Bài 18: Bài tập chương II | Bài giải SINH HỌC 12 (Nâng Cao) | PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG II. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Giải câu hỏi và bài tập SGK Sinh Học 12 (Nâng Cao).


I - BÀI TẬP TỰ LUẬN

Bài 1 trang 73 SGK

Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. Xác định kết quả về kiểu gen và kiểu hình của các phép lai sau đây:

a) P : Chó lông ngắn × chó lông dài

b) P : Chó lông ngắn × chó lông ngắn

Phương pháp giải

Quy ước gen

Viết sơ đồ lai

Xác định kết quả đời con

Lời giải chi tiết

Quy ước: Gen A - lông ngắn, a - lông dài

a) Chó lông ngắn có thể có 2 kiểu gen: A A hoặc Aa ; Chó lông dài chỉ có 1 kiểu gen aa.         

Nếu P:  AA X aa                     

      F1: Aa (100% lông ngắn)

Nếu P:  Aa X aa

      F1: Aa ; aa (1 lông ngắn : 1 lông dài)

b)  Nếu P:  AA X AA

           F1: AA (100% lông ngắn)

Nếu P:   AA   ×    Aa

GP:    A       A, a

F1:    AA    :   Aa

      (100% lông ngắn)

Nếu P:  Aa X Aa

      F1: 1AA : 2Aa : 1aa (3 lông ngắn : 1 lông dài)

Bài 2 trang 73 SGK

Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Sau đây là kết quả của các phép lai:

a) P : Thân đỏ thẫm × Thân đỏ thẫm → F1 : 74,9% đỏ thẫm ; 25,1% xanh lục.

b) P : Thân đỏ thẫm × Thân đỏ thẫm → F1 : 100% đỏ thẫm.

c) P : Thân đỏ thẫm × Thân xanh lục → F1 : 50,2% đỏ thẫm ; 49,8% xanh lục. Kiểu gen của P trong các công thức lai trên như thế nào?

Lời giải chi tiết

a) P : Thân đỏ thẫm × Thân đỏ thẫm → F1 : 74,9% đỏ thẫm ; 25,1% xanh lục.

F1 phân li với tỉ lệ 3 : 1 → di truyền theo quy luật phân li → P: có kiểu gen dị hợp ở cả bố và mẹ.

Sơ đồ lai:

P:   Aa   ×    Aa

GP:   A,a    A, a

F1:   1AA: 2Aa : 1aa

   (3 đỏ thẫm : 1 xanh lục)

b) P : Thân đỏ thẫm × Thân đỏ thẫm → F1 : 100% đỏ thẫm.

P có thể có các kiểu gen:

TH1: P:   AA    ×    AA

F1:    AA (100% lông ngắn)

TH2: P:   AA   ×    Aa

GP:   A      A, a

F1:   AA    :    Aa

      (100% lông ngắn)

c) P : Thân đỏ thẫm × Thân xanh lục → F1 : 50,2% đỏ thẫm ; 49,8% xanh lục

F1 phân li tỉ lệ 1 : 1, có kiểu hình xanh lục có kiểu gen: aa → Nhận giao tử a từ cả cha và mẹ → P thân đỏ sẫm có kiểu gen: Aa, P xanh lục có kiểu gen: aa.

Sơ đồ lai:

P:      Aa   ×   aa

GP: A , a         a

F1: Aa    :   aa

     (1 đỏ sẫm : 1 xanh lục)

Bài 3 trang 73 SGK

Màu lông gà do 1 gen quy định và nằm trên NST thường. Khi lai gà trống trắng với gà mái đen đều thuần chủng thu được F1 đều có lông màu xanh da trời. Cho gà F1 giao phối với nhau được F2 có kết quả về kiểu hình như thế nào? Cho biết lông trắng do gen lặn quy định.

Phương pháp giải

Xác định gen trội, lặn

Quy ước gen

Viết sơ đồ lai

Lời giải chi tiết

Bài toán này, màu lông xanh da trời là tính trạng trung gian, ở đây xảy ra hiện tượng trội không hoàn toàn.

Quy ước: AA - lông đen ; Aa - lông màu xanh da trời; aa – lông trắng

 P : AA × aa

 F1 : Aa (xanh da trời) × Aa (xanh da trời)

 F2: 1AA : 2 Aa : 1aa ( 1 trắng : 2 xanh da trời : 1 đen)

Bài 4 trang 73 SGK

Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Gen quy định màu mắt nằm trên NST thường.

a) Mẹ và bố có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để con sinh ra có người mắt đen, có người mắt xanh?

b) Mẹ và bố phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để con sinh ra đều mắt đen?

Phương pháp giải

Từ tỷ lệ đời con, biện luận kiểu gen bố mẹ

Lời giải chi tiết

a) Con mắt xanh có kiểu gen aa → Nhận giao tử a từ cả bố và mẹ → Cha mẹ đều tạo giao tử a.

Con mắt đen có kiểu gen AA hoặc Aa

→ Kiểu gen của bố mẹ có thể là: Aa × Aa (mắt đen × mắt đen) và Aa × aa (mắt đen × mắt xanh).

b) Để sinh ra con đều mắt đen thì bố mẹ phải có kiểu gen:

- P: AA × AA (mắt đen × mắt đen).

- P: AA × aa (mắt đen × mắt xanh).

- P: AA × Aa (mắt đen × mắt đen).

Bài 5 trang 73 SGK

Khi lai thuận và lai nghịch hai nòi ngựa thuần chủng lông xám và lông hung đỏ đều được F1 có lông xám. Cho ngựa F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ 12 ngựa lông xám : 3 ngựa lông đen : 1 ngựa lông hung. Giải thích kết quả của phép lai.

Phương pháp giải

Xác định kiểu tương tác gen.

Lời giải chi tiết

- F2: có 16 tổ hợp các loại giao tử → F1 tạo 4 loại kiểu tổ giao tử ở cả bố và mẹ. F1 có kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen không alen ở cả bố và mẹ. Cặp tính trạng màu lông chịu sự chi phối của hiện tượng di truyền tương tác gen.

- F2 có tỉ lệ: 12:3:1 → Như vậy, tính trạng màu lông chịu sự chi phối của quy luật di truyền tương tác gen, kiểu át chế gen trội.

Bài 6 trang 73 SGK

Khi lai thuận và lai nghịch hai nòi gà thuần chủng mào hình hạt đào với gà mào hình lá được gà F1 toàn gà mào hình hạt đào. Cho gà F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ : 93 mào hình hạt đào, 31 mào hình hoa hồng, 26 mào hình hạt đậu, 9 mào hình lá.

a) Hình dạng mào bị chi phối bởi kiểu tác động nào của gen?

b) Phải chọn cặp lai như thế nào để thế hệ sau sinh ra có tỉ lệ 1 mào hình hạt đào : 1 mào hình hoa hồng : 1 mào hình hạt đậu : 1 mào hình lá. Xem chi tiết

Phương pháp giải

Xác định tỷ lệ F2

Xác định kiểu tương tác gen

Biện luận tìm kiểu gen bố mẹ.

Lời giải chi tiết

a) F2 phân li tỉ lệ: 9:3:3:1 (khác quy luật của Menđen) → F1có kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen không alen ở cả bố và mẹ. Cặp tính trạng màu lông chịu sự chi phối của quy luật di truyền tương tác bổ trợ.

- Quy ước gen: A, B quy ước hình mào gà

- Sơ đồ lai:

F1 × F1:      AaBb        ×        AaBb

GP:   AB, Ab, aB, ab          AB, Ab, aB, ab

F2:

9 (A-B-): gà mào hạt đào

3 (A-bb): gà mào hoa hồng

3 (aaB-): gà mào hạt đậu

1 aabb: gà mào hình lá

b) Để F1 có 4 kiểu tổ hợp các loại giao tử → P có thể tạo giao tử trong 2 trường hợp: (4 × 1) và (2 × 2).

