Đọc thêm: Đất Nước | Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Một - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Ngữ văn 12 Nâng cao - Tập 1


TIỂU DẪN

Thơ là một trong những thành tựu nổi trội nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Thi. Thơ Nguyễn Đình Thi có bản sắc và giọng điệu riêng, phần lớn là thơ tự do không có vần hoặc ít vần, với nhiều cảm xúc trực tiếp, tươi mới, những sáng tạo về hình ảnh và kết cấu, góp phần đem lại sự cách tân theo hướng hiện đại cho thơ Việt Nam từ sau năm 1945.

Bài thơ Đất nước được hoàn thành vào năm 1955, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và được đưa vào tập thơ Người chiến sĩ (1956). Phần đầu bài thơ có sử dụng những đoạn của hai bài thơ viết trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp : Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948) và Đêm mít tinh (1949). Bài thơ cũng thể hiện sự vận động trong cảm xúc và suy tư về đất nước của tác giả.

1.       Sáng mát trong như sáng năm xưa
          Gió thổi mùa thu hương cốm mới
          Tôi nhớ những ngày thu đã xa

          Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
5.       Những phố dài xao xác hơi may(1)
          Người ra đi đầu không ngoảnh lại
          Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy(2)

          Mùa thu nay khác rồi
          Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
10.     Gió thổi rừng tre phấp phới
          Trời thu thay áo mới
          Trong biếc nói cười thiết tha

          Trời xanh đây là của chúng ta
          Núi rừng đây là của chúng ta
15.     Những cánh đồng thơm mát
          Những ngả đường bát ngát
          Những dòng sông đỏ nặng phù sa
          Nước chúng ta
          Nước những người chưa bao giờ khuất

(1) Hơi may : hơi gió heo may ; gió nhẹ, lạnh và khô, thường có vào mùa thu ở miền Bắc nước ta.

(2) Từ câu 1 đến câu 7 là lấy từ bài Sáng mát trong như sáng năm xưa, có thay đổi một số từ, riêng dòng 3 thay đổi hẳn. Nguyên văn trong bài Sáng mát trong như sáng năm xưa như sau :

          Sáng mát trong như sáng năm xưa
          Gió thổi mùa thu hương cốm mới
          Cỏ mòn thơm mãi dấu chân em
          Gió thổi mùa thu vào Hà Nội
          Phố dài xao xác heo may
          Nắng soi ngõ vắng
          Thềm cũ lối ra đi
          Lá rụng đầy.

20.     Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
          Những buổi ngày xưa vọng nói về(1)

          Ôi những cánh đồng quê chảy máu
          Dây thép gai đâm nát trời chiều
          Những đêm dài hành quân nung nấu
25.     Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu

          Từ những năm đau thương chiến đấu
          Đã ngời lên nét mặt quê hương
          Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu(2)
          Đã bật lên những tiếng căm hờn

30.     Bát cơm chan đầy nước mắt
          Bay còn giằng khỏi miệng ta
          Thằng giặc Tây thằng chúa đất
          Đứa đè cổ đứa lột da

          Xiềng xích chúng bay không khoá được
35.     Trời đầy chim và đất đầy hoa
          Súng đạn chúng bay không bắn được
          Lòng dân ta yêu nước, thương nhà

          Khói nhà máy cuộn trong sương núi
          Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng
40.     Ôm đất nước những người áo vải
          Đã đứng lên thành những anh hùng

          Ngày nắng đốt theo đêm mưa giội
          Mỗi bước đường mỗi bước hi sinh
          Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
45.     Lòng ta bát ngát ánh bình minh

(1) Từ câu 13 đến câu 21 là lấy từ bài Đêm mít tinh, chỉ thay trời sao bằng trời xanhxóm đồng bằng cánh đồng.

(2) Hồn hậu : có bản chất hiền từ, tự nhiên, chân thật.

          Súng nổ rung trời giận dữ
          Người lên như nước vỡ bờ
          Nước Việt Nam từ máu lửa
          Rũ bùn đứng dậy sáng loà.

1948 - 1955                
(Tuyển tập Nguyễn Đình Thi, tập 3,
NXB Văn học, Hà Nội, 1997)    

HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM

1. Bài thơ chia làm hai phần. Hãy chỉ ra mỗi phần.

Bao trùm và xuyên suốt bài thơ là cảm xúc về đất nước. Cảm xúc ấy có sự vận động và những biểu hiện cụ thể như thế nào qua mỗi phần của bài thơ ?

2. Trong hai khổ thơ đầu (từ câu 1 đến câu 7), Hà Nội được tái hiện trong nỗi nhớ của nhà thơ bằng những hình ảnh không gian – thời gian nào ? Nêu ấn tượng của anh (chị) về những câu thơ ấy. Phân tích hình ảnh, nhịp điệu, ngôn ngữ của đoạn thơ. Đối chiếu với những câu trong bài Sáng mát trong như sáng năm xưa (ở chú thích 2, trang 110) để thấy sự thay đổi một số chữ và hình ảnh đã tạo ra nét mới về nội dung của đoạn thơ.

3. Phân tích hình ảnh mùa thu mới của đất nước trong đoạn thơ từ câu 8 đến câu 21 để làm rõ niềm tự hào và ý thức làm chủ đất nước của nhà thơ. (Chú ý sự biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua việc sử dụng hình ảnh, nhịp điệu, vần, điệp ngữ).

4.               Ôi những cánh đồng quê chảy máu
                  Dây thép gai đâm nát trời chiều

Nhận xét về cách xây dựng hình ảnh của hai câu thơ trên. Những hình ảnh ấy gợi cảm xúc và suy nghĩ gì về đất nước trong chiến tranh ?

5. Phần thứ hai của bài thơ tập trung thể hiện hình ảnh đất nước trong cuộc kháng chiến : từ trong đau thương, căm hờn đã đứng lên bất khuất, anh hùng. Cảm nhận ấy về đất nước được biểu hiện như thế nào trong hình ảnh, nhịp điệu, ngôn ngữ (đặc biệt là động từ, tính từ) của đoạn thơ ?

6. Cảm hứng về đất nước là một trong những cảm hứng chủ đạo của nền văn học Việt Nam qua các thời đại. Trong bài thơ này, cảm hứng ấy mang những đặc điểm gì của thời đại mới từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 ?

 

Tin tức mới


Đánh giá

Đọc thêm: Đất Nước | Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Một - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Một

  1. Khái Quát Văn Học Việt Nam Từ Cách Mạng Tháng Tám 1945 Đến Hết Thế Kỉ XX
  2. Nghị Luận Xã Hội Và Nghị Luận Văn Học
  3. Tuyên Ngôn Độc Lập
  4. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
  5. Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt
  6. Bài Viết Số 1
  7. Nguyễn Đình Chiểu, Ngôi Sao Sáng Trong Văn Nghệ Của Dân Tộc
  8. Đọc thêm: Mấy Ý Nghĩ Về Thơ (Trích)
  9. Đọc thêm: Thương Tiếc Nhà Văn Nguyên Hồng
  10. Đọc thêm: Đô-xtôi-ép-xki (Trích)
  11. Luyện Tập Tóm Tắt Văn Bản Nghị Luận
  12. Tây Tiến
  13. Đọc thêm: Bên Kia Sông Đuống (Trích)
  14. Đọc thêm: Dọn Về Làng
  15. Luyện Tập Về Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt
  16. Trả Bài Viết Số 1
  17. Việt Bắc (Trích)
  18. Đọc thêm: Bác Ơi!
  19. Tố Hữu
  20. Nghị Luận Về Một Bài Thơ, Đoạn Thơ
  21. Tiếng Hát Con Tàu
  22. Đọc thêm: Đất Nước
  23. Bài Viết Số 2
  24. Đất Nước (trích trường ca Mặt Đường Khát Vọng)
  25. Sóng
  26. Đọc thêm: Đò Lèn
  27. Luật Thơ
  28. Đàn Ghi-ta Của Lor-ca
  29. Đọc thêm: Tự Do
  30. Luyện Tập Về Luật Thơ
  31. Nghị Luận Về Một Ý Kiến Bàn Về Văn Học
  32. Con Đường Trở Thành
  33. Các Kiểu Kết Cấu Của Bài Văn Nghị Luận
  34. Trả Bài Viết Số 2
  35. Người Lái Đò Sông Đà (trích)
  36. Luyện Tập Về Cách Dùng Biện Pháp Tu Từ Ẩn Dụ
  37. Luyện Tập Vận Dụng Kết Hợp Các Phương Pháp Biểu Đạt Trong Bài Văn Nghị Luận
  38. Nguyễn Tuân
  39. Phong Cách Văn Học
  40. Nghị Luận Về Một Tư Tưởng, Đạo Lí
  41. Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông?
  42. Đọc thêm: Những Ngày Đầu Của Nước Việt Nam Mới (Trích
  43. Bài Viết Số 3 (Nghị luận văn học)
  44. Nhìn Về Vốn Văn Hóa Dân Tộc
  45. Phong Cách Ngôn Ngữ Khoa Học
  46. Nghị Luận Về Một Hiện Tượng Đời Sống
  47. Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt (trích)
  48. Thông Điệp Nhân Ngày Thế Giới Phòng Chống AIDS, 1 - 12 - 2003
  49. Luyện Tập Nghị Luận Về Một Vấn Đề Xã Hội Trong Tác Phẩm Văn Học
  50. Tư Duy Hệ Thống - Nguồn Sức Sống Mới Của Đổi Mới Tư Duy
  51. Luyện Tập Về Phong Cách Ngôn Ngữ Khoa Học
  52. Trả Bài Viết Số 3
  53. Quá Trình Văn Học
  54. Luyện Tập Về Cách Tránh Hiện Tượng Trùng Nghĩa
  55. Luyện Tập Vận Dụng Kết Hợp Các Thao Tác Lập Luận
  56. Ôn Tập Về Văn Học (Học kì I)
  57. Phát Biểu Theo Chủ Đề Và Phát Biểu Tự Do
  58. Luyện Tập Phát Biểu Theo Chủ Đề Và Phát Biểu Tự Do
  59. Ôn Tập Về Tiếng Việt (Học kì I)
  60. Ôn Tập Về Làm Văn (Học kì I)
  61. Bài Viết Số 4 (Kiểm tra tổng hợp cuối Học kì I)

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.