, Cổ Loa (Hà Nội) và Luy Lâu (Bắc Ninh). Thái thú Tô Định phải bỏ chạy về nước. Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, Trưng Trắc lên làm vua.

- Năm 43, Mã Viện đem quân tấn công. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại.

(trang 63)

248 Bà Triệu Nhà Ngô Bà Triệu lãnh đạo nhân dân vùng Cửu Chân nổi dậy ở căn cứ núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hoá). Khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng ra Giao Chỉ, làm rung chuyển chính quyền đô hộ. Quân Ngô do Lục Dận chỉ huy kéo sang đàn áp. Khởi nghĩa thất bại.
542-602 Lý Bí, Triệu Quang Phục Nhà Lương Năm 542, khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ, lật đổ chính quyền đô hộ. Sau đó, Lý Bí lập ra Nhà nước Vạn Xuân. Năm 545, quân Lương tiếp tục sang xâm lược, Triệu Quang Phục lãnh đạo cuộc khởi nghĩa và giành thắng lợi. Đến năm 602, nhà Lương đem quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại.
713-722 Mai Thúc Loan Nhà Đường Mai Thúc Loan kêu gọi nhân dân vùng Nam Đàn (Nghệ An) nổi dậy khởi nghĩa và nhanh chóng làm chủ vùng đất Hoan Châu. Sau đó, nghĩa quân tiến ra Bắc, đánh đuổi chính quyền đô hộ, làm chủ thành Tổng Bình. Cuối cùng, cuộc khởi nghĩa bị nhà Đường đàn áp.
Cuối thế kỉ VIII Phùng Hưng Nhà Đường

Phùng Hưng phát động khởi nghĩa ở Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội). Nghĩa quân đánh chiếm phủ thành Tổng Bình, giành quyền tự chủ trong một thời gian ngắn. Năm 791, nhà Đường đem quân sang đàn áp và chiếm lại.

905 Khúc Thừa Dụ Nhà Đường

Khúc Thừa Dụ lãnh đạo nhân dân tấn công thành Đại La, lật đổ chính quyền đô hộ, tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.

Các cuộc khởi nghĩa trong thời kì Bắc thuộc thể hiện tinh thần yêu nước, ý chítự chủ và tinh thần dân tộc trong cuộc đấu tranh chống lại các triều đại phong kiến phương Bắc để giành độc lập dân tộc. Đến đầu thế kỉ X, cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ và chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo đã kết thúc ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kì độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc.

TƯ LIỆU 1. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là sự trỗi dậy của ý thức tự chủ của nhân dân ta, phủ định hiên ngang cái cường quyền Đại Hán.

Mai Hắc Đế đã ngang nhiên phủ định quyền thống trị của đế chế Đường.

Khúc Thừa Dụ vừa là người có công thúc đẩy sự trưởng thành nhanh chóng của lực lượng dân tộc, vừa là người đặt nền móng vững vàng cho cuộc đấu tranh tiến tới độc lập hoàn toàn.

(Theo Phan Huy Lê (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập I, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr. 364, 375, 443, 451)

(trang 64)

?

1. Dựa vào thông tin trong bảng trên, hãy vẽ trục thời gian thể hiện các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc.

2. Em có nhận xét gì về kết quả của các cuộc khởi nghĩa trên?

3. Khai thác Tư liệu 1 và thông tin trong mục, hãy phân tích ý nghĩa của một số cuộc khởi nghĩa trong thời kì Bắc thuộc đối với lịch sử dân tộc.

2. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

a) Bối cảnh lịch sử

Năm 1407, cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ thất bại, nước Đại Ngu phải chịu ách đô hộ của phong kiến phương Bắc (1407 – 1427). Nhà Minh đặt Đại Ngu thành quận Giao Chỉ, chia thành các phủ, huyện để cai trị. Chúng thực hiện chính sách dùng người Việt để trị người Việt, đặt ra nhiều thứ thuế nặng nề, đồng thời dùng nhiều thủ đoạn nhằm huỷ diệt nền văn hoá của dân tộc ta.

TƯ LIỆU 2.

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.

Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,

...

Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,

Nặng thuế khoá sạch không đấm núi.

Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng.

Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc. cát nổi sâu, nước

...

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.

(Trích Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi in trong Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022, tr. 23)

?

Khai thác Tư liệu 2 và thông tin trong mục, em hãy phân tích bối cảnh lịch sửcủa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

b) Diễn biến chính

Đầu năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại vùng núi rừng Lam Sơn (Thanh Hoá). Cuộc khởi nghĩa trải qua bốn giai đoạn chính và giành thắng lợi vào năm 1427.

(trang 65)

hinh-anh-bai-8-mot-so-cuoc-khoi-nghia-va-chien-tranh-giai-phong-trong-lich-su-viet-nam-tu-the-ki-iii-truoc-cong-nguyen-den-cuoi-the-ki-xix-12372-0

Hình 1. Sơ đồ diễn biến chính của khởi nghĩa Lam Sơn

1418 Hoạt động du kích, bảo vệ và mở rộng căn cứ Lam Sơn

Ba lần rút quân lên núi Chí Linh (2 - 1418, 5-1418,3-1423)

1423 Hoà hoãn với quân Minh

1424 Chuyển hướng chiến lược vào Nghệ An, mở rộng địa bàn hoạt động; tiến quân ra Bắc

Hạ thành Trà Long; chiến thắng Khả Lưu, Bồ Ải; giải phóng Diễn Châu, Thanh Hoá, Tân Bình, Thuận Hoá

1426 Phân công tiêu diệt địch trên quy mô cả nước, giành thắng lợi

1427 Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động (11-1426), Chi Lăng - Xương Giang (10-1427)

EM CÓ BIẾT

Trong khởi nghĩa Lam Sơn từng diễn ra hai hội thể mở đầu và kết thúc cuộc khởi nghĩa nổi tiếng trong lịch sử.

  • Hội thể Lũng Nhai diễn ra vào năm 1416, Lê Lợi cùng 18 hào kiệt làm lễ kết nghĩa anh em, nguyện một lòng đánh giặc cứu nước.
  • Hội thể Đông Quan diễn ra vào tháng 12 - 1427, do Lê Lợi và Vương Thông dẫn đầu hai phái đoàn để chấm dứt chiến tranh, quân Minh rút về nước.

hinh-anh-bai-8-mot-so-cuoc-khoi-nghia-va-chien-tranh-giai-phong-trong-lich-su-viet-nam-tu-the-ki-iii-truoc-cong-nguyen-den-cuoi-the-ki-xix-12372-1

Hình 2. Lược đó khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

? Khai thác sơ đồ hình 1 và lược đồ hình 2, hãy trình bày diễn biến chính của khởi nghĩa Lam Sơn.

(trang 66)

c) Ý nghĩa lịch sử

Khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc có tính chất nhân dân rộng rãi, chấm dứt hơn 20 năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục nền độc lập, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.

hinh-anh-bai-8-mot-so-cuoc-khoi-nghia-va-chien-tranh-giai-phong-trong-lich-su-viet-nam-tu-the-ki-iii-truoc-cong-nguyen-den-cuoi-the-ki-xix-12372-2

Hình 3. Khu di tích Lam Kinh (Thanh Hoá) được nhà Lê xây dựng sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn

KẾT NỐI VỚI NGÀY NAY

Hội thể Đông Quan đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của khởi nghĩa Lam Sơn và thể hiện khát vọng nhân văn cao cả: mở nền thái bình muôn thuở, tắt muôn đời chiến tranh. Hội thể Đông Quan và những giá trị truyền thống hàng nghìn năm của Thăng Long - Đông Đô, đã góp phần kiến tạo nền tảng giá trị của Hà Nội hôm nay. Thủ đô nghìn năm văn hiến - Thành phố vì hoà bình.

TƯ LIỆU 3

... Xã tắc từ nay vững bên,

Giang sơn từ đây đổi mới.

Kiến khôn bĩ rồi lại thái,

Nhật nguyệt hồi rồi lại minh.

Muôn thuở nên thái bình vững chắc,

Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu.

(Trích Bình Ngô đại cáo, Sđd, tr. 19)

? Khai thác Tư liệu 3 và thông tin trong mục, hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

(trang 67)

3. Phong trào Tây Sơn (1771-1789)

a) Bối cảnh lịch sử

EM CÓ BIẾT

Trương Phúc Loan (? 1776) quê ở Thanh Hoá, là cậu ruột của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Sau khi chúa Nguyễn Phúc Khoát mất, ông tìm cách đưa Nguyễn Phúc Thuần lên ngôi chúa. Năm 1765, ông tự xưng làm Quốc phó, là người "bán quan, buồn ngục, sỬ dụng hình phạt và thuế má nặng nề", "tham của, thấy lợi thì tranh trước, nhà chứa vàng bạc, của cải vô số

Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Chúa Nguyễn Phúc Thuần nối ngôi lúc 12 tuổi, chỉ thích “chơi bời múa hát, quyền hành tập trung vào tay quyền thần Trương Phúc Loan. Nhiều quan lại trong triều cũng ăn chơi sa đoạ.

Chế độ tô thuế, lao dịch, binh dịch và tệ tham những đè nặng lên đời sống của nhân dân. Dinh Quảng Nam (gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định ngày nay) là nơi chế độ thuế khoá nặng nề và hà khắc nhất.

Nỗi bất bình, oán giận của các tầng lớp xã hội đối với chính quyền chúa Nguyễn ngày càng dâng cao. Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra.

? Khai thác thông tin trong mục, hãy phân tích bối cảnh lịch sử của phong trào Tây Sơn.

b) Diễn biến chính

Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (An Khê, Gia Lai) chống lại chính quyền họ Nguyễn. 1 thương đạo (An Khê, Gia Lai) chống lại chín

Bảng tóm tắt một số sự kiện chính của phong trào Tây Sơn

Thời gian

Sự kiện

Tháng 9 – 1773

Nghĩa quân chiếm được phủ thành Quy Nhơn.

Giữa năm 1774

Nghĩa quân kiểm soát được vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận.

Năm 1777

Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn.
Năm 1778 Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế, đóng đô ở thành Đồ Bàn (Quy Nhơn, Bình Định).
Tháng 1-1785 Đánh tan năm vạn quân Xiêm sau chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút.
Tháng 6-1786 Hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ vùng đất Đàng Trong.
Tháng 7 - 1786 Lật đổ chính quyền họ Trịnh.
Tháng 12-1788 Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc.
Năm 1789 Đại phá quân Thanh bằng chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.

(trang 68)

hinh-anh-bai-8-mot-so-cuoc-khoi-nghia-va-chien-tranh-giai-phong-trong-lich-su-viet-nam-tu-the-ki-iii-truoc-cong-nguyen-den-cuoi-the-ki-xix-12372-3

Hình 4. Lược đồ phong trào Tây Sơn

? Khai thác thông tin trong bảng và lược đồ hình 4, hãy trình bày diễn biến chính của phong trào Tây Sơn. 

c) Ý nghĩa lịch sử

Phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền chúa Nguyễn, chúa Trịnh và vua Lê, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc khôi phục nền thống nhất quốc gia. Đồng thời, phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, quân Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.

? Trình bày ý nghĩa của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc.

hinh-anh-bai-8-mot-so-cuoc-khoi-nghia-va-chien-tranh-giai-phong-trong-lich-su-viet-nam-tu-the-ki-iii-truoc-cong-nguyen-den-cuoi-the-ki-xix-12372-4

Hình 5. Tượng Quang Trung ở Bảo tàng Quang Trung (Bình Định)

(trang 69)

4. Bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam

Các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử dân tộc dù thắng lợi hay thất bại đều để lại những bài học lịch sử sâu sắc, còn nguyên giá trị đến ngày nay.

Thứ nhất, bài học về quá trình tập hợp lực lượng. Đây là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc chống ngoại xâm của dân tộc.

Hội thể Lũng Nhai với sự tập hợp của 18 anh hùng hào kiệt các nơi đã đặt cơ sở cho sự hình thành hạt nhân đầu tiên của bộ tham mưu khởi nghĩa Lam Sơn.

Trong dân gian cũng còn lưu truyền Nguyễn Trãi dùng mỡ viết chữ "Lê Lợi vì quân, Nguyễn Trãi vì thần" để gây dựng thanh thế, uy tín cho Lê Lợi, trở thành ngọn cờ hàng đầu tập hợp quần chúng nhân dân khởi nghĩa.

Khi Quang Trung tiến quân ra Bắc, đến Nghệ An, ông tổ chức một cuộc duyệt binh lớn, tự mình cưỡi voi ra trận để kêu gọi quân sĩ. Tại Thanh Hoá, Quang Trung cũng dừng lại để tuyển mộ thêm binh sĩ và đọc bài hiệu dụ quân sĩ tham gia đánh giặc. Nhờ vậy, lực lượng nghĩa quân Tây Sơn đã tăng lên nhanh chóng.

TƯ LIỆU 4. Vua Quang Trung đã từng kêu gọi binh sĩ: "Quân Thanh kéo sang xâm lấn nước ta, hiện chúng đã đóng ở thành Thăng Long, các ngươi có biết không?... Nay quân Thanh lại sang nước ta định chiếm làm quận huyện... Vì vậy ta phải kéo quân ra đuổi. Các anh em là người có hiểu biết, có tài năng, nên cùng ta đồng lòng dốc sức dựng lên công lớn".

(Ngô Gia Văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí, NXB Văn hoá, Hà Nội, 1958, tr. 371)

Thứ hai, bài học về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Đoàn kết là sức mạnh giúp nhân dân ta có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách. 

Với tư tưởng "Lấy nhân nghĩa đến thắng hung tàn, đem chí nhân mà thay cường bạo", nghĩa quân Lam Sơn không chỉ lôi cuốn được sự ủng hộ nhiệt tình, đoàn kết của nhân dân mà còn phân hoá được lực lượng của kẻ thù.

Bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn là hình ảnh thu nhỏ của khối đoàn kết toàn dân, với đầy đủ thành phần, lứa tuổi như: địa chủ (Lê Lợi), nho sĩ (Nguyễn Trãi), quý tộc (Trần Nguyên Hãn), thương nhân (Nguyễn Xí), dân nghèo (Nguyễn Chích), phụ đạo dân tộc thiểu số (Lê Lai)....

TƯ LIỆU 5.

Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới;

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.

(Trích Bình Ngô đại cáo, Sđd, tr. 15)

(trang 70)

Thứ ba, bài học về nghệ thuật quân sự với những kinh nghiệm đánh giặc dũng cảm và mưu trí, phong phú và độc đáo của cha ông ta.

Trong Bình Ngô sách, Nguyễn Trãi nêu lên "ba kế sách dẹp giặc Ngô", "không nói đến việc đánh thành mà lại khéo nói việc đánh vào lòng người (tâm công).

? Khai thác các tư liệu 4, 5 và thông tin trong mục, hãy rút ra những bài học lịch sửchính của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

1. Lập và hoàn thành bảng tóm tắt (theo gợi ý dưới đây) về các cuộc khởi nghĩa từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX.

Tên cuộc khởi nghĩa Thời gian Địa điểm Người lãnh đạo

Trận đánh lớn

Kết quả
           

2. Vẽ trục thời gian thể hiện những sự kiện lớn của phong trào Tây Sơn theo ý tưởng của em.

1. Tìm hiểu về bài thơ Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, xây dựng bảng tóm tắt thể hiện mối liên hệ giữa các câu thơ trong Bình Ngô đại cáo với các chiến thắng chính của khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1527)

2. Theo em, các bài học lịch sử từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? Lấy ví dụ chứng minh.

Tin tức mới


Đánh giá

BÀI 8: MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THẾ KỈ III TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX) | Lịch sử | CHỦ ĐỀ 4. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945) - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Lịch sử

  1. CHỦ ĐỀ 1: CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
  2. CHỦ ĐỀ 2: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
  3. CHỦ ĐỀ 3: QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á
  4. CHỦ ĐỀ 4. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)
  5. CHỦ ĐỀ 5: LÀNG XÃ VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ
  6. CHỦ ĐẾ 6: MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)
  7. CHỦ ĐỂ 7: LỊCH SỬ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.