(Trang 87)
Học xong bài này, em sẽ:
- Giải thích được khái niệm cải cách.
- Phân tích được những biểu hiện của các cuộc cải cách.
- Tóm tắt được bối cảnh lịch sử, nội dung và đánh giá ý nghĩa cuộc cải cách của nhà Hồ.
- Nêu được nhận xét về nguyên nhân thất bại của triều Hồ trong sự nghiệp cải cách và kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
Trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng cuối triều Trần, Hồ Quý Ly – một quý tộc có thể lực, nắm giữ cương vị chủ chốt trong triều, về sau trở thành vị vua đầu tiên của triều Hồ - đã tiến hành công cuộc cải cách. Em hiểu cải cách là gì? Hãy cùng chia sẻ những điều em biết về cải cách của Hồ Quý Ly, cũng như kết quả, tác động của cuộc cải cách đó trong lịch sử.
1. Khái lược về cải cách
Khái niệm cải cách
TƯ LIỆU 1.
1.1. Cải cách là đổi mới cho tiến bộ hơn, cho phù hợp với sự tiến bộ chung
của xã hội mà không đụng tới nền tảng của chế độ hiện hành. (Theo Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông)
Khái niệm này nhấn mạnh đến mục tiêu, kết quả mà cải cách mang đến cho xã hội là ngày càng tiến bộ hơn và nhấn mạnh bản chất của xã hội vẫn không thay đổi.
1.2. Cải cách là một biện pháp được thực hiện để giải quyết những đòi hỏi của thực tiễn với mục tiêu rõ ràng, chương trình cụ thể và yêu cầu phải hoàn tất trong một thời gian nhất định.
(Trang 88)
Theo cách định nghĩa này có thể hiểu cải cách là một con đường hay một cách thức nhằm đáp ứng những đòi hỏi của xã hội.
1.3. Cải cách là sự điều chỉnh lớn đối với các cấu trúc chính trị, văn hoá, xã hội mang tính hệ thống và được hoạch định rõ ràng, có lộ trình cụ thể.
Cải cách là quá trình cải biến có kế hoạch cụ thể trên một hay nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội để đạt mục tiêu hoàn thiện một hay một số nội dung của lĩnh vực đó nhằm hướng tới sự phát triển tiến bộ, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn nhưng không làm thay đổi bản chất của chính quyền trong nước (chế độ chính trị đương thời).
- Biểu hiện của cải cách
Một cuộc cải cách có thể tiến hành trên nhiều lĩnh vực nhưng cũng có cuộc cải cách chỉ tiến hành trên từng lĩnh vực như: hành chính, kinh tế, văn hoá, xã hội,...
Cải cách có thể tiến hành ở từng lĩnh vực thiết yếu nhất, vào những thời điểm lịch sử thuận lợi hoặc đặt ra những đòi hỏi cấp thiết nhất với các mức độ cụ thể.
Cải cách của Hồ Quý Ly diễn ra vào cuối thế kỉ XIV - đầu thế kỉ XV chủ yếu trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội. Cải cách của vua Minh Mạng thế kỉ XIX cũng chỉ tập trung chủ yếu trên lĩnh vực quản líhành chính, không nhằm làm thay đổi chế độ quân chủ.
- Các cuộc cải cách trong lịch sử Việt Nam trước năm 1858
Trong lịch sử Việt Nam đã xuất hiện nhiều cuộc cải cách với quy mô và nội dung, vị trí và tác dụng khác nhau đối với sự phát triển của xã hội, đất nước.
Bảng thống kê một số cuộc cải cách tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam trước năm 1858
STT | Các cuộc cải cách | Thời gian |
1 | Cải cách của họ Khúc (Khúc Thừa Dụ , Khúc Hạo) | Thế kỉ X |
2 | Công cuộc đời đô của Lý Công Uẩn | Thế kỉ XI |
3 | Cải cách của Trần Thủ Độ | Thế kỉ XIII |
4 | Cải cách của Hồ Quý Ly | Cuối thế kỉ XIV - đầu thế kỉ XV |
5 | Cải cách của Lê Thánh Tông | Thế kỉ XV |
6 | Sự nghiệp đổi mới của Đào Duy Từ ở Đàng Trong | Thế kỉ XVI |
7 | Cải cách của Trịnh Cương ở Đàng Ngoài | Thế kỉ XVIII |
8 | Cải cách của Minh Mạng | Thế kỉ XIX |
?
1. Khai thác Tư liệu 1 và thông tin trong mục, em hãy cho biết cải cách là gì?
2. Trình bày những biểu hiện của các cuộc cải cách. Từ thông tin trong bảng trên, em có nhận xét gì về thời gian, người đứng đầu của những cuộc cải cách?
(Trang 89)
2. Cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ
a) Bối cảnh lịch sử
Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần lâm vào cuộc khủng hoảng, ngày càng suy yếu. Tầng lớp quý tộc có xu hướng ăn chơi hưởng lạc, đất nước lâm vào khủng hoảng, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì nổ ra.
TƯ LIỆU 2. Vua Trần Dụ Tông “sai đào hồ lớn ở vườn ngự nơi hậu cung, trong hồ chất đá làm núi,... Bốn mặt khai thông cho nước sông vào. Lại đào hồ khác, bắt dân chở nước mặn chứa vào hồ để nuôi cá, hải sản... Nay xây cất, mai tu đạo, không lúc nào ngớt việc".
(Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Việt sử thông giám cương mục,
NXB Giáo dục, 2007, tr. 616-617)
Nhà Trần cũng tỏ ra bất lực trước các cuộc tấn công của Chăm-pa và sự đe doạ của nhà Minh.
Trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIV, Chăm-pa đã 16 lần tấn công Đại Việt. Nhiều lần nhà Trần đem quân chống cự nhưng không cũng ít lần bị thất bại.
Nhà Minh nhiều lần đòi Đại Việt phải cung cấp lương thực cho binh lính đóng ở biên giới. Có lần, nhà Minh đi đánh người Man ở Quảng Tây đã yêu cầu Đại Việt giúp 5 vạn quân, 50 vạn hộc lương. Để tạm yên mặt Bắc, nhà Trần đã phải đáp ứng những yêu cầu trên.
Trong bối cảnh đó, năm 1397, Hồ Quý Ly ép vua Trần dời đô vào Thanh Hoá. Năm 1400, ông buộc vua Trấn nhường ngôi, lập ra triều Hồ,
EM CÓ BIẾT
Hồ Quý Ly (1336-1407) quê ở Vĩnh Lộc, Thanh Hoá. Nhờ có quan hệ ngoại thích và có tài năng, Hồ Quý Ly được nhà Trần tin dùng, giữ các chức vụ cao trong triều đình, sau đó dẫn thâu tóm quyền lực.
? Khai thác Tư liệu 2 và thông tin trong mục, mục, em hãy trình bày bối cảnh lịch sử của cải cách Hồ Quý Ly và triều Hổ.
b) Nội dung chính
Hồ Quý Ly đã tiến hành một cuộc cải cách khá hệ thống trên hầu hết các lĩnh vực nhằm củng cố chế độ quân chủ tập quyền và giải quyết các mâu thuẫn về kinh tế, xã hội xuất hiện cuối thời Trần.
Xoá bỏ chế độ lấy người tôn thất làm chức chỉ huy quân sự cao cấp | Đặt lại quy chế về hệ thống quan lại địa phương | - Phát hành tiền giấy - Định lại cách thi cử - Soạn sách Quốc ngữ thì nghĩa bằng chữ Nôm - Hạn chế Phật giáo | Ban hành chính sách hạn điền | - Ban hành chính sách hạn nô - Định quan chế và hình luật - Lập số hộ khẩu | Ban hành chính sách thuế mới |
1375 | 1379 | 1396 | 1397 | 1401 | 1402 |
Hình. Sơ đồ một số biện pháp cải cách chính của Hồ Quý Ly
(Trang 90)
- Về chính trị, quân sự
Hồ Quý Ly tiến hành các biện pháp để củng cố chế độ quân chủ tập quyền: cải tổ quy chế quan lại, lập lại kỉ cương....
Nhà Hồ tăng cường lực lượng quân đội chính quy, xây dựng nhiều thành luỹ như Tây Đô (Thanh Hoá), Đa Bang (Hà Nội),... chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền chiến,...
Nhà Hồ biên hết vào số các nhân khẩu từ 2 tuổi trở lên, đều lấy số hiện tại làm thực số. Khi làm xong, số người từ 15 tuổi trở lên, 60 tuổi trở xuống tăng gấp nhiều lần so với trước.
- Về kinh tế, xã hội
Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy Thông bảo hội sao, cải cách chế độ thuế khoá, thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước.
Vua hạ lệnh cho người đem tiền đến đổi, mỗi quan tiền đồng đổi lấy 1 quan 2 tiền giấy. Ai làm tiền giấy giả thì bị tội chém. Ai giấu tiền đồng, không nộp thì phải tội như làm tiền giấy giả.
Thuế đình nam trước đồng loạt thu 3 quan mỗi người, nay thu theo mức sở hữu ruộng đất, người không có ruộng, trẻ mồ côi,.. được miễn. Thuế và tô ruộng trước mỗi mẫu 3 thăng thóc, nay tăng lên 5 thăng, bãi dâu lại giảm nhiều và thu theo 3 hạng.
Nhằm hạn chế quyền lực của quý tộc Trần, nhà Hồ thực hiện chính sách hạn điển, hạn nô.
TƯ LIỆU 3. “Các đại vương và trưởng công chúa thì ruộng không hạn chế, cho đến thứ dân thì ruộng chỉ 10 mẫu thôi."
“Phép hạn gia nó, chiếu theo phẩm cấp mà có số khác nhau, thừa ra thì sung vào Nhà nước. Mỗi người phải trả 5 quan tiến. Người nào đáng được có gia nô phải xuất trình chúc thư ba đời. Gia nô người ngoại quốc thì không có hạn lệ. Các gia nô đếu thích vào trán để đánh dấu... P
(Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, Sđd, tr. 192, 231)
- Về văn hoá, giáo dục
Nhà Hồ thực hiện cải cách chế độ học tập và thi cử để tuyển chọn nhân tài. Kì thi Thái học sinh đầu tiên (năm 1400) của nhà Hồ tuyển chọn được nhiều người giỏi. Nho giáo được đề cao. Văn hoá dân tộc được chú trọng với việc khuyến khích sử dụng chữ Nôm để dịch sách chữ Hán, dạy học và sáng tác văn chương....
? Khai thác Tư liệu 3 và thông tin trong mục, hãy trình bày những nội dung chính trong cải cách của Hồ Quý Ly và nhà Hồ.
3. Kết quả và ý nghĩa
Cải cách của Hồ Quý Ly và nhà Hồ có nhiều điểm tiến bộ, góp phần củng cố quyền lực của chính quyền trung ương. Cuộc cải cách đã chuyển từ chế độ quý tộc tôn thất thời Trần sang chế độ quân chủ quan liêu theo mô hình Nho giáo.
(Trang 91)
Với chính sách hạn điển, hạn nô, nhà Hồ đã giảm bớt thế lực tầng lớp quý tộc, hạn chế kinh tế điển trang, thái ấp và chế độ bóc lột nông nô, nô tì của tầng lớp quý tộc Trần, giải phóng sức sản xuất lao động.
Những cải cách trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục của Hồ Quý Ly thể hiện tư tưởng tiến bộ nhằm xây dựng một nền văn hoá, giáo dục mang bản sắc dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, những cải cách đó vẫn còn chưa triệt để và kết quả trong thực tế còn hạn chế.
Năm 1403, tiền giấy Thông bảo hội sao vẫn không được dân chúng tin dùng nên Nhà nước phải định giá tiền giấy cho mua bán với nhau. Bấy giờ, người buôn bán phần nhiều chê tiền giấy.
Chính sách hạn điền hạn chế cả sự phát triển của chế độ tư hữu ruộng đất với quy định "thứ dân” sở hữu tối đa không được quá 10 mẫu làm cho tầng lớp quý tộc, những người giàu có bị tước mất ruộng đắt; còn lợi ích tầng lớp nông dân nghèo và nô tì thì chưa thực sự rõ ràng.
Chính sách hạn nô không làm cho nô tì được giải phóng mà chuyến từ quý tộc, tư nhân sang Nhà nước. Chính sách tô thuế ruộng từ 3 thăng tăng lên 5 thăng/mẫu cũng gây bất bình đối với nhân dân.
Cải cách về văn hoá, giáo dục dù có những tiến bộ nhất định nhưng cũng vấp phải phản ứng của quý tộc Phật giáo lúc đó còn đang đông đảo và mạnh mẽ.
Giữa lúc công cuộc cải cách đang thực hiện, các mâu thuẫn xã hội diễn biến phức tạp, nhà Minh đã tận dụng cơ hội tiến hành xâm lược Đại Ngu.
Hạn chế của công cuộc cải cách đã ảnh hưởng đến khả năng thu phục và đoàn kết nhân dân chống giặc ngoại xâm của nhà Hồ. Cuộc xâm lược của nhà Minh là một nhân tố khách quan khiến cho công cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và nhà Hồ thất bại.
? 1. Hãy đánh giá về kết quả và ý nghĩa của cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và nhà Hồ.
2. Phân tích hạn chế của những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly.
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Lập và hoàn thành bảng hệ thống (theo gợi ý dưới đây) về các nội dung chủ yếu trong cải cách của Hồ Quý Ly.
Thời gian | Nội dung cải cách | Ý nghĩa |
2. Có nhận định cho rằng: “Hồ Quý Ly là một nhà cải cách lớn, kiên quyết và táo bạo”. Em có đồng ý với nhận định đó không? Vì sao?
Theo em, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm nào từ sự thất bại của nhà Hồ trong cải cách và kháng chiến bảo vệ Tổ quốc đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn