Bài 12: Quy luật phân li độc lập | Bài giải SINH HỌC 12 (Nâng Cao) | PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG II. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Giải câu hỏi và bài tập SGK Sinh Học 12 (Nâng Cao).


Câu hỏi thảo luận 1 trang 47

Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên như thế nào?

Lời giải chi tiết

- Menđen cho rằng mỗi cặp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền (gen) quy định. Các cặp nhân tố này phân li độc lập và tổ hợp tự do trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh đã chi phối sự di truyền và biểu hiện của các cặp tính trạng tương phản.

- Tỉ lệ mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó.

Câu hỏi thảo luận 2 trang 48

Căn cứ vào những nhận thức về lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau một cặp hoặc nhiều cặp tính trạng tương phản, trong đó tính trội là hoàn toàn và các cặp gen dị hợp phân li độc lập, hãy điền vào các chỗ trống trong bảng sau:

Số cặp gen dị hợp F1 Số lượng các loại giao tử F1 Tỉ lệ phân li kiểu gen F2 Số lượng các loại kiểu gen F2 Tỉ lệ phân li kiểu hình F2 Số lượng các loại kiểu hình F2

1

2

3

n

21

 

 

 

(1+2+1)1

 

 

 

31

 

 

 

(3+1)1

 

 

 

21

 

 

 

Lời giải chi tiết

Số cặp gen dị hợp F1 Số lượng các loại giao tử F1 Tỉ lệ phân li kiểu gen F2 Số lượng các loại kiểu gen F2 Tỉ lệ phân li kiểu hình F2 Số lượng các loại kiểu hình F2

1

2

3

n

21

22

23

2n

(1+2+1)1

(1+2+1)2

(1+2+1)3

(1+2+1)n

31

32

33

...

3n

(3+1)1

(3+1)2

(3+1)3

...

(3+1)n

21

22

23

...

2n

Câu hỏi thảo luận 3 trang 48

Hãy nêu khái quát cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập.

Lời giải chi tiết

Sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng và sự tổ hợp tự do của các NST không tương đồng trong quá trình giảm phân của F1 đã đưa đến sự phân li độc lập của các cặp gen tương ứng, tạo nên 4 loại giao tử AB = Ab = aB = ab = 1/4

Phép tính xác suất:

- P(AB) = P(A).P(B) = 1/2 × 1/2 = 1/4

- P(Ab) = P(A).P(b) = 1/2 × 1/2 = 1/4

- P(aB) = P(a).P(B) = 1/2 × 1/2 = 1/4

- P(ab) = P(a).P(b) = 1/2 × 1/2 = 1/4

Sự kết hợp giữa 4 loại giao tử đực và 4 loại giao tử cái tạo nên 16 tổ hợp ở F2, trong đó có 9 kiểu gen, 4 kiểu hình.

Bài 1 trang 49 SGK

Vì sao Menđen cho rằng các cặp tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu Hà Lan di truyền độc lập với nhau? Phát biểu quy luật phân li độc lập.

Phương pháp giải

Xem lại Quy luật phân ly độc lập

Lời giải chi tiết

+ Menđen cho rằng các cặp tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu Hà Lan di truyền độc lập với nhau vì xác suất xuất hiện mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó.

Ví dụ: P(AB) = P(A).P(B) = 1/2 × 1/2 = 1/4

+ Khi lai cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai (hoặc nhiều) cặp tính trạng tương phản di truyền độc lập với nhau, thì xác suất xuất hiện mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó.

Ví dụ: 9/16 hạt vàng, trơn = 3/4 hạt vàng × 3/4 hạt trơn

+ Tỉ lệ kiểu hình ở F2 bằng tích các tỉ lệ của các cặp tính trạng hợp thành chúng, 9:3:3:1 = (3 hạt vàng : 1 hạt xanh) × (3 hạt trơn : 1 hạt nhăn).

Từ những phân tích và giải thích kết quả thí nghiệm Menđen đã rút ra quy luật phân li độc lập được hiểu theo thuật ngữ khoa học là "Các cặp alen phân li độc lập với nhau trong quá trình hình thành giao tử”.

Bài 2 trang 49 SGK

Giải thích cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập. Vì sao F1 (AaBb) qua giảm phân tạo được 4 loại giao tử và F2 có 9 kiểu gen?

Phương pháp giải

Xem lại Quy luật phân ly độc lập

Lời giải chi tiết

Sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng và sự tổ hợp tự do của các NST không tương đồng trong quá trình giảm phân của F1 đã đưa đến sự phân li độc lập của các cặp gen tương ứng.

- Sự phân li độc lập của các cặp gen tương ứng, tạo nên 4 loại giao tử AB = Ab = aB = ab = 1/4

- Sự kết hợp giữa 4 loại giao tử đực và 4 loại giao tử cái tạo nên 16 tổ hợp ở F2, trong đó có 9 kiểu gen, 4 kiểu hình.

- Sơ đồ lai:

F1 × F1:      AaBb       ×      AaBb

GP:   AB, Ab, aB, ab           AB, Ab, aB, ab

F2:

  AB Ab aB ab
AB AABB AABb AaBB AaBb
Ab AABb AAbb AaBb Aabb
aB AaBB AaBb aaBB aaBb
Ab AaBb Aabb aaBb aabb

F2: 1AABB + 2AABb + 2AaBB + 4AaBb: 9 (A-B-): hạt vàng, trơn

     1AAbb + 2Aabb: 3 (A-bb): hạt vàng, nhăn

     1aaBB + 2 aaBb: 3 (aaB-): hạt xanh, trơn

     1 aabb: 1 (aabb): hạt xanh, nhăn

Bài 3 trang 49 SGK

Khi lai thuận và nghịch hai giống chuột côbay thuần chủng lông đen, dài và lông trắng, ngắn với nhau đều được F1 toàn chuột lông đen, ngắn. Cho chuột F1 giao phối với nhau sinh ra chuột F2 gồm 27 con lông đen, ngắn; 10 con lông đen, dài; 8 con lông trắng, ngắn; 4 con lông trắng, dài.

a) Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.

b) Để sinh ra chuột F3 có tỉ lệ 1 con lông đen, ngắn : 1 con lông đen, dài : 1 con lông trắng, ngắn : 1 con lông trắng, dài thì cặp lai chuột F2 phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?

Phương pháp giải

Quy ước gen, viết sơ đồ lai

Biện luận và xác định kiểu gen F2

Lời giải chi tiết

F2 có tỉ lệ: 9 lông đen, ngắn : 3 lông đen, dài : 3 lông trắng, ngắn : 1 lông trắng, dài → Tính trạng màu lông và chiều dài lông tuân theo quy luật phân li độc lập.

Xét từng cặp tỉ lệ:

Đen/Trắng = 3/1 → Lông đen trội hoàn toàn so với lông trắng

Ngắn/Dài = 3/1 → Lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài

Quy ước gen:

A – Lông đen; a – Lông trắng

B – Lông ngắn; b – Lông dài

a) P:              lông đen, dài       x      lông trắng, ngắn

                             AAbb           x            aaBB

Giao tử P:                 Ab            ;              aB

F1:                         AaBb           x            AaBb

Giao tử F1: AB, Ab, aB, ab; AB, Ab, aB, ab

F2:

♂ 
AB
Ab
aB
ab
AB AABB AABb AaBB AaBb
Ab AABb AAbb AaBb Aabb
aB AaBB AaBb aaBB aaBb
ab AaBb Aabb aaBb aabb

b) Để sinh ra chuột F3 có tỉ lệ 1 con lông đen, ngắn: 1 con lông đen, dài: 1 con lông trắng, ngắn: 1 con lông trắng, dài thì cặp lai chuột F2 phải có kiểu gen và kiểu hình:

         F2:   AaBb    x     aabb

hoặc F2:   Aabb    x     aaBb

Sơ đồ lai:

F2 × F2:      AaBb      x     aabb

GP:   AB, Ab, aB, ab           ab

F3: 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb

Kiểu hình: 1 lông đen, ngắn : 1 lông đen, dài : 1 lông trắng, ngắn : 1 lông trắng, dài

F2 × F2:      Aabb      x      aaBb

GP:             Ab, ab            aB, ab

F3: 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb

Kiểu hình: 1 lông đen, ngắn : 1 lông đen, dài : 1 lông trắng, ngắn : 1 lông trắng, dài

Bài 4 trang 49 SGK

Ở ngô, kiểu gen AA quy định hạt màu xanh, Aa-màu tím, aa-màu vàng; gen B quy định hạt trơn át hoàn toàn gen b quy định hạt nhăn. Các gen quy định màu sắc và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau.

Cho hai dòng ngô thuần chủng hạt xanh, trơn và hạt vàng, nhăn giao phấn với nhau được F1. Sau đó, cho F1 giao phấn với nhau được F2 có kết quả như thế nào về kiểu gen và kiểu hình?

Phương pháp giải

Xác định kiểu gen P, F1

Xác định tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình F2

Lời giải chi tiết

P thuần chủng hạt xanh, trơn: AABB

P thuần chủng hạt vàng, nhăn: aabb

Sơ đồ lai:

P:       AABB    ×    aabb

GP:       AB              ab

F1: AaBb (100% hạt tím, trơn)

F1 × F1:       AaBb    ×     AaBb

GP:   AB, Ab, aB, ab     AB, Ab, aB, ab

F2:

AB Ab aB ab
AB AABB AABb AaBB AaBb
Ab AABb AAbb AaBb Aabb
aB AaBB AaBb aaBB aaBb
ab AaBb Aabb aaBb aabb

F2: 6 hạt tím, trơn: 3 hạt xanh, trơn: 3 hạt vàng, trơn: 2 hạt tím, nhăn: 1 hạt xanh, nhăn: 1 hạt vàng, nhăn

Bài 5 trang 49 SGK

Chọn phương án trả lời đúng. Phân tích kết quả thí nghiệm, Menđen cho rằng màu sắc và hình dạng hạt đậu di truyền độc lập vì

A. Tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng đều 3 trội : 1 lặn.

B. F2 có 4 kiểu hình.

C. F2 xuất hiện các biến dị tổ hợp.

D. Tỉ lệ mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó. 

Phương pháp giải

Xem lại Quy luật phân ly độc lập

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 12: Quy luật phân li độc lập | Bài giải SINH HỌC 12 (Nâng Cao) | PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG II. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Bài giải SINH HỌC 12 (Nâng Cao)

  1. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
  2. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG II. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
  3. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG III. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
  4. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG IV. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
  5. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG V. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
  6. PHẦN 6. TIẾN HÓA - CHƯƠNG I. BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA
  7. PHẦN 6. TIẾN HÓA - CHƯƠNG II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA
  8. PHẦN 6. TIẾN HÓA - CHƯƠNG III. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
  9. PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG I. CƠ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG
  10. PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG II. QUẦN THỂ SINH VẬT
  11. PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG III. QUẦN XÃ SINH VẬT
  12. PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG IV. HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ SINH THÁI HỌC VỚI QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.