Nội Dung Chính
(Trang 30)
Học xong bài này, em sẽ:
- Trình bày được sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu, phân tích được sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á và Mỹ La-tinh.
- Giải thích được nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.
- Nêu được ý nghĩa của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc, công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Nêu được nét chính về thách thức, triển vọng của chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, Việt Nam.
- Có ý thức trân trọng thành tựu, giá trị của chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng tham gia đóng góp vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Tại lễ kỉ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921-2021), Trung Quốc khẳng định đã hoàn thành “100 năm đầu tiên” xây dựng một xã hội toàn diện và đang hướng tới mục tiêu “100 năm thứ hai” - xây dựng Trung Quốc trở thành một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại về mọi mặt. Là nước có dân số đông nhất thế giới, sự lớn mạnh của Trung Quốc là một trong những minh chứng cho sự phát triển của chủ nghĩa xã hội. Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
1 . Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai
a) Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu
Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít ở châu Âu đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu (Ba Lan, Ru-ma-ni, Hung-ga-ri, Tiệp Khắc, An-ba-ni, Bun-ga-ri, Cộng hoà Dân chủ Đức). Những thành tựu của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là nguồn cổ vũ mạnh mẽ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Đông Âu. Quá trình phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu trải qua ba giai đoạn chính.
Hình 1. Quốc huy của Cộng hoà Dân chủ Đức
(Trang 31)
Hình 2. Sơ đồ khái quát sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu
Từ năm 1945 đến năm 1950
Sau khi thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu hoàn thành việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân: tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các nhà máy, xí nghiệp của tư bản, thực hiện các quyền tự do dân chủ,...
Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70
Đây là giai đoạn phát triển của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu. Với sự giúp đỡ của Liên Xô, sự nỗ lực của toàn thể nhân dân, các nước Đông Âu thực hiện công nghiệp hoá, điện khí hoá toàn quốc, phát triển nông nghiệp,... Từ những nước nghèo, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trở thành những quốc gia có nền công nghiệp, nông nghiệp phát triển.
Từ nửa sau những năm 70 đến năm 1990
- Từ nửa sau những năm 70, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu bắt đầu có sự suy giảm.
- Từ những năm 80, các nước Đông Âu lâm vào thời kì suy thoái, khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Cuối những năm 80, chế độ xã hội chủ nghĩa tan rà ở các nước Đông Âu. Ở Đức, sau khi Bức tường Béc-lin sụp đổ (1989), việc thống nhất nước Đức được thực hiện với sự sáp nhập Cộng hoà Dân chủ Đức vào Cộng hoà Liên bang Đức (1990).
? Khai thác sơ đồ hình 2, hãy tóm tắt nét chính về sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
b) Sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á và Cu-ba
- Sự mở rộng của chủ nghĩa xã 1 hội hội ở ở châu châu
Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong Chi Chiến tranh thế giới thứ hai đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh mẽ. Một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Lào sau khi giành được độc lập đã đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Hình 3. Mao Trạch Đông công bố thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
Sau khi Trung Quốc hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập (1949) và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
(Trang 32)
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi năm 1954, miền Bắc Việt Nam được giải phóng và đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau khi hoàn toàn giải phóng miền Nam (tháng 4-1975) và thực hiện thống nhất đất nước (năm 1976), cả nước Việt Nam tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tháng 12-1975, sau khi hoàn thành cách mạng giải phóng đất nước, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào chính thức thành lập và đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Việc các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đánh dấu sự mở rộng, tăng cường sức mạnh của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu. Vượt qua những khó khăn của thời kì khủng hoảng, suy thoái trong những năm 80, 90 của thế kỉ XX, các nước Trung Quốc, Việt Nam, Lào thực hiện thành công cuộc cải cách, đổi mới, kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa và đạt được những thành tựu to lớn.
- Cu-ba – nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở khu vực Mỹ La-tinh
Sau thắng lợi của cách mạng Cu-ba năm 1959, nước Cộng hoà Cu-ba được thành lập. Từ năm 1961, Cu-ba bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là chính sách cấm vận của Mỹ, nhưng nhân dân Cu-ba vẫn kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Cu-ba đạt được nhiều thành tựu to lớn về các mặt kinh tế, văn hoá, giáo dục, đặc biệt là về y tế.
