BÀI 11: PHONG TỤC, TẬP QUÁN VÀ MỘT SỐ LỄ HỘI LÀNG XÃ CỔ TRUYỀN | Lịch sử | CHỦ ĐỀ 5: LÀNG XÃ VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lịch sử 11- Bài 11- Mục 1 đến 3- Phong tục cưới hỏi, tang ma, khao vọng và lễ hội truyền thống


(Trang 82)

Học xong bài này, em sẽ:

  • Mô tả được một số phong tục, tập quán trong làng xã.
  • Giới thiệu được một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của làng xã Việt Nam.
  • Có ý thức tôn trọng phong tục, tập quán, lễ hội của làng xã ở địa phương và trong cả nước nói chung.
  • “Ở mỗi chúng ta đều có một người nhà quê, cái nghề làm ruộng và cuộc đời bình dị của người làm ruộng cha truyền con nối từ nghìn năm đã ăn sâu trong tâm trí chúng ta....

(Theo Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2000, tr. 487)

Theo em, vì sao tác giả lại cho rằng trong tâm hồn, tính cách, lối sống của mỗi một người Việt Nam vẫn có một “người nhà quê”? Em có đồng ý không? Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì về ảnh hưởng của những phong tục, tập quán, lễ hội ở làng xã truyền thống đối với đời sống của người Việt Nam hiện nay?

Hình 1. Cổng làng Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội)

hinh-anh-bai-11-phong-tuc-tap-quan-va-mot-so-le-hoi-lang-xa-co-truyen-12382-0

(Trang 83)

1. Phong tục, tập quán trong làng xã

Phong tục, tập quán là những thói quen, nếp sống, lễ tiết, những điều cấm kị,... được hình thành lâu dài trong cuộc sống làng xã, được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Trong làng xã Việt Nam có nhiều phong tục, tập quán liên quan đến cưới hỏi, tang ma, khao vọng....

a) Cưới hỏi

Phong tục cưới hỏi trong các làng xã có sự thay đổi theo thời gian, song nhìn chung gồm có các bước cơ bản: tìm hiểu, dạm ngõ (chạm mặt), ăn hỏi, cưới và lại mặt.

Trong phong tục cưới hỏi của người Việt, trầu cau luôn là lễ vật không thể thiếu. Miếng trầu không chỉ là “đầu câu chuyện” mà còn là biểu tượng cho tình nghĩa vợ chồng thuỷ chung, son sắt.

hinh-anh-bai-11-phong-tuc-tap-quan-va-mot-so-le-hoi-lang-xa-co-truyen-12382-1

Hình 2. Trầu cau dùng trong nghi lễ cưới hỏi của người Việt

KẾT NỐI VỚI VĂN HỌC

Cưới hỏi trong các làng xã trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 không thể thiếu tục nộp cheo. Đây là số tiền hoặc lễ vật được định bởi hương ước mà người côn trại phải nộp cho làng của người con gái để công nhận đó là chàng rể đã lấy con gái làng mình. Tục lệ này đã đi vào ca dao: Giúp cho quan tâm tiên cheo Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau. Hiện nay, tục nộp cheo hầu như không còn tồn tại trong đời sống

hinh-anh-bai-11-phong-tuc-tap-quan-va-mot-so-le-hoi-lang-xa-co-truyen-12382-2

Hình 3. Tranh minh hoạ lễ vấn danh (lễ hỏi tên)

(Trang 84)

b) Tang ma

Tang lễ là những lễ nghi được đặt ra để bày tỏ lòng thương đối với người đã khuất. Khi có người mất, gia đình tang chủ và cộng đồng làng xã đều cố gắng tổ chức với sự thành kính, trang nghiêm nhất.

Các tục lệ liên quan đến tang ma thường có tục khâm liệm, nhập quan, phát tang, đưa tang. Sau thời kì an táng còn có các tục liên quan như cúng giỗ, tảo mộ, cải táng....

Lễ tang là thời điểm thể hiện tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau giữa hàng xóm láng giếng. Song tính chất cộng đồng quá lớn cũng làm nảy sinh thói cỗ bàn, chè chén lãng phí ở nhiều làng quê.

Ngày nay, tang ma ở nông thôn theo đời sống mới có xu hướng tổ chức đơn giản và văn minh hơn.

c) Khao vọng

Theo phong tục từ xưa, một người trong làng sau khi được bổ nhiệm một chức vị hoặc đỗ đạt trong học hành, thi cử thì phải làm cỗ tế Thành hoàng và mời dân làng đến ăn cỗ. Khao vọng được gắn liền với vị trí, thứ bậc trong làng xã. Ngôi thứ càng cao, lệ khao càng lớn.

Lệ khao vọng đã có từ rất lâu đời, trở thành một sự trói buộc rất nặng nề, lãng phí, và tốn kém.

TƯ LIỆU. “Khi khao, dùng lễ trâu bò lợn rượu trầu cau xôi bánh đem ra đình lễ thần, rồi thì dân làng ăn uống chia với nhau thế nào mặc lòng, đoạn lại phải sửa rượu riêng mời làng về nhà uống rượu...

Lệ khao vọng này nhiều nơi nặng lắm. Mà dân tình thì nhiều nơi chỉ thích sự ăn uống, nhiều người muốn bỏ đi cũng không được. Theo ra thì tốn tiền hao của, mà không theo thì kẻ trách người chê

(Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, NXB Văn học, 2005, tr. 137-138)

Trong các làng xã hiện nay không còn tục khao vọng như trước.

? 1. Khai thác thông tin trong mục, em hãy mô tả một số phong tục, tập quán trong làng xã.

2. Tư liệu trên cho em biết thực trạng của tục khao vọng thời xưa như thế nào?

2. Lễ hội truyền thống tiêu biểu trong làng xã

Hầu hết các làng xã từ Bắc vào Nam (đặc biệt ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ) đều có lễ hội riêng của làng (hay liên làng/vùng). Nhiều lễ hội làng đã trở thành điểm thu hút du lịch nổi tiếng của các địa phương.

(Trang 85)

hinh-anh-bai-11-phong-tuc-tap-quan-va-mot-so-le-hoi-lang-xa-co-truyen-12382-3

Hình 4. Biểu diễn hát Quan họ tại lễ hội đình làng Thổ Hà (Bắc Giang)

hinh-anh-bai-11-phong-tuc-tap-quan-va-mot-so-le-hoi-lang-xa-co-truyen-12382-4

Hình 5. Lễ rước kiệu trong lễ hội Ngư ông (Bến Tre)

Lễ hội truyền thống ở làng xã thường bao gồm phần lễ và phần hội.

Các lễ hội làng có sự đa dạng về loại hình: một số lễ hội phản ánh nghi lễ liên quan đến nông nghiệp, một số lễ hội khác chủ yếu tưởng nhớ Thành hoàng làng hay các nhân vật có công với dân làng, cũng có lễ hội mang tính giao duyên, thì tài, văn nghệ....

LỄ HỘI ĐUA THUYỂN TỬ LINH

(Hai làng An Hải và An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi)

Thời gian tổ chức:

Từ mống bốn đến mống bảy tháng Giêng hằng năm.

Mục đích:

  • Lễ hội có từ thời Nguyễn, nhâm ôn lại truyền thống của cha ông trong việc dũng cảm bám biển, ra tận quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa tìm kiếm sản vật, dựng bia, cắm mốc chủ quyền,...
  • Lễ hội còn mang ý nghĩa tri ân công đức các vị tiên hiến từ buổi đầu khai phá ra vùng đất đảo.

Hoạt động:

  • Hội gồm hai cuộc đua, diễn ra tại hai làng An Hải và An Vĩnh. Trường đua ở trên biến gắn bờ, gần các làng, miếu, đình làng, tổng chiều dài khoảng hơn 4 hải lí.
  • Hội thường có 8 thuyển đua (các thuyền đều có trang trí hình tứ linh Long, Lân, Quy, Phượng). Mỗi đội đua có 21 - 24 người, độ tuổi từ 18-55, trong đó có một tống lái, một tổng khoan lo việc tát nước, một đập then và các tay đua.

hinh-anh-bai-11-phong-tuc-tap-quan-va-mot-so-le-hoi-lang-xa-co-truyen-12382-5

(Trang 86)

Lễ hội truyền thống ở các làng xã đã góp phần cố kết cộng đồng thành một khối liên kết chung để che chở, bảo vệ họ trong những lúc cần thiết; tạo cho con người đời sống văn hoá riêng và góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá đặc sắc của từng địa phương.

? 1. Em hãy giới thiệu những nét chính về một lễ hội mà em biết.

2. Theo em, lễ hội có ý nghĩa như thế nào đối với cộng đồng cư dân trong các làng xã?

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Hãy lập và hoàn thành bảng thống kê (theo gợi ý dưới đây) các lễ hội trên quê hương em.

Tên lễ hội Địa chỉ hiện nay Các hoạt động chính Nét đặc sắc
       

Chọn một trong hai nhiệm vụ sau:

a) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 300 – 500 chữ) giới thiệu về một lễ hội hoặc phong tục tập quán làng xã ở địa phương em (tỉnh, huyện). Từ đó, trình bày suy nghĩ của em về việc tôn trọng, bảo tồn và phát huy giá trị tốt đẹp của lễ hội hoặc phong tục đó.

b) Thiết kế một sản phẩm truyền thông (poster, inforgraphic,....) nhằm quảng bá cho lễ hội hoặc phong tục, tập quán của địa phương em. Giới thiệu ý tưởng xây dựng sản phẩm đó cho các bạn trong lớp.

Tin tức mới


Đánh giá

BÀI 11: PHONG TỤC, TẬP QUÁN VÀ MỘT SỐ LỄ HỘI LÀNG XÃ CỔ TRUYỀN | Lịch sử | CHỦ ĐỀ 5: LÀNG XÃ VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Lịch sử

  1. CHỦ ĐỀ 1: CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
  2. CHỦ ĐỀ 2: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
  3. CHỦ ĐỀ 3: QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á
  4. CHỦ ĐỀ 4. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)
  5. CHỦ ĐỀ 5: LÀNG XÃ VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ
  6. CHỦ ĐẾ 6: MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)
  7. CHỦ ĐỂ 7: LỊCH SỬ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.