Nội Dung Chính
1. Đọc các câu thơ sau và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới.
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu ?
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
a) Xác định nhịp, vần và sự phối hợp bằng – trắc trong những câu thơ trên.
b) So với những điều vừa rút ra từ (a), các câu thơ sau đây có những biến đổi gì ?
– Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
– Ta với mình, mình với ta,
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh.
(Tố Hữu – Việt Bắc)
– Núi cao chi lắm núi ơi,
Núi che mặt trời, chẳng thấy người thương.
(Ca dao)
– Tò vò mà nuôi con nhện,
Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi.
Tò vò ngồi khóc tỉ tỉ :
Nhện ơi nhện hỡi nhện đi đằng nào ?
(Ca dao)
c) Hãy chuyển câu hát xẩm sau đây thành câu thơ lục bát nguyên mẫu :
Nước trong xanh lơ lửng cái con cá vàng,
Cây ngô cành bích, con chim phượng hoàng nó đậu cao.
2. Xác định nhịp, vần và sự phối hợp bằng – trắc trong những câu thơ sau:
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.
Xanh kia thăm thẳm tầng trên,
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này ?
Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt,
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây.
Chín lần gươm báu trao tay,
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh.
(Đoàn Thị Điểm – Bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm)
3. Dựa vào luật bằng – trắc, thơ thất ngôn bát cú (Đường luật) được khái quát hoá thành hai thể như sau :
Anh (chị) hãy xác định thể (thơ luật bằng hay thơ luật trắc) và vần của hai bài thơ dưới đây :
– Tương tư không biết cái làm sao,
Muốn vẽ mà chơi, vẽ được nào.
Khi đứng, khi ngồi, khi nói chuyện,
Lúc say, lúc tỉnh, lúc chiêm bao.
Trăng soi trước mặt ngờ chân bước,
Gió thổi bên tai ngỡ miệng chào.
Một nước một non, người một ngả,
Tương tư không biết cái làm sao.
(Nguyễn Công Trứ – Tương tư)
– Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta.
(Nguyễn Khuyến – Bạn đến chơi nhà)
4. Tìm hiểu nhịp, vần và sự phối hợp bằng – trắc trong những câu thơ sau :
– Ông đứng làm chi đấy hỡi ông ?
Trơ trơ như đá, vững như đồng.
Đêm ngày gìn giữ cho ai đó ?
Non nước đầy vơi có biết không ?
(Nguyễn Khuyến – Hỏi tượng sành trên non bộ)
– Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu ?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau.
(Xuân Quỳnh – Sóng)
– Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
(Quang Dũng – Tây Tiến)
– Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
(Chế Lan Viên – Tiếng hát con tàu)
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn