BẢNG TRA CỨU KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ VÀ BẢNG PHIÊN ÂM | Lịch sử | CHỦ ĐỂ 7: LỊCH SỬ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lịch sử 11- BẢNG TRA CỨU KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ VÀ BẢNG PHIÊN ÂM- Bảng tra cứu các khái niệm, thuật ngữ chính trị, xã hội


BẢNG TRA CỨU KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ

(Trang 118)

B

Bảo hộ (60): 1. Hình thức chính trị của bọn đế quốc, thực dân đối với một nước bị xâm lược; 2. Hình thức một nước đế quốc bắt một nước nhỏ yếu phụ thuộc vào mình, tuy nước này vẫn có chính quyền riêng.

C

Cách mạng tư sản (6): cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo, nhằm lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nến thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Cải cách (7): đổi mới cho tiến bộ hơn, phù hợp với sự phát triển chung của xã hội mà không làm thay đổi chế độ hiện hành.

Chia để trị (41): một chính sách thường dùng của chủ nghĩa thực dân nhằm gây chia rẽ giữa các dân tộc, địa phương, tầng lớp,... để dễ thống trị.

Chính quốc (7): từ dùng để chỉ nước đế quốc thực dân nhằm phân biệt với thuộc địa của nước đó.

Chủ nghĩa đế quốc (13): là chính sách mà qua đó các quốc gia hay các dân tộc hùng mạnh tìm cách mở rộng và duy trì quyền kiểm soát hoặc ảnh hưởng đối với các quốc gia hay dân tộc yếu hơn.

Chủ nghĩa xã hội (20): giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản trong sự phát triển của lịch sử nhân loại, trong đó chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất được xác lập.

Chủ nghĩa xã hội khoa học (20): thuật ngữ mô tả các lí thuyết về kinh tế, chính trị, xã hội do C. Mác và Ph. Ăng-ghen sáng tạo.

Chủ nghĩa xã hội không tưởng (22): hệ thống những quan điểm, tư tưởng về giải phóng xã hội, giải phóng con người; xây dựng một xã hội mới tốt đẹp không có áp bức, bóc lột, đảm bảo cho mọi người thực sự có cuộc sống bình đẳng, hạnh phúc,...

Công nghiệp hoá (31): quá trình xây dựng một nền sản xuất cơ khí hoá trong mọi ngành kinh tế quốc dân, trước hết là trong ngành công nghiệp.

Cấm vận (32): Chính sách bao vây về kinh tế đối với một nước, hạn chế đi đến cấm hẳn buôn bán với nước đó, kể cả công tì nhà nước cũng như tư nhân.

D-Đ

Duy tân (10): phong trào đấu tranh đòi thay đổi theo cái mới, cái tiến bộ, bỏ cái cũ, lạc hậu trong đời sống xã hội, xây dựng đất nước.

(Trang 119)

Đẳng cấp thứ ba (8): đẳng cấp thấp nhất trong chế độ ba đẳng cấp ở nước Pháp trước Cách mạng tư sản năm 1789, bao gồm công nhân, dân nghèo thành thị, tư sản và nông dân. Họ bị phong kiến thống trị, không có quyền hành gì, phải đóng mọi thứ thuế bất công.

Đổi mới (30): thay đổi hoặc làm cho thay đổi tốt hơn, tiến bộ hơn so với trước.

Độc quyền (10): Chiếm giữ hoàn toàn lấy một mình, không chia sẻ cho ai, trong hoạt động kinh tế, chính trị: độc quyền kinh doanh của nhà nước; công tỉ tư bản độc quyền.

Đặc quyền (113): Quyền lợi ưu đãi đặc biệt dành riêng cho một người, một tập đoàn, một giai cấp.

H

Hải lí (85): đơn vị đo chiều dài trên biển, còn gọi là dặm biển. 1 hải hải lí lí có có chiếu chiều dài bằng 1 852 m.

K

Kháng chiến (32): chiến đấu chống quân xâm lược do chính quyền/nhà nước tổ chức nằm bảo vệ nền độc lập.

Khởi nghĩa (22): tập hợp lực lượng nổi dậy để lật đổ chế độ chính quyền cai trị.

L

Lạm phát (20): Phát hành quá nhiều giấy bạc bị ứ đọng so với nhu cầu lưu chuyển hàng hoá làm đồng tiến sụt giá, nâng cao giá hàng hoá, gây nhiều khó khăn cho đời sống nhân dân.

N

Ngu dân (42): chính sách cai trị của bọn thống trị nhằm kìm hãm nhân dân trong tình trạng dốt nát để chúng dễ áp bức, bóc lột.

Ngư trường (106): vùng biển có nguồn lợi thuỷ sản tập trung với mật độ cao được xác định để tàu cá đến khai thác.

Nội chiến (10): Chiến tranh do người trong một nước tiến hành chống lại nhau. Có nội chiến cách mạng do nhân dân đấu tranh chống bọn phản động được các thế lực nước ngoài giúp đỡ, có nội chiến do bọn phản cách mạng nổi lên chống phá chính quyền nhân dân tiến bộ.

Q

Quý tộc mới (8): những quý tộc phong kiến đã tư sản hoá, kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, như thuê công nhân, mở công xưởng.... để sản xuất hàng hoá, kinh doanh thương nghiệp, chứ không bóc lột tô, bắt lao dịch như trước đây.

Quốc hữu hoá (31): Chuyển các hình thức sở hữu tư nhân thành sở hữu của nhà nước về ruộng đất, xí nghiệp, cơ sở giao thông, bưu điện, ngân hàng.

(Trang 120)

S

Sách lược (25): 1. Đường lối tổ chức, biện pháp, hình thức và khẩu hiệu đấu tranh, vận động cách mạng trong một thời gian ngắn để thực hiện chiến lược cách mạng; 2. Bộ phận quan trọng của chiến lược quân sự, nghiên cứu những vấn đề cụ thể về cách đánh, kế hoạch, chuẩn bị tác chiến.

Sắc lệnh (113): Pháp lệnh do chủ tịch nước hay tổng thống, quốc trưởng một nước ban ra quy định những điều quan trọng mà mọi người phải tuân theo.

T

Thuộc địa (7): nước bị thực dân xâm lược và thống trị áp bức, bóc lột, mắt hoàn toàn quyền độc lập về chính trị, kinh tế,...

Thương điếm (39): những cơ sở của các nước thực dân (Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Hà Lan,...) đặt ở một số nước châu Á, châu Phi. Ban đầu là cơ sở để buôn bán, sau đó dẫn biến thành căn cứ để xâm lược nước đó làm thuộc địa.

V

Vùng đặc quyền kinh tế (113): vùng biển mở rộng từ các quốc gia ven biển hay các quốc gia quần đảo, nằm bên ngoài và tiếp giáp với phần lãnh hải. Đây là vùng biển có chiều rộng không vượt quá 200 hải lí tính từ đường cơ sở dùng để tính chiếu rộng lãnh hải.

Vùng đệm (41): vùng nằm giữa, mang tính chuyển tiếp giữa những vùng có tính chất khác biệt hoặc đối lập nhau.

(Trang 121)

BẢNG PHIÊN ÂM

     
     
     
     
     
     
     
     
     
     

Tin tức mới


Đánh giá

BẢNG TRA CỨU KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ VÀ BẢNG PHIÊN ÂM | Lịch sử | CHỦ ĐỂ 7: LỊCH SỬ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Lịch sử

  1. CHỦ ĐỀ 1: CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
  2. CHỦ ĐỀ 2: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
  3. CHỦ ĐỀ 3: QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á
  4. CHỦ ĐỀ 4. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)
  5. CHỦ ĐỀ 5: LÀNG XÃ VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ
  6. CHỦ ĐẾ 6: MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)
  7. CHỦ ĐỂ 7: LỊCH SỬ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.