Nghị Luận Về Một Bài Thơ, Đoạn Thơ | Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Một - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Ngữ văn 12 Nâng cao - Tập 1

Nội Dung Chính


Đọc các đề văn sau và thực hành tìm hiểu đề, lập dàn ý, viết đoạn văn.

Đề 1. Bình luận đoạn thơ sau trong bài Vội vàng của Xuân Diệu :

          Ta muốn ôm
          Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn ;
          Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
          Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
          Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
          Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
          Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
          Cho no nê thanh sắc của thời tươi ;
          – Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào người !

Đề 2. Về đoạn thơ mở đầu bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm:

          Em ơi buồn làm chi
          Anh đưa em về sông Đuống
          Ngày xưa cát trắng phẳng lì

          Sông Đuống trôi đi
          Một dòng lấp lánh
          Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì

          Xanh xanh bãi mía bờ dâu
          Ngô khoai biêng biếc
          Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
          Sao xót xa như rụng bàn tay.

Đề 3. Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

Gợi ý :

Đề 1

a) Tìm hiểu đề, tìm ý

Đê yêu cầu bình luận một đoạn trích trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu. Người viết phải đọc kĩ, nhận ra ý nghĩa và cách biểu đạt của đoạn trích để nhận định về khuynh hướng tư tưởng và giá trị của nó. Ví dụ, đây là đoạn cao trào cảm xúc của toàn bài, thể hiện mãnh liệt niềm khao khát sống, một lí tưởng sống lấy hưởng thụ cảm tính "đã đầy" để tự khẳng định mình. Đoạn thơ đầy những hành động của ý chí, tình cảm. Lời thơ trùng điệp, sôi nổi, trẻ trung, mạnh bạo. Trên cơ sở phân tích, người viết phải đưa ra nhận định của mình về giá trị đoạn trích. Trước hết, cần giới thiệu nội dung bài thơ Vội vàng, vị trí đoạn trích trong bài thơ. Tiếp theo, nhận định tính chất cảm xúc của đoạn trích, khuynh hướng tư tưởng thấm nhuần ở trong đó. Khuynh hướng tư tưởng ấy có giá trị gì trong thời đại trước Cách mạng và hiện nay ? Các biện pháp nghệ thuật được thể hiện trong đoạn trích có gì đặc biệt ? Thực hiện các yêu cầu và trả lời các câu hỏi ấy một cách có luận cứ chính là bình luận đoạn thơ.

b) Lập dàn ý

– Mở bài : Giới thiệu tổng quát bài thơ và đoạn trích. Nêu nội dung bình luận.

– Thân bài : Sắp xếp nội dung các nhận xét, đánh giá đã nêu ở mục a) Tìm hiểu đề, tìm ý theo một trật tự hợp lí.

– Kết bài : Đánh giá chung về khuynh hướng tư tưởng trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám bộc lộ qua đoạn trích.

c) Viết đoạn văn đánh giá khuynh hướng tư tưởng của đoạn thơ.

Đề 2, Đề 3

Vận dụng phương pháp tìm hiểu đề và tìm ý đã nêu ở Đề 1 để luyện kĩ năng thực hành đối với Đề 2 và Đề 3 (nêu luận điểm, nhận xét, đánh giá ; phân tích, chứng minh cho luận điểm và các nhận xét, đánh giá đó).

 

 

Tin tức mới


Đánh giá

Nghị Luận Về Một Bài Thơ, Đoạn Thơ | Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Một - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Một

  1. Khái Quát Văn Học Việt Nam Từ Cách Mạng Tháng Tám 1945 Đến Hết Thế Kỉ XX
  2. Nghị Luận Xã Hội Và Nghị Luận Văn Học
  3. Tuyên Ngôn Độc Lập
  4. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
  5. Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt
  6. Bài Viết Số 1
  7. Nguyễn Đình Chiểu, Ngôi Sao Sáng Trong Văn Nghệ Của Dân Tộc
  8. Đọc thêm: Mấy Ý Nghĩ Về Thơ (Trích)
  9. Đọc thêm: Thương Tiếc Nhà Văn Nguyên Hồng
  10. Đọc thêm: Đô-xtôi-ép-xki (Trích)
  11. Luyện Tập Tóm Tắt Văn Bản Nghị Luận
  12. Tây Tiến
  13. Đọc thêm: Bên Kia Sông Đuống (Trích)
  14. Đọc thêm: Dọn Về Làng
  15. Luyện Tập Về Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt
  16. Trả Bài Viết Số 1
  17. Việt Bắc (Trích)
  18. Đọc thêm: Bác Ơi!
  19. Tố Hữu
  20. Nghị Luận Về Một Bài Thơ, Đoạn Thơ
  21. Tiếng Hát Con Tàu
  22. Đọc thêm: Đất Nước
  23. Bài Viết Số 2
  24. Đất Nước (trích trường ca Mặt Đường Khát Vọng)
  25. Sóng
  26. Đọc thêm: Đò Lèn
  27. Luật Thơ
  28. Đàn Ghi-ta Của Lor-ca
  29. Đọc thêm: Tự Do
  30. Luyện Tập Về Luật Thơ
  31. Nghị Luận Về Một Ý Kiến Bàn Về Văn Học
  32. Con Đường Trở Thành
  33. Các Kiểu Kết Cấu Của Bài Văn Nghị Luận
  34. Trả Bài Viết Số 2
  35. Người Lái Đò Sông Đà (trích)
  36. Luyện Tập Về Cách Dùng Biện Pháp Tu Từ Ẩn Dụ
  37. Luyện Tập Vận Dụng Kết Hợp Các Phương Pháp Biểu Đạt Trong Bài Văn Nghị Luận
  38. Nguyễn Tuân
  39. Phong Cách Văn Học
  40. Nghị Luận Về Một Tư Tưởng, Đạo Lí
  41. Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông?
  42. Đọc thêm: Những Ngày Đầu Của Nước Việt Nam Mới (Trích
  43. Bài Viết Số 3 (Nghị luận văn học)
  44. Nhìn Về Vốn Văn Hóa Dân Tộc
  45. Phong Cách Ngôn Ngữ Khoa Học
  46. Nghị Luận Về Một Hiện Tượng Đời Sống
  47. Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt (trích)
  48. Thông Điệp Nhân Ngày Thế Giới Phòng Chống AIDS, 1 - 12 - 2003
  49. Luyện Tập Nghị Luận Về Một Vấn Đề Xã Hội Trong Tác Phẩm Văn Học
  50. Tư Duy Hệ Thống - Nguồn Sức Sống Mới Của Đổi Mới Tư Duy
  51. Luyện Tập Về Phong Cách Ngôn Ngữ Khoa Học
  52. Trả Bài Viết Số 3
  53. Quá Trình Văn Học
  54. Luyện Tập Về Cách Tránh Hiện Tượng Trùng Nghĩa
  55. Luyện Tập Vận Dụng Kết Hợp Các Thao Tác Lập Luận
  56. Ôn Tập Về Văn Học (Học kì I)
  57. Phát Biểu Theo Chủ Đề Và Phát Biểu Tự Do
  58. Luyện Tập Phát Biểu Theo Chủ Đề Và Phát Biểu Tự Do
  59. Ôn Tập Về Tiếng Việt (Học kì I)
  60. Ôn Tập Về Làm Văn (Học kì I)
  61. Bài Viết Số 4 (Kiểm tra tổng hợp cuối Học kì I)

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.