(Trang 77)
Học xong bài này, em sẽ:
- Phân tích được nét chính về kinh tế của làng xã Việt Nam: kinh tế nông nghiệp, chế độ sở hữu ruộng đất, thủ công nghiệp, thương nghiệp làng xã.
- Phân biệt được các hình thức tổ chức xã hội của làng xã Việt Nam.
- Trình bày được sơ lược về bộ máy quản lí làng xã ở Việt Nam.
- Nhận diện được thế nào là hương ước, luật tục và ý nghĩa của nó.
Quanh năm kì cọm cày với bừa Vụ chiêm chưa xong, đã vụ mùa Màu mỡ ngô khoai làm chí chết Lại khi lo nắng, lúc lo mưa | Được mùa đã chẳng được là bao Lại còn thất bát với ba đào Vợ con đông đúc, sưu thuế ngặt Việc làng việc nước, tính làm sao? |
(Trích Á Nam Trần Tuấn Khải, Bài hát nhà quê, Nam kí thư quán, Hà Nội, 1928, tr. 5)
Đoạn thơ trên cho em biết những thông tin gì về đời sống kinh tế, xã hội của người nông dân trong các làng xã Việt Nam xưa? Theo em, những thông tin đó đã phản ánh được hết bức tranh kinh tế và quan hệ được hết xã truyền thống? ML NOT TRI tế THUC xã hội trong các làng
1. Kinh tế làng xã
a) Chế độ sở hữu ruộng đất
Chế độ sở hữu ruộng đất của làng xã gồm có sở hữu công (nhà nước) và sở hữu tư nhân. Hai hình thức này tương ứng với loại hình ruộng công và ruộng tư.
Ruộng công là ruộng do làng xã trực tiếp quản lí và phân chia cho các thành viên theo lệ làng hoặc theo quy định của nhà nước. Người nhận ruộng có nghĩa vụ nộp thuế và thực hiện nhiều nghĩa vụ khác.
Bộ phận ruộng đất tư nhân dẫn xuất hiện (bao gồm ruộng đất của địa chủ, ruộng của nông dân tư hữu và ruộng khai khẩn từ đất hoang,...). Với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và chính sách cho phép mua bán ruộng đất, tỉ lệ ruộng đất tư trong làng xã ngày càng tăng, đặc biệt dưới thời Nguyễn.
? Phân tích nét chính về chế độ sở hữu ruộng đất trong các làng xã Việt Nam.
(Trang 78)
b) Nông nghiệp
Nông nghiệp luôn được xem là nghề chính của đa số các hộ dân cư trong làng xã. Kinh tế nông nghiệp được hình thành và phát triển cùng với lịch sử lâu dài của dân tộc, gắn với quá trình khai hoang, phát triển văn hoá, xã hội. Trong suốt thời kì quân chủ, các triều đại luôn coi nghề nông là gốc.
Dưới thời quân chủ, Nhà nước đã có nhiều biện pháp nhằm khuyến khích nông nghiệp phát triển như: ban Chiếu khuyến nông, tổ chức lễ Tịch điền, tế đàn xã tắc... Bên cạnh đó, nhà nước còn quy định cấm giết mổ trâu, bò để bảo vệ sức kéo, thành lập cơ quan phụ trách về đê điều......
KẾT NỐI VỚI VĂN HỌC
Trong văn học dân gian, có nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về sự vất vả, cực nhọc của nghề nông, ví dụ
"Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đồng cay muôn phân
"Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bê
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông giá, trông ngày trông đêm.
Hình 1. Tái hiện Lễ tịch điền ở Đọi Sơn, Hà Nam (2019)
Trong nông nghiệp, nghề nông trống lúa là ngành sản xuất chính. Bên cạnh đó, cư dân còn trồng các loại cây hoa màu, nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt thuỷ hải sản,...
? 1. Phân tích nét chính về tình hình kinh tế nông nghiệp trong các làng xã Việt Nam.
2. Kinh tế nông nghiệp có vai trò như thế nào đối với nhà nước và làng xã?
c) Thủ công nghiệp, thương nghiệp
Thủ công nghiệp ra đời sớm và phát triển trên cơ sở kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước.
Thủ công nghiệp thường được sản xuất và chuyên môn hoá theo hộ gia đình và làng nghề. Sản phẩm từ các làng nghề thủ công ở mỗi vùng, miền có nét độc đáo riêng về mẫu mã và chủng loại. Tên của sản phẩm thường kèm theo tên của làng.
Hình 2. Nghề làm gốm Bát Tràng (Hà Nội)
Hình 3. Làng nghề nón lá Phú Gia (Bình Định)
(Trang 79)
Trên cả nước có hàng nghìn làng nghề thủ công, phân bố ở khắp các địa phương. Ở đồng bằng sông Hồng, làng nghề thủ công tập trung nhiều ở một số địa phương như: Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định,... Ở miền Trung, làng nghề tập trung chủ yếu ở Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên. Trong khi ở miền Nam, làng nghề thủ công phân bố nhiều ở Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận.
