Bài 27: Phương pháp nghiên cứu di truyền người | Bài giải SINH HỌC 12 (Nâng Cao) | PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG V. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Giải câu hỏi và bài tập SGK Sinh Học 12 (Nâng Cao).


Câu hỏi thảo luận 1 trang 108

Hãy cho biết các kí hiệu dùng trong lập phản hệ.

Lời giải chi tiết

- Hình vuông màu sáng: Nam bình thường.

- Hình vuông màu tối: Nam bị bệnh.

- Hình tròn màu sáng: Nữ bình thường.

- Hình tròn màu tối: Nữ bị bệnh.

Câu hỏi thảo luận 2 trang 108

Quan sát hình 27.1, hãy cho biết:

- Gen gây bệnh nằm trên NST X là gen trội hay lặn.

- Phân tích để viết kiểu gen của các cá thể 4 và 8.

hinh-anh-bai-27-phuong-phap-nghien-cuu-di-truyen-nguoi-3500-0
Lời giải chi tiết

- Xét gia đình II4 và II5; III8 và III9: Cha mẹ bình thường sinh con bình thường và bị bệnh. Thế hệ con phân li tính trạng → Bình thường là tính trạng trội (Do bố mẹ có kiểu gen dị hợp) → Gen gây bệnh là gen lặn.

- Gọi gen A: bình thường; gen a: bị bệnh

Nữ II4 và III8 có kiểu gen dị hợp: XAXa

Nam II5 và III9 bình thường có kiểu gen: XAY

Câu hỏi thảo luận 3 trang 108

Hãy phân biệt đồng sinh cùng trứng và khác trứng.

Lời giải chi tiết

Đồng sinh cùng trứng Đồng sinh khác trứng
Một hợp tử phân chia thành nhiều phôi Nhiều hợp tử, mỗi hợp tử phát triển thành 1 phôi
Luôn luôn có cùng giới tính, rất giống nhau về hình thái bên ngoài, các tính chất sinh lí, bệnh lí, hóa sinh bên trong. Có thể cùng hoặc khác giới tính; hình thái bên ngoài giống như anh chị em ruột; các tính chất sinh lí, bệnh lí, hóa sinh bên trong khác nhau.
Các tính trạng màu mắt, màu tóc, màu da giống nhau, chiều cao ít biến đổi so với trọng lượng cơ thể: do kiểu gen quy định. Có thể màu mắt, màu tóc, màu da khác nhau, chiều cao khác nhau.

Bài 1 trang 111 SGK

Tại sao trong nghiên cứu di truyền người lại phải sử dụng các phương pháp khác với nghiên cứu di truyền động vật?

Phương pháp giải

Xem thêm Di truyền y học

Lời giải chi tiết

Nghiên cứu di truyền người có một số khó khăn: người chín sinh dục muộn, số lượng con ít, đời sống của một thế hệ kéo dài; không thể áp dụng phương pháp phân tích di truyền như ở các sinh vật khác vì lí do xã hội; không thể sử dụng phương pháp gây đột biến bằng các tác nhân lí, hoá...

Nghiên cứu di truyền ở người sử dụng các phương pháp như: nghiên cứu phả hệ, nghiên cứu trẻ đồng sinh, di truyền tế bào…

Bài 2 trang 111 SGK

Nêu mục đích, nội dung và kết quả của phương pháp nghiên cứu phả hệ.

Phương pháp giải

Phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó (trội, lặn, do một hay nhiều gen kiểm soát) được gọi là phương pháp nghiên cứu phả hệ

Lời giải chi tiết

- Mục đích: Nhằm xác định gen quy định tính trạng là trội hay lặn, nằm trên NST thường hay NST giới tính, di truyền theo những quy luật di truyền nào.

- Nội dung: Nghiên cứu di truyền của một tính trạng nhất định trên những người có quan hệ họ hàng qua nhiều thế hệ (tính trạng này có thể là một dị tật hoặc một bệnh di truyền...).        

