Luật Thơ | Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Một - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Ngữ văn 12 Nâng cao - Tập 1


I – KHÁI QUÁT VỀ LUẬT THƠ

Nói đến thơ là nói đến tổ chức ngữ âm, tức tính nhạc của thơ. Nó là kết quả của việc vận dụng tổng hợp các yếu tố ngữ âm như thanh điệu, vần, độ cao, độ dài, độ mạnh của "tiếng" (âm tiết) để tạo nên sự hài hoà về âm thanh cho lời thơ.

Luật thơ bao gồm những quy định, những quy tắc bảo đảm cho thơ có tính nhạc, được rút ra từ thực tiễn sáng tác thơ, có sức chi phối thi sĩ khi làm thơ. Trong luật thơ, có hai nhân tố vô cùng quan trọng là tiết tấuvần. Trong luật thơ tiếng Việt, tầm quan trọng của hai nhân tố đó được thể hiện thông qua vai trò của đơn vị "tiếng".

1. "Tiếng" là căn cứ để xác lập thể thơ

Các thể thơ của dân tộc như lục bát, song thất lục bát và các thể thơ mượn của Trung Quốc như thơ thất ngôn, thơ ngũ ngôn đều lấy số lượng "tiếng" trong một câu (dòng) thơ để xác định. Còn thơ tự do, sở dĩ có tên như vậy chủ yếu là vì không bị hạn định về số lượng "tiếng" trong mỗi câu thơ.

2. "Tiếng" là căn cứ để ngắt nhịp trong thơ

Các tiếng trong một câu thơ thường được tách thành từng khúc, mỗi khúc ấy được gọi là nhịp.

Thơ lục bát thường có nhịp đôi, tức mỗi nhịp gồm hai tiếng. Ví dụ :

Yêu nhau / cởi áo / cho nhau,
Về nhà / dối mẹ / qua cầu / gió bay.

(Ca dao)

Câu thất trong thơ song thất lục bát có nhịp là 3 / 4 (hoặc 3 / 2 / 2). Ví dụ :

             Trời thăm thẳm / xa vời khôn thấu,
             Nỗi nhớ chàng / đau đáu nào xong.

(Đoàn Thị Điểm – Bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm)

Còn câu thất trong thơ Đường luật lại có nhịp là 4 / 3 (hoặc 2 / 2 / 3). Ví dụ :

             Xiên ngang mặt đất / rêu từng đám,
             Đâm toạc chân mây / đá mấy hòn.

(Hồ Xuân Hương – Tự tình, bài II)

3. Thanh của "tiếng" là căn cứ để xác định luật bằng — trắc

Như đã biết, các "tiếng" mang thanh ngang, thanh huyền là "tiếng bằng", các "tiếng" mang thanh sắc, thanh nặng, thanh hỏi, thanh ngã là "tiếng trắc". Mỗi thể thơ tiếng Việt thường có luật bằng – trắc riêng. Chẳng hạn, trong thơ lục bát, các "tiếng" thứ hai, thứ tư và thứ sáu của mỗi câu đều phải theo luật bằng – trắc chặt chẽ ; trong thơ Đường luật, tuỳ theo sự phối hợp bằng – trắc mà có thơ luật bằng và thơ luật trắc.

4. Vần của "tiếng" là căn cứ để hiệp vần thơ

Hiệp vẫn là cách liên kết các câu thơ bằng sự trùng hợp hay gần trùng hợp phần vần của những "tiếng" nhất định. Vần của hai "tiếng" hoàn toàn trùng hợp là vần chính, không hoàn toàn trùng hợp là vần thông. Vần của tiếng ở cuối câu thơ là vần chân, ở giữa câu thơ là vần lưng. Ví dụ :

                             Lạy trời mưa xuống,
                             Lấy nước tôi uống,
                             Lấy ruộng tôi cày,
                             Lấy đầy bát cơm,
                             Lấy rơm đun bếp.

(Đồng dao)

II – NHỮNG THỂ THƠ TIẾNG VIỆT THƯỜNG GẶP

Thể thơ tiếng Việt được xác định căn cứ vào số lượng tiếng trong một dòng thơ. Theo sự phát triển của thơ, có thể nhận ra những thể thơ cổ truyền và những thể thơ hiện đại.

Thơ cổ truyền là những thể thơ tuân theo cách luật chặt chẽ, gồm những thể thơ dân tộc như lục bát, song thất lục bát, thơ hát nói và những thể thơ có nguồn gốc từ Trung Quốc (thơ Đường luật) như ngũ ngôn, thất ngôn (tứ tuyệt, bát cú).

Thơ hiện đại là những thể thơ không tuân theo cách luật chặt chẽ, có thơ năm tiếng, thơ bảy tiếng, thơ tám tiếng, thơ tự do,... và gồm cả thơ văn xuôi.

