BÀI 5: QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC VÀ CAI TRỊ CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DÂN Ở ĐÔNG NAM Á. CÔNG CUỘC CẢI CÁCH Ở XIÊM | Lịch sử | CHỦ ĐỀ 3: QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lịch sử 11- Bài 3 - Mục 1 đến 2 -Học xong bài này, em sẽ hiểu về thực dân phương Tây.


(Trang 38)

Học xong bài này, em sẽ:

  • Phân tích được quá trình các nước thực dân phương Tây xâm lược và thiết lập nền thống trị ở Đông Nam Á.
  • Giải thích được vì sao Vương quốc Xiêm không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
  • Biết cách sưu tầm tư liệu để tìm hiểu về quá trình các nước thực dân phương Tây xâm lược và cai trị Đông Nam Á.

Tại Bảo tàng Hàng hải ở Ma-lắc-ca (Ma-lai-xi-a), mô hình con tàu Phlo đờ Ma của Bồ Đào Nha bị đắm ở Ma-lắc-ca thu hút sự chú ý của đông đảo khách tham quan. Đây là một trong số những con tàu thuộc hạm thuyền hùng mạnh của thực dân Bồ Đào Nha tấn công xâm lược Vương quốc Ma-lắc-ca, cũng là một thương cảng sầm uất ở Đông Nam Á vào năm 1511. Sự kiện này đã mở đầu cho quá trình xâm lược và thống trị kéo dài nhiều thế kỉ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á. Quá trình thực dân phương Tây xâm lược và thiết lập nền thống trị ở các nước Đông Nam Á diễn ra như thế nào?

Hình 1. Mô hình con tàu Phlo đờ Ma

hinh-anh-bai-5-qua-trinh-xam-luoc-va-cai-tri-cua-chu-nghia-thuc-dan-o-dong-nam-a-cong-cuoc-cai-cach-o-xiem-12339-0

(Trang 39)

1. Quá trình xâm lược và thiết lập nền thống trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á

a) Quá trình xâm lược

Từ đầu thế kỉ XVI, các nước phương Tây bắt đầu mở rộng quá trình xâm nhập vào các nước Đông Nam Á. Trong thời gian đầu, quá trình này được tiến hành thông qua các hoạt động buôn bán và truyền giáo. Thông qua các thương điếm, các nước châu Âu mở rộng giao thương và từng bước chuẩn bị cho quá trình xâm lược.

Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây diễn ra trong bối cảnh phần lớn các nước Đông Nam Á bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng của chế độ phong kiến về chính trị, kinh tế, xã hội, với nhiều cuộc nổi dậy nhất là của nông dân.

hinh-anh-bai-5-qua-trinh-xam-luoc-va-cai-tri-cua-chu-nghia-thuc-dan-o-dong-nam-a-cong-cuoc-cai-cach-o-xiem-12339-1

Hình 2. Lược đồ các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

hinh-anh-bai-5-qua-trinh-xam-luoc-va-cai-tri-cua-chu-nghia-thuc-dan-o-dong-nam-a-cong-cuoc-cai-cach-o-xiem-12339-2Thuộc địa của Anh

hinh-anh-bai-5-qua-trinh-xam-luoc-va-cai-tri-cua-chu-nghia-thuc-dan-o-dong-nam-a-cong-cuoc-cai-cach-o-xiem-12339-3Thuộc địa của Pháp

hinh-anh-bai-5-qua-trinh-xam-luoc-va-cai-tri-cua-chu-nghia-thuc-dan-o-dong-nam-a-cong-cuoc-cai-cach-o-xiem-12339-4Thuộc địa của Hà Lan

hinh-anh-bai-5-qua-trinh-xam-luoc-va-cai-tri-cua-chu-nghia-thuc-dan-o-dong-nam-a-cong-cuoc-cai-cach-o-xiem-12339-5

Thuộc địa của Tây Ban Nha và sau của Mỹ

hinh-anh-bai-5-qua-trinh-xam-luoc-va-cai-tri-cua-chu-nghia-thuc-dan-o-dong-nam-a-cong-cuoc-cai-cach-o-xiem-12339-6Thuộc địa của Bồ Đào Nha

hinh-anh-bai-5-qua-trinh-xam-luoc-va-cai-tri-cua-chu-nghia-thuc-dan-o-dong-nam-a-cong-cuoc-cai-cach-o-xiem-12339-7Nước phụ thuộc Anh và Pháp

hinh-anh-bai-5-qua-trinh-xam-luoc-va-cai-tri-cua-chu-nghia-thuc-dan-o-dong-nam-a-cong-cuoc-cai-cach-o-xiem-12339-8Biên giới quốc gia ngày nay

  • Đối với Đông Nam Á hải đảo

Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây, bởi đây là khu vực giàu tài nguyên, có nguồn hương liệu và hàng hoá phong phú, nhiều thương cảng sầm uất nằm trên tuyến đường biển huyết mạch nối liền phương Đông và phương Tây.

(Trang 40)

TƯ LIỆU 1. Năm 1511, thực dân Bồ Đào Nha đánh chiếm Ma-lắc-ca (nay thuộc Ma-lai-xi-a)... Việc đánh chiếm Ma-lắc-ca là “một trong những đặc điểm quan trọng nhất của một kế hoạch chiến lược toàn diện” của người Bồ Đào Nha ở khu vực này.

(Theo D. G. E Hô, Lịch sử Đông Nam Á, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr. 379)

EM CÓ BIẾT

La-pu-la-pu, người anh hùng dân tộc của Phi-líp-pin, thủ lĩnh của thổ dân ở đảo Mác-tan, đã lãnh đạo đội quân đánh thắng thực dân Tây Ban Nha năm 1521. Hình ảnh của ông đã được chọn làm biểu tượng cho ý chí chiến đấu, sự dũng cảm của lực lượng Cảnh sát và Cục Phòng cháy chữa cháy của Phi-líp-pin ngày nay.

hinh-anh-bai-5-qua-trinh-xam-luoc-va-cai-tri-cua-chu-nghia-thuc-dan-o-dong-nam-a-cong-cuoc-cai-cach-o-xiem-12339-9

Hình 3. Tượng đài La-pu-la-pu ở đảo Mác-tan (Phi-líp-pin)

Giữa thế kỉ XVI, Phi-líp-pin chính thức bị thực dân Tây Ban Nha xâm lược và thống trị. Sau cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (1898), Phi-líp-pin đã trở thành thuộc địa của Mỹ.

Cuối thế kỉ XVI, thực dân Hà Lan bắt đầu quá trình xâm nhập In-đô-nê-xi-a. Nhưng phải đến giữa thế kỉ XIX, trải qua cuộc cạnh tranh quyết liệt với Bồ Đào Nha, Hà Lan mới hoàn thành việc kiểm soát nước này.

Mặc dù đến muộn hơn, nhưng bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, thực dân Anh đã nhanh chóng mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á. Đầu thế kỉ XX, toàn bộ vùng lãnh thổ ngày nay của Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây rơi vào tay người Anh dưới những hình thức cai trị khác nhau.

Như vậy, bằng những thủ đoạn khác nhau, từ buôn bán, xâm nhập thị trường, đến tiến hành chiến tranh xâm lược và cạnh tranh quyết liệt với nhau, trải qua gần bốn thế kỉ (từ đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX), thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á hải đảo.

  • Đối với Đông Nam Á lục địa

Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây đối với các quốc gia Đông Nam Á lục địa bắt đầu muộn hơn so với Đông Nam Á hải đảo, chính thức bắt đầu vào thế kỉ XIX.

Thực dân Anh sau hơn 60 năm (1824-1885), tiến hành ba cuộc chiến tranh mới chiếm được Miến Điện (Mi-an-ma). Thực dân Pháp phải trải qua cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài gần nửa thế kỉ (1858-1893) mới hoàn thành việc xâm chiếm ba nước Đông Dương.

(Trang 41)

hinh-anh-bai-5-qua-trinh-xam-luoc-va-cai-tri-cua-chu-nghia-thuc-dan-o-dong-nam-a-cong-cuoc-cai-cach-o-xiem-12339-10

Hình 4. Hải quân Anh tiến vào hải cảng ở Y-an-gun (Miến Điện) tháng 5 - 1824 (tranh vẽ)

hinh-anh-bai-5-qua-trinh-xam-luoc-va-cai-tri-cua-chu-nghia-thuc-dan-o-dong-nam-a-cong-cuoc-cai-cach-o-xiem-12339-11

Hình 5. Liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng (Việt Nam) ngày 1-9-1858 (tranh vẽ)

Đến đầu thế kỉ XX, các nước thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình thôn tính Đông Nam Á. Hầu hết các nước trong khu vực đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây. Vương quốc Xiêm (Thái Lan) tuy vẫn giữ được nền độc lập nhưng bị lệ thuộc vào nước ngoài về nhiều mặt và trở thành “vùng đệm” giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp.

? 1. Khai thác Tư liệu 1 và thông tin trong mục, em hãy phân tích quá trình thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa.

2. Theo em, cách thức tiến hành xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây có những điểm gì chung?

b) Chính sách cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á

Về chính trị, sau khi hoàn thành quá trình xâm lược, thực dân phương Tây tiến hành thiết lập nền thống trị ở Đông Nam Á dưới những hình thức khác nhau, nhưng đều có điểm chung là bên cạnh chính quyền thực dân, các thế lực phong kiến địa phương vẫn được duy trì như một công cụ để thi hành chính sách cai trị thuộc địa.

Về hình thức cai trị, dù các nước thực dân áp đặt hình thức cai trị trực tiếp hay gián tiếp, nhưng các quyền hành chính, lập pháp, tư pháp, ngoại giao, quân sự,... của các thuộc địa đều tập trung trong tay một đại diện của chính quyền thực dân.

Chính sách "chia để trị là phương thức phổ biến được thực dân phương Tây sử dụng nhằm chia rẽ, làm suy yếu sức mạnh dân tộc của các nước Đông Nam Á. Ngoài ra, chính quyền thực dân chú trọng việc xây dựng và sử dụng lực lượng quân đội người bản địa để bảo vệ bộ máy cai trị và đàn áp sự phản kháng của người dân thuộc địa.

Về kinh tế, chính quyền thực dân thực hiện chính sách bóc lột, khai thác các thuộc địa, biến các nước trong khu vực thành nơi cung cấp nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá, phục vụ lợi ích cho chính quốc.

(Trang 42)

TƯ LIỆU 2. Điểm chung của chính sách thống trị thực dân ở Đông Nam Á là khai thác, vơ vét và bòn rút các quốc gia trong khu vực bằng chính sách thuế khoá đánh vào các tầng lớp nhân dân bản địa, cướp ruộng đất lập đồn điền, bóc lột sức người, khai thác tài nguyên; thông qua khai thác triệt để sản phẩm nông nghiệp, tiếp tục đầu tư để bóc lột lâu dài trong công nghiệp... Vì vậy, cao su, cà phê, chè, lúa gạo là những sản vật đặc trưng của Đông Nam Á được thực dân phương Tây chú ý khai thác từ sớm.

(Theo Lương Ninh (Chủ biên), Đông Nam Á: Lịch sử từ nguyên thuỷ đến ngày nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2018, tr. 377)

hinh-anh-bai-5-qua-trinh-xam-luoc-va-cai-tri-cua-chu-nghia-thuc-dan-o-dong-nam-a-cong-cuoc-cai-cach-o-xiem-12339-12

Hình 6. Tình cảnh người dân In-đô-nê-xi-a dưới ách thống trị của thực dân Hà Lan (tranh vẽ)

Về văn hoá – xã hội, các nước thực dân phương Tây đã tìm mọi cách kìm hãm người dân ở các nước thuộc địa trong tình trạng lạc hậu, nghèo đói, đồng thời làm xói mòn giá trị truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á.