- Trường hợp 1:

P:        AaBb       ×       aabb

GP:       AB, Ab, aB, ab            ab

F1:      1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb

Kiểu hình: 1 mào hạt đào: 1 mào hoa hồng : 1 mào hạt đậu : 1 mào hình lá.

- Trường hợp 2:

P:       Aabb        ×        aaBb

GP:        Ab, ab            aB, ab

F1:      1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb

Kiểu hình: 1 mào hạt đào : 1 mào hoa hồng : 1 mào hạt đậu : 1 mào hình lá

Bài 7 trang 73-74 SGK

Khi lai cá vảy đỏ thuần chủng với cá vảy trắng được F1. Cho F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ 3 cá vảy đỏ : 1 cá vảy trắng, trong đó cá vảy trắng toàn con cái.

a) Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.

b) Khi thực hiện phép lai nghịch với phép lai trên thì sự phân li về kiểu gen và kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào?

Phương pháp giải

Viết sơ đồ lai

Lời giải chi tiết

a) Ta có, cho F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ 3 cá vảy đỏ : 1 cá vảy trắng → Tính trạng vảy đỏ trội hoàn toàn so với vảy trắng.

- Quy ước gen: A: vảy đỏ; a: vảy trắng

- Trong đó, cá vảy trắng toàn con cái. F2 phân li kiểu hình không đều ở 2 giới. Cặp tính trạng này chịu sự chi phối của quy luật di truyền liên kết với giới tính, trên gen X.

- Ở cá: cá đực: XX và cá cái: XY

- Sơ đồ lai:

P:        XaY           ×          XAXA

(cá cái vảy trắng)      (cá đực vảy đỏ)

Gp:    Xa : Y                      XA

F1: XAXa : XAY (100% cá vảy đỏ)

F1×F1:    XAXa   ×    XAY

GF1:      XA :  Xa       XA :  Y

F2: XAXA : XAY : XaY : XAXa

      (3 cá vảy đỏ : 1 cá vảy trắng)

b) Khi thực hiện phép lai nghịch với phép lai trên thì ta được

Sơ đồ lai:

P:        XAY         ×         XaXa

(cá mái màu đỏ)    (cá trống vảy trắng)

Gp:    XA :  Y                    Xa

F1: XAXa : XaY

      (1 cá vảy đỏ : 1 cá vảy trắng)

Bài 8 trang 74 SGK

Ở gà, cho rằng gen A quy định chân thấp, a- chân cao, BB- lông đen, Bb- lông đốm (trắng đen), bb- lông trắng. Cho biết các gen quy định chiều cao chân và màu lông phân li độc lập.

a) Cho nòi gà thuần chủng chân thấp, lông trắng giao phối với gà chân cao, lông đen được F1. Cho gà F1 giao phối với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 như thế nào?

b) Xác định kết quả phép lai giữa gà F1 và gà chân cao, lông trắng.

Lời giải chi tiết

a) Chân thấp – lông trắng: AAbb

Chân cao – lông đen: aaBB

- Sơ đồ lai:

P:    AAbb × aaBB

GP:    Ab        aB

F1:    AaBb (100% chân thấp – lông đốm)

F1 × F1:    AaBb        ×        AaBb

GP:    AB, Ab, aB, ab      AB, Ab, aB, ab

F2:

         2AABb + 4AaBb: chân thấp – lông đốm

         1AABB + 2AaBB: chân thấp – lông đen

         3 A-bb: chân thấp – lông trắng

         1aaBB: chân cao – lông đen

         2 aaBb: chân cao – lông đốm

         1 aabb: chân cao – lông trắng

b) Sơ đồ lai:

F1 × F1:     AaBb       ×    aabb

GP:    AB, Ab, aB, ab         ab

F2: 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb

Kiểu hình: 1 chân thấp – lông đen : 1 chân thấp – lông trắng : 1 chân cao – lông đốm : 1 chân cao – lông trắng.

Bài 9 trang 74 SGK

Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ, a – quả vàng; B – quả tròn, b – quả bầu dục. Khi cho lai hai giống cà chua quả màu đỏ, dạng bầu dục và quả màu vàng, dạng tròn với nhau được F1 đều cho cà chua quả đỏ dạng tròn. F1 giao phấn với nhau được F2 có 1604 cây, trong đó có 901 cây quả đỏ, tròn.

a) Màu sắc và hình dạng quả cà chua bị chi phối bởi quy luật di truyền nào?

b) Cho cây F1 lai phân tích, xác định kết quả của phép lai.

Lời giải chi tiết

a) F1 đều cho cà chua quả đỏ, dạng tròn. Theo định luật của Menđen thì F1 có kiểu gen dị hợp về hai cặp gen, P thuần chủng. F1 giao phấn được F2 có A-B- : 9/16. Tính trạng di truyền theo quy luật di truyền phân li độc lập.

- Quả đỏ, bầu dục: AAbb

Quả vàng, tròn: aaBB

- Sơ đồ lai:

P:    AAbb    ×    aaBB

GP:   Ab             aB

F1:     AaBb (quả đỏ - tròn)

F1 × F1:    AaBb        ×        AaBb

GP:    AB, Ab, aB, ab     AB, Ab, aB, ab

F2: 9 quả đỏ - tròn : 3 quả đỏ - bầu dục : 3 quả vàng – tròn : 1 vàng – bầu dục.

b) Sơ đồ lai:

F1 × F1:     AaBb          ×     aabb

GP:       AB, Ab, aB, ab          ab

F2: 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb

Kiểu hình: 1 quả đỏ - tròn : 1 quả đỏ - bầu dục : 1 quả vàng – tròn : 1 vàng – bầu dục.

Kết quả của F1 lai phân tích là 1 đỏ, tròn : 1 đỏ, bầu dục : 1 vàng, tròn : 1 vàng, bầu dục

Bài 10 trang 74 SGK

Ở ruồi giấm, gen V quy định cánh dài, gen v – cánh cụt; gen B quy định thân xám, gen b – thân đen. Các gen quy định các tính trạng trên nằm trên cùng một cặp NST tương đồng. Phải chọn cặp lai có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để thế hệ sau có tỉ lệ 1 thân xám, cánh dài : 1 thân xám, cánh cụt : 1 thân đen, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt.

Lời giải chi tiết

- F1 có thân đen, cánh cụt: bv//bv → P đều tạo giao tử bv.

- F1 có 4 kiểu tổ hợp các loại giao tử → P đều có kiểu gen dị hợp 1 cặp gen.

- F1 có kiểu hình thân xám, cánh dài (B-V-) → P tạo giao tử B và V.

→ P có kiểu gen: Bv//bv × bV//bv

Sơ đồ lai:

P:   Bv//bv    ×     bV//bv

Gp:   Bv : bv          bV : bv

F1:   Bv//bV : Bv//bv : bV//bv : bv//bv

Kiểu hình: 1 thân xám, cánh dài : 1 thân xám, cánh cụt : 1 thân đen, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt.

Bài 11 trang 74 SGK

Trên NST số II ở ruồi giấm, các gen quy định mắt hồng và cánh vênh cách nhau 18 cm. Các tính trạng trội tương ứng là mắt đỏ và cánh bình thường. Khi lai ruồi mắt đỏ, cánh bình thường thuần chủng và ruồi mắt hồng, cánh vênh được ruồi F1. Cho ruồi F1 giao phối với nhau thì kết quả ở F2 như thế nào về kiểu gen và kiểu hình?

Phương pháp giải

- Quy ước gen

- Viết sơ đồ lai và xác định kết quả F2

Lời giải chi tiết

- Các gen quy định mắt hồng và cánh vênh cách nhau 18 cm → Hai gen này xảy ra hoán vị với tần số 18%.

- Quy ước gen: A: mắt đỏ; a: mắt hồng

B: cánh bình thường; b: cánh vênh

- Sơ đồ lai:

P:  AB//AB   ×  ab//ab

GP:    AB    ab

F1:    AB//ab (100% mắt đỏ, cánh bình thường)

F1×F1:  ♀ AB//ab    ×   ♂ AB//ab

GP:   AB = ab = 0,41         AB = ab = 0,5

     Ab = aB = 0,09

F2:

  0,41 AB 0,41 ab 0,09 Ab 0,09 aB
0,5 AB 0,205 AB//AB 0,205 AB//ab 0,045 AB//Ab 0,045 AB//aB
0,5 ab 0,205 AB//ab 0,205 ab//ab 0,045 Ab//ab 0,045 aB//ab

Kiểu gen: 0,205 AB//AB : 0,41 AB//ab : 0,045 AB//Ab : 0,045 AB//aB : 0,045 Ab//ab : 0,045 aB//ab : 0,205 ab//ab

Kiểu hình: 0,705 thân xám, cánh dài : 0,045 thân xám, cánh cụt : 0,045 thân đen, cánh dài : 0,205 thân đen, cánh cụt.

II - BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Hãy chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất trong các câu sau:

1. Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh được F1. Cho cây F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình ở cây F2 như thế nào?

A. 7 hạt vàng : 4 hạt xanh.

B. 3 hạt vàng : 1 hạt xanh.

C. 1 hạt vàng : 1 hạt xanh.

D. 5 hạt vàng : 3 hạt xanh. 

Phương pháp giải

Quy ước gen

Viết sơ đồ lai

Xác định tỷ lệ kiểu hình F2

Lời giải chi tiết

Quy ước gen: A - vàng, a xanh

Ta có sơ đồ lai:

P: AA x aa

F1: Aa

F1 x F1: Aa x Aa

F2: 1AA : 2Aa : 1aa

Kiểu hình: 3 vàng : 1 xanh

Đáp án B

2. Quy luật phân li có ý nghĩa thực tiễn gì?

A. Xác định được các dòng thuần.

B. Cho thấy sự phân li của tính trạng ở các thế hệ lai.

C. Xác định được tính trạng trội, lặn để ứng dụng vào chọn giống.

D. Xác định được phương thức di truyền của tính trạng.

Phương pháp giải

Nội dung của quy luật phân li:

Trong quá trình phát sinh giao tử, các nhân tố di truyền trong từng cặp nhân tố di truyền sẽ phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất của nó như ở cơ thể thuần chủng P.

Lời giải chi tiết

Đáp án C

3. Tần số hoán vị gen (tái tổ hợp gen) được xác định bằng 

A. tổng tỉ lệ của hai loại giao tử mang gen hoán vị và không hoán vị.

B. tổng tỉ lệ các giao tử mang gen hoán vị.            

C. tổng tỉ lệ các kiểu hình giống P.

D. tổng tỉ lệ các kiểu hình khác P.

Phương pháp giải

Tần số hoán vị gen giữa 2 lôcut gen nào đó luôn nhỏ hơn hoặc bẳng 50%.

Lời giải chi tiết

Tần số hoán vị gen (tái tổ hợp gen) được xác định bằng tổng tỉ lệ các giao tử mang gen hoán vị.

Đáp án B

4. Hoán vị gen có hiệu quả đối với kiểu gen nào?

A. Các gen liên kết ở trạng thái dị hợp về một cặp gen.

B. Các gen liên kết ở trạng thái đồng hợp lặn.

C. Các gen liên kết ở trạng thái dị hợp về hai cặp gen

D. Các gen liên kết ở trạng thái đồng hợp trội. 

Phương pháp giải

Trong quá trình giảm phân, các NST tương đồng có thể trao đổi các đoạn tương đồng cho nhau, dẫn đến hoán vị gen làm xuất hiện tổ hợp gen mới.

Lời giải chi tiết

Hoán vị gen có hiệu quả với các gen liên kết ở trạng thái dị hợp về hai cặp gen vì làm xuất hiện tổ hợp gen mới.

Các trường hợp A, B, D cho dù có sự trao đổi alen thì cũng không làm xuất hiện tổ hợp gen mới.

Đáp án C

5. Việc lập bản đồ di truyền NST có ý nghĩa gì trong thực tiễn?

A. Tránh khỏi sự mày mò trong việc chọn cặp lai.

B. Giúp cho việc hiểu biết khái quát về các nhóm gen liên kết.

C. Giúp cho việc hiểu biết khái quát về các tính trạng của loài.

D. Có được hoạch định chọn lọc các tính trạng có lợi. 

Phương pháp giải

Bản đồ di truyền (bản đồ gen) là sơ đồ phân bố gen trên nhiễm sắc thể. Bản đồ di truyền có thể giúp ích cho nhà chọn giống cũng như nghiên cứu khoa học.

Lời giải chi tiết

Việc lập bản đồ di truyền NST giúp tránh khỏi sự mày mò trong việc chọn cặp lai.

Đáp án A

6. Hoán vị gen có ý nghĩa gì trong thực tiễn?

A. Tổ hợp các gen có lợi về cùng NST.

B. Tạo được nhiều tổ hợp gen độc lập.

C. Làm giảm số kiểu hình trong quần thể.

D. Làm giảm nguồn biến dị tổ hợp.

Phương pháp giải

Trong quá trình giảm phân, các NST tương đồng có thể trao đổi các đoạn tương đồng cho nhau, dẫn đến hoán vị gen làm xuất hiện tổ hợp gen mới.

Lời giải chi tiết

Hoán vị gen có vai trò tổ hợp các gen có lợi về cùng NST.

Đáp án A

7. Sự di truyền chéo của tính trạng liên kết giới tính rõ nhất là

A. tính trạng của bà nội truyền cho cháu trai.

B. tính trạng của ông ngoại truyền cho cháu trai.

C. tính trạng của bố truyền cho con gái, còn tính trạng của mẹ truyền cho con trai.

D. tính trạng của ông nội truyền cho cháu trai.

Phương pháp giải

Xem lại Di truyền liên kết giới tính

Lời giải chi tiết

Đáp án C

8. Sự di truyền kiểu hình liên kết giới tính như thế nào?

A. Sự phân bố tỉ lệ kiểu hình đều hoặc không đều ở hai giới tính.

B. Sự phân bố tỉ lệ kiểu hình luôn đồng đều ở hai giới tính.

C. Sự di truyền kiểu hình chỉ ở một giới tính.

D. Sự phân bố tỉ lệ kiểu hình luôn không đồng đều ở hai giới tính.

Phương pháp giải

Xem lại Di truyền liên kết giới tính

Lời giải chi tiết

Đáp án A

9. Điều nào dưới đây là không đúng?

A. Di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ.

B. Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.

C. Không phải mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.

D. Di truyền tế bào chất không có sự phân tính ở các thế hệ sau.

Phương pháp giải

Xem lại Di truyền ngoài nhân

Lời giải chi tiết

Đáp án B

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 18: Bài tập chương II | Bài giải SINH HỌC 12 (Nâng Cao) | PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG II. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Bài giải SINH HỌC 12 (Nâng Cao)

  1. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
  2. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG II. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
  3. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG III. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
  4. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG IV. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
  5. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG V. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
  6. PHẦN 6. TIẾN HÓA - CHƯƠNG I. BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA
  7. PHẦN 6. TIẾN HÓA - CHƯƠNG II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA
  8. PHẦN 6. TIẾN HÓA - CHƯƠNG III. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
  9. PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG I. CƠ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG
  10. PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG II. QUẦN THỂ SINH VẬT
  11. PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG III. QUẦN XÃ SINH VẬT
  12. PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG IV. HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ SINH THÁI HỌC VỚI QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.