Bài 35: Học thuyết tiến hóa cổ điển | Bài giải SINH HỌC 12 (Nâng Cao) | PHẦN 6. TIẾN HÓA - CHƯƠNG II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Giải câu hỏi và bài tập SGK Sinh Học 12 (Nâng Cao).


Câu hỏi thảo luận trang 140

Quan sát và giải thích hình 35a theo quan điểm của Lamac.

hinh-anh-bai-35-hoc-thuyet-tien-hoa-co-dien-3524-0

Lời giải chi tiết

Lamac cho rằng: Tổ tiên của hươu cao cổ là loài động vật bé nhỏ ăn lá cây ỏ dưới thấp. Do lá ở dưới thấp không còn mà chỉ còn ở trên cao, hươu phải vươn cổ lên để ăn lá trên cao. Do cổ vươn dài ra để ăn lá nên cổ hươu dài dần ra và sự biến đổi này được truyền cho đời sau. Ở những thế hệ tiếp theo, hươu tiếp tục vươn dài cổ ra để ăn những lá trên cao hơn, do đó loài hươu ngắn cổ dần tiến hóa thành loài hươu cao cổ.

Quan điểm Lamac về sự hình thành các đặc điểm thích nghi: “ Ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng kịp thời thích nghi phù hợp và trong lịch sử tiến hóa không có loài nào bị đào thải”.

Câu hỏi thảo luận trang 142

Những loại biến dị và biến đổi nêu trên tương ứng với những loại biến dị nào theo quan niệm di truyền học hiện đại?

Lời giải chi tiết

- Khái niệm biến dị tương ứng với biến dị di truyền (đột biến và biến dị tổ hợp).

- Khái niệm biến đổi tương ứng với thường biến.

Câu hỏi thảo luận trang 143

Quan sát và giải thích hình 35b theo quan điểm của Đacuyn.

hinh-anh-bai-35-hoc-thuyet-tien-hoa-co-dien-3524-1

Lời giải chi tiết

- Tổ tiên của hươu cao cổ là loài động vật bé nhỏ ăn lá non ở dưới thấp. Trong quá trình sinh sản, loài hươu có cổ ngắn này xuất hiện một số biến dị cá thể, trong đó xuất hiện con hươu cổ dài. Khi lá cây ở dưới thấp không còn, những con hươu cổ ngắn không kiếm được lá cây ăn sẽ bị tiêu diệt, hươu cổ dài ăn được lá cây trên cao sẽ sống sót nhiều hơn, phát triển ưu thế hơn, sinh sản nhiều. Loài hươu này đã chịu tác động của quy luật chọn lọc tự nhiên: vừa đào thải các biến dị bất lợi vừa tích lũy các biến dị có lợi cho sinh vật. Qua thời gian dài hình thành loài hươu cao cổ.

- Theo Đacuyn thì chọn lọc tự nhiên tác động dựa trên hai đặc tính biến dị và di truyền là nhân tố chính trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật.

Bài 1 trang 143 SGK

Lamac giải thích quá trình hình thành loài mới như thế nào?

Phương pháp giải

Xem lại Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn

Lời giải chi tiết

Lamac cho rằng những biến đổi trên cơ thể do tác dụng của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật đều được di truyền và tích lũy qua các thế hệ (di truyền tính tập nhiễm hay thu được trong đời cá thể), đưa đến sự hình thành loài mới.

Bài 2 trang 143 SGK

Vì sao nói Lamac chưa thành công trong việc giải thích tính hợp lí của các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật?

Phương pháp giải

Xem lại Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn

Lời giải chi tiết

Lamac chưa thành công trong việc giải thích tính hợp lí của các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật vì:

- Quan niệm cho rằng trong lịch sử không có loài nào bị đào thải không đúng với các tài liệu cổ sinh vật học. VD: bò sát khổng lồ, quyết khổng lồ… bị diệt vong.

- Quan niệm sinh vật vốn có khả năng phản ứng phù hợp với sự thay đổi điều kiện môi trường và mọi cá thể trong loài đều nhất loạt phản ứng theo cách giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới. Điều này không phù hợp với quan niệm ngày nay về đặc điểm vô hướng của biến dị, tính đa hình của quần thể hay thường biến không di truyền.

Bài 3 trang 143 SGK

Đacuyn quan niệm về biến dị và di truyền như thế nào? Nêu mối quan hệ của biến dị, di truyền và chọn lọc.

Phương pháp giải

Xem lại Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn

Lời giải chi tiết

- Đacuyn quan niệm về biến dị và di truyền:

   + Biến dị cá thể (biến dị): là những đặc điểm sai khác giữa các cá thể trong cùng một loài, xảy ra trong quá trình sinh sản, xuất hiện riêng lẻ, không định hướng, là nguyên liệu chủ yếu của tiến hóa chọn giống.

