BÀI 14: CUỘC CẢI CÁCH CỦA MINH MẠNG (NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX) | Lịch sử | CHỦ ĐẾ 6: MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858) - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lịch sử 11- Bài 14- Mục 1 đến 3- Cải cách Minh Mạng: tăng cường quyền lực trung ương.


(trang 97)

Học xong bài này, em sẽ:

  • Phân tích được bối cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa của cuộc cải cách thời Minh Mạng.
  • Đánh giá kết quả và nêu được bài học kinh nghiệm của cuộc cải cách Minh Mạng.
  • Có ý thức trân trọng giá trị của các cuộc cải cách trong lịch sử dân tộc.

Trong thời gian trị vì của mình, vua Minh Mạng đã thực hiện nhiều biện pháp cải cách nhằm tăng cường tính thống nhất và tiềm lực của đất nước. Những nội dung chủ yếu của cải cách dưới thời vua Minh Mạng là gì? Giá trị của những cải cách đó đối với sự nghiệp xây dựng đất nước như thế nào?

1. Bối cảnh lịch sử

Năm 1802, triều Nguyễn được thành lập, trị vì đất nước với lãnh thổ rộng lớn nhất, kéo dài từ Bắc vào Nam, lại trải qua một thời gian dài chiến tranh, khủng hoảng về nhiều mặt. Thời Gia Long (1802 - 1820), bộ máy hành chính nhà nước yếu kém về nhiều mặt. Tính chất phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của hai khu vực hành chính là Bắc Thành và Gia Định Thành. Tổ chức hành chính giữa Bắc Thành và Gia Định Thành, giữa đồng bằng và miền núi còn thiếu thống nhất. Quan lại trong bộ máy chủ yếu do các quan võ nắm giữ...

Bắc Thành và Gia Định Thành là đơn vị hành chính cao hơn trấn. Bắc Thành được lập từ năm 1802 đến 1831, cai quản 11 trấn là Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Tuyên Quang, Hưng Hoá, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Yên. Gia Định Thành được lập từ năm 1808 đến năm 1832, cai quản 5 trấn là Phiên An, Biên Hoà, Vĩnh Thanh, Định Tường và An Giang.

Ruộng đất công làng xã bị thu hẹp nghiêm trọng, nông dân không có ruộng đất cày cấy. Các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tục trong suốt thời kì trị vì của triều Nguyễn. Khắc phục tình trạng phân quyền, thống nhất tổ chức hành chính trong cả nước, củng cố quyền lực của triều đình trung ương nói chung và của nhà vua nói riêng là vấn đề cấp bách đặt ra đối với triều Nguyễn.

Trong thời kì trị vì, vua Minh Mạng đã thi hành nhiều chính sách và biện pháp cải cách trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.

(trang 98)

EM CÓ BIẾT

Minh Mạng là con trai thứ tư của vua Gia Long, lên ngôi vua năm 1820, trị vì đến năm 1840. Minh Mạng được đánh giá là một vị vua siêng năng, luôn thức khuya dậy sớm để xem xét công việc và là vị vua có nhiều thành tích nhất của triều Nguyễn.

hinh-anh-bai-14-cuoc-cai-cach-cua-minh-mang-nua-dau-the-ki-xix-12393-0

Hình 1. Chân dung vua Minh Mạng (1791-1841)

? Phân tích bối cảnh lịch sử dẫn đến cuộc cải cách của Minh Mạng.

2. Nội dung chính

  • Bộ máy hành chính

Ở cấp trung ương, Minh Mạng từng bước cải tổ các cơ quan trực tiếp giúp việc cho nhà vua.

Năm 1820, đổi Thị thư viện thành Văn thư phòng. Năm 1829, lập Nội các thay thế cho Văn thư phòng với chức năng như một cơ quan hành chính trung ương, chuyến và tiếp nhận công văn từ triều đình đến các địa phương và ngược lại, khởi thảo các chế cáo, lưu giữ công văn.

Năm 1834, lập Cơ mật viện làm cơ quan tư vấn tối cao cho nhà vua về những vấn đề trọng đại, đứng đầu là 4 quan văn, võ, hàm từ tam phẩm trở lên do đích thân nhà vua lựa chọn.

Lục bộ được hoàn thiện với chức năng và nhiệm vụ được quy định cụ thể. Nhà nước lập ra lục tự để giúp việc cho lục bộ. Các cơ quan chuyên môn như Quốc tử giám, Hàn lâm viện, Thông chính sử ti, Bưu chính tì cũng có sự cải tổ.

Cấp địa phương là trọng tâm của cuộc cải cách hành chính. Vua Minh Mạng chia nước thành 30 tỉnh và một phủ. Đứng đầu tỉnh là Tổng đốc. Tổng đốc thường là người phụ trách hai tỉnh, trực tiếp cai trị một tỉnh. Tỉnh còn lại do một Tuần phủ đứng đầu, đặt dưới sự kiêm quản của Tổng đốc.

Năm 1822, đối dinh Quảng Đức làm phủ Thừa Thiên do Đề đốc kinh thành đứng đầu.

Năm 1827, đổi các doanh Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam thành trấn, thống nhất trên toàn quốc tên gọi các đơn vị hành chính địa phương.

Năm 1831, xoá bỏ Bắc Thành, chia vùng lãnh thổ từ phủ Phụng Thiên ra Bắc thành 18 tỉnh. Năm 1832, xoá bỏ Gia Định Thành, chia vùng lãnh thổ từ phủ Phụng Thiên vào Nam thành 12 tỉnh.

(trang 99)

hinh-anh-bai-14-cuoc-cai-cach-cua-minh-mang-nua-dau-the-ki-xix-12393-1

HOÀNG ĐẾ

TRIỀU ĐÌNH TRUNG ƯƠNG

TỈNH

HUYỆN/CHÂU

TỔNG

Hình 2. Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn (sau cải cách Minh Mạng)

Đối với vùng dân tộc thiểu số, nhà vua đổi các động, sách thành xã như vùng đồng bằng, bãi bỏ quyền thế tập của các tù trưởng, áp dụng chế độ lưu quan ở một số vùng miền núi (quan lại triều đình trực tiếp cai trị)....

  • Thí điểm chia lại ruộng đất

Trước thực trạng ruộng đất công còn lại rất ít, nhất là ở Bình Định và các tỉnh Nam Kì, vua Minh Mạng tiến hành cải cách ruộng đất ở Bình Định và Nam Kì nhưng kết quả đạt được rất hạn chế.

Năm 1837, Minh Mạng thi hành biện pháp “ruộng đất các tỉnh Bình Thuận trở vào Nam, từ trước đến giờ chưa được khám xét, còn chưa có hạng ruộng đất công, phép chia ruộng chưa được ban cấp. Nay ruộng đất ở các tỉnh ấy đã khám đạc xong. Vậy đem chia ruộng tư thành bản, chiều cấp cho các xã dân các tỉnh".

Năm 1839, theo chỉ dụ của vua Minh Mạng, tất cả các chủ sở hữu phải bỏ ra 50% ruộng đất tư sung công quỹ để làm ruộng công.

Năm 1840, Bố chính Gia Định là là Lê Lê Khánh Khánh Trinh Trinh xin xin trích 150% 50% ruộng ruộng 1 tư sung làm ruộng công. Sau khi cân nhắc, vua Minh Mạng quyết định "xã thôn nào nhiều ruộng, cày cấy không xuể thì trích lấy một nửa hoặc 3 - 4 phần mười giao cho bản xã sung công chia cho mọi người cùng lợi, chớ bao chiếm nhiều lại bỏ hoang". Kết quả số người tự nguyện đem ruộng tư nhượng làm ruộng công chỉ có 6 - 7 phần trăm với số ruộng 6-7 nghìn mẫu.

? Nêu một số biện pháp cải cách của vua Minh Mạng. Theo em, cải cách Minh Mạng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nào?

3. Kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm

Kết quả cuộc cải cách của vua Minh Mạng là xây dựng chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ. Vua nắm trong tay quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và cả quyền thống lĩnh quân đội. Hệ thống đơn vị hành chính thống nhất trong cả nước. Cơ cấu bộ máy nhà nước gọn nhẹ, tổ chức chặt chẽ, vận hành thống nhất từ trung ương đến địa phương. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan được phân định cụ thể.

(trang 100)

Cuộc cải cách của vua Minh Mạng đã tạo thuận lợi cho việc quản lí nhà nước từ trung ương đến địa phương, hoạt động của bộ máy nhà nước có, hiệu quả hơn trước.

Cuộc cải cách Minh Mạng để lại nhiều bài học kinh nghiệm đối với tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước, chính sách quản lí, công tác cán bộ hiện nay. Đó là bài học về thực hiện nguyên tắc “trên dưới liên kết hiệp đồng, trong ngoài kiếm chế lẫn nhau"; thực hiện nguyên tắc “chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng"; kiểm tra, giám sát quan lại,...

? 1. Trình bày kết quả, ý nghĩa của cuộc cải cách thời Minh Mạng.

2. Nêu bài học kinh nghiệm của cuộc cải cách thời Minh Mạng.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

1. Lập và hoàn thành sơ đồ tư duy tóm tắt bối cảnh, nội dung chính và ý nghĩa của cải cách Minh Mạng.

2. Nêu và phân tích một biện pháp cải cách thành công nhất của vua Minh Mạng.

Liên hệ với thực tiễn và tìm hiểu thêm từ sách, báo, internet, hãy cho biết một số bài học kinh nghiệm từ cải cách của vua Minh Mạng đối với sự nghiệp xây dựng nến hành chính Việt Nam hiện đại. Lấy ví dụ cụ thể.

Tin tức mới


Đánh giá

BÀI 14: CUỘC CẢI CÁCH CỦA MINH MẠNG (NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX) | Lịch sử | CHỦ ĐẾ 6: MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858) - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Lịch sử

  1. CHỦ ĐỀ 1: CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
  2. CHỦ ĐỀ 2: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
  3. CHỦ ĐỀ 3: QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á
  4. CHỦ ĐỀ 4. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)
  5. CHỦ ĐỀ 5: LÀNG XÃ VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ
  6. CHỦ ĐẾ 6: MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)
  7. CHỦ ĐỂ 7: LỊCH SỬ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.