Bảng thống kê một số làng nghề thủ công tiêu biểu gắn với một số nhóm nghề
Nghề sản xuất | Làng nghề thủ công tiêu biểu |
Gốm, gạch | Bát Tràng (Hà Nội), Phù Lãng (Bắc Ninh), Hương Canh (Vĩnh Phúc), Phước Tích (Thừa Thiên Huế), Thanh Hà (Quảng Nam), Bàu Trúc (Ninh Thuận),... |
Dệt lụa/vải/thổ cẩm | Huê Cầu (Hưng Yên), Vạn Phúc (Hà Nội), Mã Châu (Quảng Nam),... |
Làm nón, dệt chiếu | Làng Chuông (Hà Nội), Nga Sơn (Thanh Hoá), Kim Long (Huế), Phú Gia (Bình Định), Thới Tân (Cần Thơ), Tân Duyệt (Cà Mau),... |
Mộc, tiện, chạm khắc gỗ | Phù Khê (Bắc Ninh), La Xuyên (Nam Định), Kim Bồng (Quảng Nam), Gò Công (Tiền Giang),... |
Đúc đồng, mĩ nghệ vàng bạc | Đại Bái (Bắc Ninh), Phường Đúc (Thừa Thiên Huế), Phương Danh (Bình Định), An Hội (Thành phố Hồ Chí Minh),... |
Dưới thời kì quân chủ, nhìn chung thương nghiệp còn hạn chế. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của các địa phương, nhiều hình thức trao đổi hàng hoá đã xuất hiện.
Hoạt động họp chợ ra đời và phát triển với nhiều hình thức khác nhau như: chợ làng, chợ chùa, chợ đình, chợ phiên. Riêng ở Nam Bộ còn có hình thức họp chợ trên sông (gọi là chợ nổi).
Hình 4. Chợ nổi Phong Điền, Cần Thơ
Hình 5. Chợ Phiên ở Mèo Vạc, Hà Giang
(Trang 80)
Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX: mỗi huyện có khoảng từ 14 đến 22 chợ và trung bình cứ từ 4 đến 7 làng lại có 1 chợ chung. Các chợ chung này họp định kì mỗi tháng khoảng 6 phiên,... khoảng 4 - 5 chợ phiên hợp lại thành một chu kì chợ khép kín.
Thương nghiệp ở làng xã còn được duy trì qua các làng buôn ở miền Bắc hoặc các thị tứ ở miền Trung và miền Nam. Một số làng buôn (hoặc thị tứ) nổi tiếng thường được nhắc đến như: Phù Lưu (Bắc Ninh), Đan Loan (Hải Dương), Đa Ngưu (Hưng Yên), Báo Đáp (Nam Định), Kiên Mỹ, An Thái (Bình Định),...
? 1. Phân tích những nét chính về thủ công nghiệp và thương nghiệp của làng xã Việt Nam.
2. Kể tên một số làng thủ công ở địa phương em hoặc ở nơi khác mà em biết.
2. Tổ chức và phương thức quản lí xã hội ở làng xã
a) Các hình thức tổ chức xã hội
- Tổ chức theo huyết thống – dòng họ -
Làng Việt Nam trước hết là tập hợp của những dòng họ. Trong các mối liên kết ở làng xã (theo địa vực, giới tính, nghề nghiệp, sở thích) thì mối liên kết họ hàng là bến vững hơn.
Sự liên kết dòng họ thường được thể hiện qua việc lập gia phả, xây dựng nhà thờ tổ và thực hiện các nghi lễ của dòng họ,...
- Tập hợp cư dân theo khu vực địa lí
Cư dân trong làng xã có sự gắn bó với nhau thông qua mối quan hệ địa vực – láng giềng. Họ tập hợp nhau theo các ngõ, xóm hoặc dọc theo chân đê, bờ sông, phân bố liên tục, đan xen hoặc lẻ tẻ
- Tập hợp theo nghề nghiệp và sở thích
Làng còn tổ chức theo nghề nghiệp hay sở thích dưới hình thức các hội như: hội Tư văn là hội của các nho sinh học chữ Hán, hội Làng binh là hội của những người đi lính và các quan võ về làng, hội Lão là hội của những người già trong làng....
Ở miền Bắc, những làng có kinh tế phát triển thì hầu hết đều có phường. Đây là tổ chức nghề nghiệp của những người làm nghề thủ công và buôn bán.
Bên cạnh đó, nếu tập hợp theo sở thích còn có hội vật, hội săn, hội làm vườn,...
? Phân tích và chỉ ra nét đặc trưng tiêu biểu của các hình thức tổ chức xã hội của làng xã Việt Nam.
(Trang 81)
b) Bộ máy và phương thức quản lí làng xã
Bộ máy quản lí làng xã truyền thống thường là sự kết hợp giữa quyền lực nhà nước và bộ phận tự quản.
Về hình thức quản lí, làng xã sử dụng luật tục và hương ước. Luật tục là những quy định được truyền từ đời này sang đời kia và được cộng đồng làng xã thừa nhận, làm theo.
Hương ước là bản ghi chép các điều lệ liên quan đến tổ chức và đời sống xã hội làng xã trên cơ sở các luật tục.
Hương ước, luật tục được xem như một “bộ luật riêng” của mỗi làng xã, có vai trò quan trọng trong việc quản lí, định hướng, điều chỉnh hành vi và lối sống của cư dân.
KẾT NỐI VỚI NGÀY NAY
Kế thừa những giá trị tốt đẹp của hương ước cổ trong lịch sử, hiện nay các hương ước, quy ước mới về việc xây dựng nếp sống văn mình ở các thôn, xóm vẫn được nhiều địa phương duy trì nhằm thực hiện tốt phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" ở nông thôn.
? Thế nào là luật tục, hương ước? Theo em, hương ước có ý nghĩa như thế nào trong việc quản lí làng xã Việt Nam từ xưa đến nay?
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Lập và hoàn thành sơ đồ tư duy thể hiện những nét chính về kinh tế và tổ chức xã hội ở làng xã Việt Nam.
1. Sưu tầm một bài i ca ca dao dao hoặc hoặc về vẻ nói về về chơ chợ hoặc làng nghề thủ công truyền thống.
2. Tìm hiểu từ sách, báo và internet về một làng thủ công ở địa phương (tỉnh, huyện). Viết bài giới thiệu (khoảng 500 từ) về làng nghề thủ công đó theo chủ để: “Bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống quê hương”.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn