Bài 24: Tạo giống bằng công nghệ tế bào | Bài giải SINH HỌC 12 (Nâng Cao) | PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG IV. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Giải câu hỏi và bài tập SGK Sinh Học 12 (Nâng Cao).


Câu hỏi thảo luận trang 95

Từ kiến thức đã học, hãy cho biết công nghệ tế bào là gì?

Lời giải chi tiết

Công nghệ tế bào là một quy trình công nghệ dùng để tạo ra những tế bào (thực vật, động vật) mới, các tế bào này được tạo điều kiện phát triển thành cơ thể mới trong môi trường xác định. Công nghệ tế bào giúp cho các nhà chọn giống có thể chủ động hoàn toàn trong việc tạo ra các giống vật nuôi, cây trồng ở mức dưới cơ thể.

Bài 1 trang 97 SGK

Hãy phân biệt các phương pháp chọn giống thực vật bằng kĩ thuật nuôi cấy tế bào.

Phương pháp giải

Xem lại Tạo giống nhờ công nghệ tế bào

Lời giải chi tiết

Có thể lập bảng phân biệt bốn kĩ thuật nuôi cấy tế bào thực vật như sau:

Đặc điểm Nuôi cấy hạt phấn Nuôi cấy tế bào TV invitrô tạo mô sẹo Chọn dòng tế bào xôma Dung hợp tế bào trần
Nguồn nguyên liệu ban đầu Hạt phấn (1 n) Tế bào 2n Tế bào 2n 2 dòng tế bào có bộ NST 2n của hai loài khác nhau.
Cách tiến hành Nuôi trên môi trường nhân tạo, chọn lọc các dòng đơn bội có biểu hiện tính trạng mong muốn khác nhau, cho lưỡng bội hoá. Nuôi trên môi trường nhân tạo, tạo mô sẹo, bổ sung hoocmôn kích thích sinh trưởng cho phát triển thành cây trưởng thành. Nuôi trên môi trường nuôi cấy nhân tạo, chọn lọc các dòng tế bào có biến dị số lượng NST khác nhau. Tạo tế bào trần, cho dung hợp hai khối nhân và tế bào chất thành một, nuôi trong môi trường nhân tạo cho phát triển thành cây lai.
Cơ sở di truyền của phương pháp Tạo dòng thuần lưỡng bội từ dòng đơn bội Tạo dòng thuần lưỡng bội. Dựa vào biến dị số lượng NST tạo thể dị bội khác nhau. Lai xa, lai khác loài tạo thể song nhị bội, không thông qua lai hữu tính, tránh hiện tượng bất thụ.
Hiệu quả Hiệu quả cao khi chọn các dạng cây có đặc tính: kháng thuốc diệt cỏ, chịu lạnh, chịu hạn, kháng bệnh…, tính trạng chọn lọc rất ổn định. Nhân nhanh giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái, chống chịu tốt. Sử dụng để tạo ra các giống cây trồng mới, có các kiểu gen khác nhau của cùng một giống ban đầu. Giống mới mang đặc điểm của hai loài khác nhau, vượt qua hàng rào sinh học trong lai xa.

Bài 2 trang 97 SGK

Nêu lợi ích của chọn giống thực vật bằng công nghệ tế bào.

Phương pháp giải

Xem lại Tạo giống nhờ công nghệ tế bào

Lời giải chi tiết

Lợi ích của chọn giống thực vật bằng công nghệ tế bào:

- Phương pháp nuôi cấy hạt phấn: Phương pháp này có hiệu quả cao khi chọn các dạng cây có khả năng: kháng thuốc diệt cỏ, chịu lạnh, chịu hạn, chịu phèn, chịu mặn,… Các dòng đều thuần chủng vì chúng được lưỡng bội hóa từ bộ gen đơn bội ban đầu, tính trạng chọn lọc được sẽ rất ổn định.

- Nuôi cấy tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo: Kĩ thuật này giúp nhân nhanh giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái nhất định, chống chịu tốt với nhiều loại sâu bệnh… giúp một số giống cây quý hiếm được bảo tồn nguồn gen khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

- Tạo giống bằng chọn dòng xôma có biến dị: Phương pháp này dùng để tạo ra các giống cây trồng mới, có kiểu gen khác nhau của cùng một giống ban đầu.

- Dung hợp tế bào trần: Tạo giống mới mang đặc điểm của cả hai loài mà lai hữu tính không thể tạo ra được, giúp vượt qua hàng rào sinh học trong lai xa.

Bài 3 trang 97 SGK

So sánh hai phương pháp cấy truyền phôi và nhân bản vô tính bằng kĩ thuật chuyển nhân ở động vật.

Phương pháp giải

- Cấy truyền phôi: Công nghệ này còn được gọi là công nghệ tăng sinh sản ở động vật. Sau khi phôi được lấy ra từ động vật cho thì được tách thành nhiều phôi rồi cấy phôi vào động vật nhận.

- Nhân bản vô tính bằng kĩ thuật chuyển nhân: chuyển nhân của tế bào xôma vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân và nuôi cấy trên môi trường nhân tạo thành phôi, chuyển phôi vào tử cung của con cái sinh ra con non.

Lời giải chi tiết

  Cấy truyền phôi Nhân bản vô tính bằng kí thuật chuyển nhân
Giống nhau

Tạo giống có vốn gen ổn định không bị biến dị tổ hợp, bảo đảm nhân nhanh giống ban đầu.
Khác nhau Mục đích

- Tạo nhiều con giống có phẩm chất giống nhau từ một hợp tử ban đầu.

- Dùng để nhân giống đối với loài thú quý hiếm, vật nuôi sinh sản chậm.

- Nhân nhanh giống vật nuôi quý hiếm hoặc tăng năng suất trong chăn nuôi.

- Tạo ra các giống động vật mang gen người, cung cấp cơ quan nội tạng cho người bệnh.

Cách tiến hành

- Tách phôi ra khỏi động vật cho, tách phôi thành 2 hay nhiều phần, mỗi phần phát triển thành 1 hợp tử riêng biệt.

- Cấy phôi vào động vật nhận.

- Tách tế bào xoma của động vật cho nhân, nuôi trong phòng thí nghiệm.

- Tách tế bào trứng của loài động vật nhận nhân, loại bỏ nhân của tế bào trứng.

- Chuyển nhân của tế bào cho nhân vào trứng đã bị bỏ nhân. Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo cho trứng phân cắt thành phôi.

- Chuyển phôi vào tử cung của động vật mang thai.

Cơ sở di truyền Do các cá thể được nhân lên từ 1 hợp tử ban đầu nên có cùng kiểu gen sẽ tạo ra một tập hợp giống đồng nhất về kiểu gen, kiểu hình một cách nhanh chóng. Động vật có vú có thể được nhân bản lên từ tế bào xoma, không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục, chỉ cần chất tế bào của 1 noãn bào.

Bài 4 trang 97 SGK

Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất. Thực chất của phương pháp cấy truyền phôi là

A. tạo ra nhiều cá thể từ một phôi ban đầu.

B. phối hợp vật liệu di truyền của nhiều loài trong một phôi.

C. cải biến thành phần của phôi theo hướng có lợi cho con người.

D. cả A, B và C.

Phương pháp giải

Xem lại Tạo giống nhờ công nghệ tế bào

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 24: Tạo giống bằng công nghệ tế bào | Bài giải SINH HỌC 12 (Nâng Cao) | PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG IV. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Bài giải SINH HỌC 12 (Nâng Cao)

  1. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
  2. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG II. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
  3. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG III. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
  4. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG IV. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
  5. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG V. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
  6. PHẦN 6. TIẾN HÓA - CHƯƠNG I. BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA
  7. PHẦN 6. TIẾN HÓA - CHƯƠNG II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA
  8. PHẦN 6. TIẾN HÓA - CHƯƠNG III. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
  9. PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG I. CƠ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG
  10. PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG II. QUẦN THỂ SINH VẬT
  11. PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG III. QUẦN XÃ SINH VẬT
  12. PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG IV. HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ SINH THÁI HỌC VỚI QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.