Nghị Luận Về Một Ý Kiến Bàn Về Văn Học | Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Một - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Ngữ văn 12 Nâng cao - Tập 1

Nội Dung Chính


Đọc các đề văn sau và thực hành tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn văn.

Đề 1. M. Goóc-ki nói : "Kịch đòi hỏi những tình cảm mãnh liệt".

Anh (chị) hiểu thế nào về ý kiến đó ? Hãy làm sáng tỏ qua các đoạn trích Tình yêu và thù hận (kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia), Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng).

Đề 2. "Thơ phải có tư tưởng, có ý thức, vì bất cứ cảm xúc, tình tự nào của con người cũng dính liền với sự suy nghĩ. Nhưng tư tưởng trong thơ là tư tưởng dính liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống. Tư tưởng của thơ nằm ngay trong cảm xúc, tình tự" (Nguyễn Đình Thi – Mấy ý nghĩ về thơ).

Dựa vào các bài thơ đã học, anh (chị) hãy nêu nhận xét về ý kiến trên.

Đề 3. Nhà văn Pháp Gioóc-giơ Đuy-a-men (1884 - 1966) nói : "Một tiểu thuyết thực sự hứng thú là tiểu thuyết không chỉ mua vui cho chúng ta, mà quan trọng hơn là giúp chúng ta nhận thức cuộc sống, lí giải thế giới".

Bình luận câu nói ấy dựa trên cơ sở một truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết đã học hoặc đã đọc.

Đề 4. "Thơ là thơ, nhưng đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng" (Sóng Hồng).

Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào ? Hãy phân tích một số bài thơ đã học trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một để làm sáng tỏ ý kiến đó.

Gợi ý :

Đề 1

a) Tìm hiểu đề, tìm ý

– Câu nói của M. Goóc-ki nêu lên ý gì ? Chú ý cần cụ thể hoá ý kiến, ví dụ : "Tình cảm mãnh liệt" là của nhà văn, nhân vật hay diễn viên ? Câu trả lời : Có thể là cả ba song chủ yếu là tình cảm mãnh liệt của nhân vật, vì kịch đòi hỏi những nhân vật có tình cảm mãnh liệt. Muốn rõ thêm, cần tiến hành phân tích : Một nhân vật mà tình cảm không bộc lộ mãnh liệt ra ngoài có thể trở thành nhân vật của kịch được không ? Ví dụ, hai nhân vật Liên và An trong truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam) chỉ có tình cảm thầm kín, lặng lẽ, thường khó có thể trở thành nhân vật kịch. Từ đó, giải thích vì sao nhân vật kịch phải có "tình cảm mãnh liệt".

– Để làm sáng tỏ được nội dung câu nói của Goóc-ki, cần phân tích các đoạn trích kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét, Vũ Như Tô. Chú ý tìm hiểu : Tình cảm của các nhân vật trong hai đoạn trích đó được thể hiện mãnh liệt như thế nào ? Vì sao tình cảm các nhân vật ở vào trạng thái căng thẳng ? Tình cảm mãnh liệt đó đã gây ra những tác động và kết quả gì cho vở kịch ?

– Từ nhận thức đã có, hãy bình luận ý kiến của Goóc-ki về tính quy luật của nghệ thuật kịch.

b) Lập dàn ý

– Mở bài : Nên đặt vấn đề như thế nào để dẫn ra câu nói của nhà văn ?

– Thân bài : Nên có mấy phần, mỗi phần nêu ý gì ? (Lưu ý : các ý không được trùng lặp nhau).

– Kết bài : Cần nêu ý gì ? (Bài học rút ra đối với người viết kịch, hoặc đối với người đọc kịch, xem kịch).

c) Viết đoạn văn mở bài hoặc kết bài, hoặc đoạn văn giải thích, phân tích, bình luận một ý nào đó trong phần thân bài.

Đề 2, Đề 3 và Đề 4

Vận dụng kĩ năng được gợi ý từ Đề 1 để tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn ý cho các đề này.

 

Tin tức mới


Đánh giá

Nghị Luận Về Một Ý Kiến Bàn Về Văn Học | Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Một - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Một

  1. Khái Quát Văn Học Việt Nam Từ Cách Mạng Tháng Tám 1945 Đến Hết Thế Kỉ XX
  2. Nghị Luận Xã Hội Và Nghị Luận Văn Học
  3. Tuyên Ngôn Độc Lập
  4. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
  5. Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt
  6. Bài Viết Số 1
  7. Nguyễn Đình Chiểu, Ngôi Sao Sáng Trong Văn Nghệ Của Dân Tộc
  8. Đọc thêm: Mấy Ý Nghĩ Về Thơ (Trích)
  9. Đọc thêm: Thương Tiếc Nhà Văn Nguyên Hồng
  10. Đọc thêm: Đô-xtôi-ép-xki (Trích)
  11. Luyện Tập Tóm Tắt Văn Bản Nghị Luận
  12. Tây Tiến
  13. Đọc thêm: Bên Kia Sông Đuống (Trích)
  14. Đọc thêm: Dọn Về Làng
  15. Luyện Tập Về Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt
  16. Trả Bài Viết Số 1
  17. Việt Bắc (Trích)
  18. Đọc thêm: Bác Ơi!
  19. Tố Hữu
  20. Nghị Luận Về Một Bài Thơ, Đoạn Thơ
  21. Tiếng Hát Con Tàu
  22. Đọc thêm: Đất Nước
  23. Bài Viết Số 2
  24. Đất Nước (trích trường ca Mặt Đường Khát Vọng)
  25. Sóng
  26. Đọc thêm: Đò Lèn
  27. Luật Thơ
  28. Đàn Ghi-ta Của Lor-ca
  29. Đọc thêm: Tự Do
  30. Luyện Tập Về Luật Thơ
  31. Nghị Luận Về Một Ý Kiến Bàn Về Văn Học
  32. Con Đường Trở Thành
  33. Các Kiểu Kết Cấu Của Bài Văn Nghị Luận
  34. Trả Bài Viết Số 2
  35. Người Lái Đò Sông Đà (trích)
  36. Luyện Tập Về Cách Dùng Biện Pháp Tu Từ Ẩn Dụ
  37. Luyện Tập Vận Dụng Kết Hợp Các Phương Pháp Biểu Đạt Trong Bài Văn Nghị Luận
  38. Nguyễn Tuân
  39. Phong Cách Văn Học
  40. Nghị Luận Về Một Tư Tưởng, Đạo Lí
  41. Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông?
  42. Đọc thêm: Những Ngày Đầu Của Nước Việt Nam Mới (Trích
  43. Bài Viết Số 3 (Nghị luận văn học)
  44. Nhìn Về Vốn Văn Hóa Dân Tộc
  45. Phong Cách Ngôn Ngữ Khoa Học
  46. Nghị Luận Về Một Hiện Tượng Đời Sống
  47. Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt (trích)
  48. Thông Điệp Nhân Ngày Thế Giới Phòng Chống AIDS, 1 - 12 - 2003
  49. Luyện Tập Nghị Luận Về Một Vấn Đề Xã Hội Trong Tác Phẩm Văn Học
  50. Tư Duy Hệ Thống - Nguồn Sức Sống Mới Của Đổi Mới Tư Duy
  51. Luyện Tập Về Phong Cách Ngôn Ngữ Khoa Học
  52. Trả Bài Viết Số 3
  53. Quá Trình Văn Học
  54. Luyện Tập Về Cách Tránh Hiện Tượng Trùng Nghĩa
  55. Luyện Tập Vận Dụng Kết Hợp Các Thao Tác Lập Luận
  56. Ôn Tập Về Văn Học (Học kì I)
  57. Phát Biểu Theo Chủ Đề Và Phát Biểu Tự Do
  58. Luyện Tập Phát Biểu Theo Chủ Đề Và Phát Biểu Tự Do
  59. Ôn Tập Về Tiếng Việt (Học kì I)
  60. Ôn Tập Về Làm Văn (Học kì I)
  61. Bài Viết Số 4 (Kiểm tra tổng hợp cuối Học kì I)

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.