   + Di truyền là cơ sở cho sự tích lũy các biến dị nhỏ thành các biến đổi lớn qua nhiều thế hệ.

→ Nhờ hai đặc tính di truyền và biến dị: sinh vật mới tiến hóa thành nhiều dạng, đồng thời vẫn giữ được đặc điểm riêng của từng loài.

- Mối quan hệ giữa biến dị, di truyền và chọn lọc:

   + Biến dị cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc.

   + Di truyền tạo điều kiện cho chọn lọc tích lũy các biến dị.

   + Bằng mối quan hệ giữa biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên Đacuyn đã giải thích thành công sự tiến hóa trong sinh giới, giải thích được nguồn gốc thống nhất của các loài.

Bài 4 trang 143 SGK

So sánh chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên.

Phương pháp giải

Lập bảng để so sánh chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên về các vấn đề: nguyên liệu, nội dung, động lực, kết quả và vai trò của chọn lọc.

Lời giải chi tiết

Nội dung Chọn lọc nhân tạo Chọn lọc tự nhiên
Khái niệm Là quá trình bao gồm 2 mặt song song: vừa đào thải các biến dị bất lợi, vừa tích lũy các biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người. Bao gồm 2 mặt: vừa đào thải các biến dị bất lợi vừa tích lũy các biến dị có lợi cho sinh vật, là quá trình phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của những cá thể trong loài.
Nguyên liệu Biến dị cá thể trong giới vật nuôi, cây trồng. Biến dị cá thể của sinh giới.
Đối tượng chọn lọc Giới vật nuôi, cây trồng. Toàn bộ sinh vật.
Tác nhân chọn lọc Con người. Điều kiện sống trong tự nhiên.
Động lực thúc đẩy Nhu cầu về kinh tế, thị yếu của con người. Đấu tranh sinh tồn.
Thời gian chọn lọc Từ khi con người biết chăn nuôi và trồng trọt. Từ khi xuất hiện mầm mống của sự sống.
Kết quả chọn lọc Tạo thành các giống vật nuôi cây trồng đều thích nghi cao độ với một nhu cầu xác định của con người, đôi khi đặc điểm thích nghi đó có hại cho sinh vật. Những cá thể thích nghi với hoàn cảnh sống mới tồn tại và phát triển được.
Vai trò Là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua hai đặc tính biến dị và di truyền, là nhân tố chính trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.

Bài 5 trang 143 SGK

Đacuyn quan niệm về sự hình thành các đặc điểm thích nghi, hình thành loài mới và nguồn gốc của các loài như thế nào?

Phương pháp giải

Xem lại Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn

Lời giải chi tiết

Đacuyn phân biệt biến dị cá thể có ý nghĩa tiến hoá và chọn giống với biến đổi đồng loạt. Vật nuôi, cây trồng chịu tác động của chọn lọc nhân tạo. Đó là quá trình bao gồm 2 mặt song song: vừa đào thải các biến dị bất lợi, vừa tích lũy các biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người.

Sinh vật trong thiên nhiên chịu tác động của chọn lọc tự nhiên, cũng bao gồm 2 mặt: vừa đào thải các biến dị bất lợi vừa tích lũy các biến dị có lợi cho sinh vật. Kết quả là đưa đến sự tồn tại những cá thể thích nghi với hoàn cảnh sống. Tác động của chọn lọc tự nhiên diễn ra theo con đường phân li tính trạng là cơ sở để giải thích sự hình thành loài mới và nguồn gốc thống nhất của các loài.

Bài 6 trang 143 SGK

Hãy chọn phương án trả lời đúng. Chọn lọc tự nhiên là quá trình

A. đào thải những biến dị bất lợi cho sinh vật.

B. tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật.

C. vừa đào thải những biến dị bất lợi vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật.

D. tích lũy những biến dị có lợi cho con người và cho bản thân sinh vật.

Phương pháp giải

Xem lại Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn

Lời giải chi tiết

Đáp án C.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 35: Học thuyết tiến hóa cổ điển | Bài giải SINH HỌC 12 (Nâng Cao) | PHẦN 6. TIẾN HÓA - CHƯƠNG II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Bài giải SINH HỌC 12 (Nâng Cao)

  1. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
  2. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG II. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
  3. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG III. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
  4. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG IV. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
  5. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG V. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
  6. PHẦN 6. TIẾN HÓA - CHƯƠNG I. BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA
  7. PHẦN 6. TIẾN HÓA - CHƯƠNG II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA
  8. PHẦN 6. TIẾN HÓA - CHƯƠNG III. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
  9. PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG I. CƠ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG
  10. PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG II. QUẦN THỂ SINH VẬT
  11. PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG III. QUẦN XÃ SINH VẬT
  12. PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG IV. HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ SINH THÁI HỌC VỚI QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.