Hầu hết người dân các nước thuộc địa đều mù chữ: ở Mã Lai, năm 1931 chỉ có 8,5% dân số biết chữ; ở Việt Nam, năm 1926 chỉ có khoảng 6% trẻ em ở độ tuổi đi học được tới trường, trên 90% dân số không biết chữ. Cùng với chính sách ngu dân, thực dân phương Tây thi hành chính sách đầu độc người dân bản địa bằng rượu, thuốc phiện để dễ bể cai trị. Hệ thống y tế lạc hậu khiến cho tỉ lệ tử vong vì ốm đau, bệnh tật tăng cao, đặc biệt là trẻ em.

(Trang 43)

TƯ LIỆU 3. Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tố cáo chính sách thống trị của thực dân Pháp: “Một bên là những người bản xứ,... họ phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt trong những lao tác nặng nhọc nhất và bạc bẽo nhất để kiếm sống một cách chật vật, và hầu như chỉ bằng sức của họ thôi, để nuôi mọi ngân quỹ của chính quyền. Một bên là những người Pháp và người nước ngoài: họ đều đi lại tự do, tự dành cho mình tất cả các tài nguyên của đất nước, chiếm đoạt toàn bộ xuất nhập khẩu và tất cả các ngành nghề béo bở nhất, bóc lột trắng tráo trong cảnh dốt nát và nghèo khốn của nhân dân”.

(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2011, tr. 12)

BẢN ÁN CHẾ ĐỘ THỰC DÂN PHÁP

hinh-anh-bai-5-qua-trinh-xam-luoc-va-cai-tri-cua-chu-nghia-thuc-dan-o-dong-nam-a-cong-cuoc-cai-cach-o-xiem-12339-13

Hình 7. Trang bìa tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp

? Khai thác các tư liệu 2, 3 và thông tin trong mục, hãy phân tích chính sách cai trị của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á.

2. Công cuộc cải cách ở Vương quốc Xiêm

Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe doạ xâm lược của thực dân phương Tây. Từ năm 1851, vua Ra-ma IV đã tiến hành cải cách, chủ trương mở cửa buôn bán với nước ngoài. Đặc biệt, từ năm 1868, dưới thời vua Ra-ma V, Xiêm đã tiến hành hàng loạt cải cách quan trọng về ngoại giao, kinh tế, xã hội, hành chính, giáo dục,...

Về kinh tế: Trong nông nghiệp, năm 1874, Chính phủ Xiêm đã áp dụng biện pháp miễn trừ và giảm thuế nông nghiệp, tạo điều kiện cho việc khai khẩn đất mới; đến đầu thế kỉ XX, ban hành những quy định quản lí ruộng đất hiện đại. Trong công nghiệp, Chính phủ thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp, đường sắt,... Với việc mở cửa nền kinh tế từ nửa sau thế kỉ XIX, Băng Cốc đã trở thành trung tâm buôn bán của khu vực.

hinh-anh-bai-5-qua-trinh-xam-luoc-va-cai-tri-cua-chu-nghia-thuc-dan-o-dong-nam-a-cong-cuoc-cai-cach-o-xiem-12339-14

Hình 8. Vua Chu-la-long-kon (Ra-ma V)

Về hành chính, giáo dục: Từ năm 1892, Ra-ma V tiến hành cải cách hành chính theo mô hình phương Tây. Công tác giáo dục được nhà vua đặc biệt chú trọng. Năm 1898, sau khi đi khảo sát nền giáo dục ở châu Âu, nhà vua cho công bố Chương trình giáo dục đầu tiên ở Xiêm.

(Trang 44)

EM CÓ BIẾT

Trường Đại học Chu-la-long-kon được vua Va-di-ra-vút (Ra-ma VI), con trai của vua Chu-la-long-kon, thành lập năm 1917. Trường được xây dựng theo mô hình của các trường đại học châu Âu tiên tiến vào những năm đầu thế kỉ XX. Đây trường đại học lâu đời nhất và là một trong những trường danh tiếng ở khu vực Đông Nam Á.

hinh-anh-bai-5-qua-trinh-xam-luoc-va-cai-tri-cua-chu-nghia-thuc-dan-o-dong-nam-a-cong-cuoc-cai-cach-o-xiem-12339-15

Hình 9. Trường Đại học Chu-la-long-kon (Thái Lan)

Về ngoại giao: Trước mối đe doạ về chủ quyền đất nước từ các cường quốc phương Tây, năm 1897, Ra-ma V tiến hành chuyến công du sang các nước châu Âu, gặp gỡ đại diện các chính phủ Anh, Pháp, Đức, Nga,... nhằm mục tiêu xoá bỏ các hiệp ước bất bình đẳng đã kí trước đó.

Đầu thế kỉ XX, Chính phủ Xiêm kí một số hiệp ước với nội dung đồng ý cắt một số vùng lãnh thổ thuộc ảnh hưởng của Xiêm ở Lào, Cam-pu-chia, Mã Lai cho Pháp và Anh để bảo vệ nền độc lập của nước mình.

Công cuộc cải cách đã góp phần giải phóng sức lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển, mở cửa cho hàng hoá xuất khẩu..., đưa Vương quốc Xiêm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, từng bước hội nhập với thế giới trong những thập niên tiếp theo. Vương quốc Xiêm đã phát triển theo hướng khác biệt so với các quốc gia còn lại ở Đông Nam Á.

Trên cơ sở những thành tựu của công cuộc cải cách, Chính phủ Xiêm có thực lực để thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo, nhằm giữ vững nên độc lập và chủ quyền đất nước, không bị rơi vào tình trạng thuộc địa như những nước còn lại ở Đông Nam Á.

Như vậy, trong bối cảnh hầu hết các quốc gia trong khu vực đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây, công cuộc cải cách để hiện đại hoá, tăng cường sức mạnh đất nước như Vương quốc Xiêm đã tiến hành chính là một trong những con đường ứng phó hiệu quả với làn sóng xâm lược của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á.

? Hãy phân tích ý nghĩa của của công công cuộc cuộc cải cải cách cách ở ở Xiêm. Xiêm.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

1. Hãy lập trục thời gian thể hiện những nét chính về quá trình thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á.

2. Theo em, những chính sách cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á đã tác động như thế nào đối với các nước trong khu vực?

1. Sưu tầm tư liệu từ sách, báo và internet để viết bài giới thiệu (khoảng 300 từ) về quá trình thực dân phương Tây xâm lược một nước ở khu vực Đông Nam Á.

2. Đặt trong bối cảnh khu vực Đông Nam Á ở thế kỉ XIX, em sẽ có những đề xuất gì để đưa Việt Nam thoát khỏi nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây?

Tin tức mới


Đánh giá

BÀI 5: QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC VÀ CAI TRỊ CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DÂN Ở ĐÔNG NAM Á. CÔNG CUỘC CẢI CÁCH Ở XIÊM | Lịch sử | CHỦ ĐỀ 3: QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Lịch sử

  1. CHỦ ĐỀ 1: CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
  2. CHỦ ĐỀ 2: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
  3. CHỦ ĐỀ 3: QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á
  4. CHỦ ĐỀ 4. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)
  5. CHỦ ĐỀ 5: LÀNG XÃ VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ
  6. CHỦ ĐẾ 6: MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)
  7. CHỦ ĐỂ 7: LỊCH SỬ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.