EM CÓ BIẾT
Trong chuyến thăm Cu-ba hồi tháng 7-2014, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Ma-ga-ret Chan nhận xét: "Cu-ba là quốc gia duy nhất có hệ thống y tế gắn liền giữa nghiên cứu và phát triển" (giữa công nghệ sinh học và công nghiệp dược). Về giáo dục, Chương trình "Tôi có thế đi học" của Cu-ba giúp trên 5 triệu người dân của hàng chục nước ở khu vực Mỹ La-tinh biết đọc, biết viết...
Hình 4. Thủ đô La Ha-ba-na của Cu-ba ngày nay
EM CÓ BIẾT
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa duy nhất trên thế giới, chiếm khoảng 17% diện tích, 99% dân số và 7% sản lượng công nghiệp của thế giới. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống xã hội chủ nghĩa chiếm khoảng 1/4 diện tích đất nổi của Trái Đất (hơn 35 triệu km²), 35% dân số và 30% giá trị tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
Như vậy, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã trở thành một hệ thống thế giới, trải dài từ châu Âu sang châu Á, lan tới vùng biển Ca-ri-bê thuộc khu vực Mỹ La-tinh. Các nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển và lớn mạnh, có ảnh hưởng quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế.
(Trang 33)
Hình 5. Lược đó hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đến những năm 80 của thế kỉ XX
?
1. Hãy nêu những nét chính về sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á (Trung Quốc, Việt Nam, Lào) và khu vực Mỹ La-tinh (Cu-ba).
2. Hãy nêu nhận xét của em về sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở châu Á.
2. Nguyên nhân khủng hoảng, sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô
Thắng lợi của mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, trở thành khuôn mẫu cho các nước xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, sự vận dụng một cách máy móc mô hình này dẫn tới những hậu quả tiêu cực.
Hình 6. Bức tường Béc-lin bị phá huỷ vào tháng 11 – 1989
TƯ LIỆU 1. “Do duy trì quá lâu những khuyết tật của mô hình cũ của chủ nghĩa xã hội, chậm trễ trong cách mạng khoa học và công nghệ, nhiều nước xã hội chủ nghĩa đã lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Ở một số nước, Đảng Cộng sản và Công nhân không còn nắm vai trò lãnh đạo, chế độ xã hội đã thay đổi.”
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 51, NXB Chính trị quốc gia, 1991, tr. 132)
(Trang 34)
Như vậy, nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô là tổng hợp của nhiều yếu tố. Trong đó, nguyên nhân cơ bản bao gồm:
Thứ nhất, do đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô và các nước Đông Âu mang tính chủ quan, duy ý chí, áp dụng máy móc mô hình kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp trong nhiều năm; chậm đổi mới cơ chế và hệ thống quản lí kinh tế.
Thứ hai, những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại không được áp dụng kịp thời vào sản xuất; năng suất lao động xã hội suy giảm dẫn tới tình trạng trì trệ kéo dài về kinh tế, sự sa sút, khủng hoảng lòng tin trong xã hội.
Thứ ba, quá trình cải cách, cải tổ phạm sai lầm nghiêm trọng về đường lối, cách thức tiến hành. Việc đổi mới chính trị đi trước quá trình cải tổ kinh tế, sự xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản khiến cho khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng, trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu, sự tan rã của Liên Xô.
Thứ tư, hoạt động chống phá của các lực lượng thù địch ở trong nước và các thế lực bên ngoài góp phần làm gia tăng tình trạng bất ổn và rối loạn.
?
1. Khai thác Tư liệu 1 và thông tin trong mục, em hãy trình bày nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.
2. Theo em, nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao?
(Trang 35)
Về kinh tế, tổng sản phẩm trong nước (GDP) đã tăng từ 367,9 tỉ nhân dân tệ (1978) lên 82 700 tỉ nhân dân tệ (2017), quy mô kinh tế tăng gần 225 lần. Bình quân tăng trưởng hàng năm là 9,5%, vượt xa mức trung bình thế giới là 2,9%. Quy mô GDP từ vị trí thứ tám thế giới (trong thập kỉ 80), vươn lên vị trí thứ hai thế giới (2010). Tỉ lệ hộ nghèo ở nông thôn Trung Quốc cũng giảm từ 96% (1980) xuống 6% (2015).
EM CÓ BIẾT Trải qua 40 năm phát triển "thần tốc" (1980 - 2020), từ một làng chài hoang vắng ở tỉnh Quảng Đông, Thâm Quyến trở thành trung tâm công nghệ cao, một trong bảy đặc khu kinh tế hàng đầu của Trung Quốc. Là một thành phố hiện đại với 13 triệu dân, Thâm Quyến có mức tăng trưởng GDP trung bình hằng năm 20,7%, kinh tế đứng thứ 5 trong danh sách các thành phố đứng đầu châu Á. |
Cùng với sự phát triển kinh tế, Trung Quốc đạt được những bước tiến quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề xã hội: chú trọng công bằng xã hội, xây dựng hệ thống an sinh xã hội lớn nhất thế giới. Những thành tựu trong công cuộc cải cách – mở cửa cho thấy sự đúng đắn của con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế. Trung Quốc đang bước tiếp trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, đưa đất nước ngày càng giàu có và cường thịnh hơn.