LUYỆN TẬP

1. Ôn lại bài Đặc điểm loại hình của tiếng Việt (phần II – Đơn vị ngữ pháp cơ bản của tiếng Việt) trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, Nâng cao, tập hai, trang 177.

2. Trong buổi chơi xuân, bên mộ Đạm Tiên, Thuý Kiều "Rút trâm sẵn giắt mái đầu - Vạch da cây vịnh bốn câu ba vần" (Nguyễn Du – Truyện Kiều).

Theo anh (chị), Thuý Kiều làm thơ theo thể thơ nào ?

 

Tin tức mới


Đánh giá

Luật Thơ | Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Một - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Một

  1. Khái Quát Văn Học Việt Nam Từ Cách Mạng Tháng Tám 1945 Đến Hết Thế Kỉ XX
  2. Nghị Luận Xã Hội Và Nghị Luận Văn Học
  3. Tuyên Ngôn Độc Lập
  4. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
  5. Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt
  6. Bài Viết Số 1
  7. Nguyễn Đình Chiểu, Ngôi Sao Sáng Trong Văn Nghệ Của Dân Tộc
  8. Đọc thêm: Mấy Ý Nghĩ Về Thơ (Trích)
  9. Đọc thêm: Thương Tiếc Nhà Văn Nguyên Hồng
  10. Đọc thêm: Đô-xtôi-ép-xki (Trích)
  11. Luyện Tập Tóm Tắt Văn Bản Nghị Luận
  12. Tây Tiến
  13. Đọc thêm: Bên Kia Sông Đuống (Trích)
  14. Đọc thêm: Dọn Về Làng
  15. Luyện Tập Về Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt
  16. Trả Bài Viết Số 1
  17. Việt Bắc (Trích)
  18. Đọc thêm: Bác Ơi!
  19. Tố Hữu
  20. Nghị Luận Về Một Bài Thơ, Đoạn Thơ
  21. Tiếng Hát Con Tàu
  22. Đọc thêm: Đất Nước
  23. Bài Viết Số 2
  24. Đất Nước (trích trường ca Mặt Đường Khát Vọng)
  25. Sóng
  26. Đọc thêm: Đò Lèn
  27. Luật Thơ
  28. Đàn Ghi-ta Của Lor-ca
  29. Đọc thêm: Tự Do
  30. Luyện Tập Về Luật Thơ
  31. Nghị Luận Về Một Ý Kiến Bàn Về Văn Học
  32. Con Đường Trở Thành
  33. Các Kiểu Kết Cấu Của Bài Văn Nghị Luận
  34. Trả Bài Viết Số 2
  35. Người Lái Đò Sông Đà (trích)
  36. Luyện Tập Về Cách Dùng Biện Pháp Tu Từ Ẩn Dụ
  37. Luyện Tập Vận Dụng Kết Hợp Các Phương Pháp Biểu Đạt Trong Bài Văn Nghị Luận
  38. Nguyễn Tuân
  39. Phong Cách Văn Học
  40. Nghị Luận Về Một Tư Tưởng, Đạo Lí
  41. Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông?
  42. Đọc thêm: Những Ngày Đầu Của Nước Việt Nam Mới (Trích
  43. Bài Viết Số 3 (Nghị luận văn học)
  44. Nhìn Về Vốn Văn Hóa Dân Tộc
  45. Phong Cách Ngôn Ngữ Khoa Học
  46. Nghị Luận Về Một Hiện Tượng Đời Sống
  47. Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt (trích)
  48. Thông Điệp Nhân Ngày Thế Giới Phòng Chống AIDS, 1 - 12 - 2003
  49. Luyện Tập Nghị Luận Về Một Vấn Đề Xã Hội Trong Tác Phẩm Văn Học
  50. Tư Duy Hệ Thống - Nguồn Sức Sống Mới Của Đổi Mới Tư Duy
  51. Luyện Tập Về Phong Cách Ngôn Ngữ Khoa Học
  52. Trả Bài Viết Số 3
  53. Quá Trình Văn Học
  54. Luyện Tập Về Cách Tránh Hiện Tượng Trùng Nghĩa
  55. Luyện Tập Vận Dụng Kết Hợp Các Thao Tác Lập Luận
  56. Ôn Tập Về Văn Học (Học kì I)
  57. Phát Biểu Theo Chủ Đề Và Phát Biểu Tự Do
  58. Luyện Tập Phát Biểu Theo Chủ Đề Và Phát Biểu Tự Do
  59. Ôn Tập Về Tiếng Việt (Học kì I)
  60. Ôn Tập Về Làm Văn (Học kì I)
  61. Bài Viết Số 4 (Kiểm tra tổng hợp cuối Học kì I)

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.