- Kết quả: Bằng phương pháp phả hệ, ngày nay người ta đã xác định được các gen quy định tính trạng như mắt đen là trội so với mắt nâu. tóc quăn là trội so với tóc thẳng, da đen là trội không hoàn toàn so với da trắng: bệnh mù màu đỏ và màu lục, máu khó đông là do những gen lặn nằm trên NST X quy định, tật dính ngón là do gen nằm trên NST Y quy định... 

Bài 3 trang 111 SGK

Trình bày mục đích, nội dung và kết quả của phương pháp nghiên cứu các trường hợp đồng sinh và phương pháp tế bào học.

Lời giải chi tiết

  Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng Phương pháp tế bào học
Mục đích Nhằm xác định được tính trạng do kiểu gen quyết định hay phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường sống. Tìm ra các khuyết tật về kiểu gen của các bệnh di truyền để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nội dung So sánh những điểm giống nhau và khác nhau của cùng một tính trạng ở các trường hợp đồng sinh, sống trong cùng một môi trường hoặc khác môi tường. Kết quả này nhằm xác định vai trò của kiểu gen và ảnh hưởng của môi trường đối với sự hình thành các tính trạng ở người. Quan sát, so sánh cấu trúc hiển vi của bộ NST trong tế bào của những người mắc bệnh di truyền với bộ NST trong tế bào của những người bình thường, từ đó có thể phát hiện được những sai lệch di truyền giúp chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Kết quả Cho thấy những tính trạng nhóm máu, bệnh máu khó đông… hoàn toàn phụ thuộc vào kiểu gen. Khối lượng cơ thể, độ thông minh phụ vào cả kiểu gen lẫn điều kiện môi trường. Phát hiện được nguyên nhân của một số bệnh di truyền như: Người có 3 NST số 21 Thể ba: Hội chứng Đao; người có 3 NST giới tính XXX: Hội chứng 3X; người có 3 NST giới tính XXY: Hội chứng Claiphentơ; người có 1 NST giới tính X (thể một): Hội chứng Tơcnơ.

Bài 4 trang 111 SGK

Ở người, tính trạng tóc quăn do gen A, tóc thẳng do gen a nằm trên NST thường quy định; còn bệnh mù màu đỏ, lục do gen lặn m nằm trên NST giới tính X gây nên.

a) Bố và mẹ tóc quăn, mắt bình thường sinh ra một con trai tóc quăn, mù màu đỏ, lục. Hãy xác định kiểu gen của bố, mẹ.

b) Với hai gen quy định hai tính trạng trên, tối đa có thể tạo ra bao nhiêu loại kiểu gen khác nhau trong quần thể người?

Phương pháp giải

Xác định quy luật di truyền tính trạng

Biện luận xác định kiểu gen bố mẹ

Xác định số loại kiểu gen tối đa trong quần thể

Lời giải chi tiết

a) Xác định kiểu gen của bố mẹ.

- Xét bệnh mù màu:

Con trai bị bệnh mù màu phải có kiểu gen Xm Y, nhận Xm từ mẹ, suy ra kiểu gen của mẹ là XM xm. Bố bình thường nên kiểu gen của bố là XMY.

- Xét tính trạng dạng tóc:

Bố tóc quăn, mẹ tóc quăn, con trai tóc quăn suy ra kiểu gen của bố mẹ có thể là:

           AA      x     AA                                       

Hoặc  AA       x     Aa

Hoặc  Aa       x     Aa

- Kết hợp cả hai tính trạng suy ra kiểu gen của bố mẹ có thể là:

               AAXMXm    x     AAXMY             

hoặc       AAXMXm    x     AaXM

hoặc       AaXMXm    x     AAXMY

hoặc       AaXMXm    x     AaXMY

b) Số lượng loại kiểu gen tối đa có thể được tạo ra trong quần thể:

- Tính trạng dạng tóc tạo tối đa 3 kiểu gen: AA, Aa, aa

- Tính trạng bệnh mù màu tạo tối đa 5 kiểu gen: XMXM, XMXm, XmXm, XMY, XmY

- Tổ hợp cả hai tính trạng sẽ là: 3 x 5 = 15 loại kiểu gen.

Bài 5 trang 111 SGK

Gen xác định nhóm máu có 3 alen là IA,IB, và IO. Trong quần thể người, sự tổ hợp của chúng tạo nên 4 nhóm máu: nhóm máu A có 2 kiểu gen IA IA, IA IO; nhóm máu B có 2 kiểu gen IB IB, IB IO; nhóm máu AB có 1 kiểu gen IA IB; nhóm máu O có 1 kiểu gen IO IO. Một gia đình có hai anh em sinh đôi cùng trứng. Vợ của người anh có nhóm máu A; 2 con của họ một người có nhóm máu B và một người có nhóm máu AB. Vợ của người em có nhóm máu B; 2 con của họ một người có nhóm máu A và mội người có nhóm máu AB. Hãy xác định kiểu gen và kiểu hình của những người trong gia đình 2 anh em sinh đôi này, viết sơ đồ lai minh hoạ.

Phương pháp giải

Xác định kiểu gen của các thành viền

Viết sơ đồ lai

Lời giải chi tiết

a)  Xác định kiểu gen của gia đình người anh và gia đình người em

* Xét gia đình người anh:

- Vợ người anh mang nhóm máu A nên không sinh giao tử IB.

- Con có nhóm máu AB suy ra kiểu gen là IAIB chỉ có thể nhận giao tử IB từ bố. Vậy người anh phải tạo ra giao tử IB.

- Con nhóm máu B nhận 1 giao tử IB từ bố vậy giao tử kia nhận từ mẹ chỉ có thể là IO. Kiểu gen của người con này là: IBIO.

- Kết hợp phân tích trên mẹ có kiểu gen là IAIO.

* Xét gia đình người em:

- Vợ người em mang nhóm máu B nên không sinh giao tử IA.

- Con có nhóm máu AB, suỵ ra kiểu gen là IAIB, chỉ có thể nhận giao tử IA từ bố. Vậy người em phải tạo ra giao tử IA.

- Con nhóm máu A nhận 1 giao tử IA từ bố vậy giao tử kia nhận từ mẹ chỉ có thể là IO. Kiểu gen của người con này là: IAIO.

- Kết hợp phân tích trên mẹ có kiểu gen là IBIO.

* Xác định kiểu gen của hai người bố sinh đôi:

Từ hai phân tích trên thấy rằng 2 anh em sinh đôi cùng trứng có cùng kiểu gen trong nhân tế bào. Người anh tạo được giao tử IB, người em tạo được giao tử IA, nên 2 anh em có cùng kiểu gen là Ia Ib và kiểu hình là nhóm máu AB.

* Sơ đồ lai minh hoạ:

Gia đình người anh:

P: chồng IA IB nhóm máu AB x vợ IA IO nhóm máu A

Gt:      IA; IB                                 IB; IO

F1:                 1 IB IO : 1 IA IB

Gia đình người em:

P : chồng IA IB nhóm máu AB x vợ IB IO nhóm máu B

Gt:        IA ; I                             IB; IO

F1:                    1 IAIO : 1 IA IB

Bài 6 trang 111 SGK

Hãy chọn phương án trả lời đúng. Yếu tố nào dưới đây được di truyền nguyên vẹn từ bố hoặc mẹ sang con?

A. alen. 

B. kiểu hình.

C. kiểu gen.

D. tính trạng.

Lời giải chi tiết

Đáp án A.

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 27: Phương pháp nghiên cứu di truyền người | Bài giải SINH HỌC 12 (Nâng Cao) | PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG V. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Bài giải SINH HỌC 12 (Nâng Cao)

  1. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
  2. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG II. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
  3. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG III. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
  4. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG IV. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
  5. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG V. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
  6. PHẦN 6. TIẾN HÓA - CHƯƠNG I. BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA
  7. PHẦN 6. TIẾN HÓA - CHƯƠNG II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA
  8. PHẦN 6. TIẾN HÓA - CHƯƠNG III. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
  9. PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG I. CƠ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG
  10. PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG II. QUẦN THỂ SINH VẬT
  11. PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG III. QUẦN XÃ SINH VẬT
  12. PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG IV. HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ SINH THÁI HỌC VỚI QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.