- Thành tựu chính và ý nghĩa của công cuộc đổi mới ở Việt Nam
Công cuộc đổi mới được thực hiện từ năm 1986 và thu được những thành tựu to lớn bằng việc chuyển đổi thành công nến kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
TƯ LIỆU 2. “Nhờ thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế bắt đầu phát triển và phát triển liên tục với tốc độ tương đối cao trong suốt 35 năm qua với mức tăng trưởng trung bình khoảng 7% mỗi năm. Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2020 đạt 342,7 tỉ đô la Mỹ (USD), trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN. Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 17 lần, lên mức 3 512 USD; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008."
(Nguyễn Phú Trọng, Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Sđd, tr. 31)
(Trang 36)
35 năm ĐỔI MỚI
1986-2021
GDP bình quân đầu người của Việt Nam từ năm 1986-2020 (USD)
Tổng GDP nền kinh tế Việt Nam từ năm 1986 (tỉ USD)
Hình 8. Một số thành tựu của Việt Nam trong 35 năm đổi mới
Những thành tựu của công cuộc đổi mới ở Việt Nam khẳng định tính tất yếu của con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
? Khai thác Tư liệu 2 và thông tin trong mục, em hãy nêu ý nghĩa của công cuộc cải cách – mở cửa của Trung Quốc và công cuộc đổi mới của Việt Nam đối với sự phát triển của chủ nghĩa xã hội.
b) Thách thức và triển vọng của chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, Việt Nam
- Thách thức và triển vọng của chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc
Sau hơn 40 năm tiến hành cải cách – mở cửa, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật về mọi mặt, song cũng đứng trước những thách thức lớn.
Vấn đề đặt ra đối với kinh tế Trung Quốc hiện nay là sự suy giảm tốc độ, chất lượng tăng trưởng kinh tế còn thấp, mất cân bằng, không bền vững. Những hệ luỵ để lại cho nền kinh tế sau thời gian tăng trưởng tốc độ cao chưa được khắc phục kịp thời, như cạn kiệt các nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường, mức độ chênh lệch giàu – nghèo, phát triển không cân đối,...
Về triển vọng, Trung Quốc tiếp tục con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Kế hoạch phát triển của Trung Quốc gồm hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất, từ năm 2020 đến năm 2035, thực hiện hiện đại hoá chủ nghĩa xã hội. Giai đoạn thứ hai, từ năm 2035 đến giữa thế kỉ XXI, xây dựng Trung Quốc thành cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại, giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hoà và tươi đẹp.
(Trang 37)
- Thách thức và triển vọng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Trải qua hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, bên cạnh thành tựu đạt được, Việt Nam đứng trước những thách thức không nhỏ trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều vướng mắc, bất cập. Năng lực và trình độ công nghệ của nền kinh tế nhìn chung còn thấp. Công nghiệp vẫn chủ yếu gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng không cao. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu,...
Về xã hội, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, chất lượng giáo dục, chăm sóc y tế và nhiều dịch vụ công ích khác còn hạn chế,...
Về triển vọng, Việt Nam tiếp tục phát huy những thành tựu của công cuộc đổi mới, kiên trì mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội.
TƯ LIỆU 3. Văn kiện Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỉ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sự phát triển của Trung Quốc, Việt Nam chứng minh chủ nghĩa xã hội có những triển vọng thực sự. Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng chủ nghĩa xã hội tiếp tục phát triển trong hiện tại và là triển vọng tương lai của nhân loại.
? 1. Khai thác thông tin trong mục, nêu thách thức và triển vọng của chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc.
2. Khai thác Tư liệu 3 và thông tin trong mục, nêu những thách thức và triển Thoi Viet Nam some vọng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Lập bảng tóm tắt về sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai và sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á (Trung Quốc, Việt Nam, Lào) và Cu-ba.
2. Phân tích ý nghĩa của công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc và công cuộc đổi mới ở Việt Nam đối với sự phát triển của chủ nghĩa xã hội.
Liên hệ và cho biết: Sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã để lại những bài học gì đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay?
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn