Bài 45: Sự phát sinh loài người | Bài giải SINH HỌC 12 (Nâng Cao) | PHẦN 6. TIẾN HÓA - CHƯƠNG III. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Giải câu hỏi và bài tập SGK Sinh Học 12 (Nâng Cao).


Câu hỏi thảo luận trang 185

Hãy tìm những đặc điểm sai khác giữa người vượn hóa thạch với vượn người.

Lời giải chi tiết

  Vượn người Người vượn hóa thạch
Năm, nơi phát hiện 1927, Châu Phi. 1924, Nam Phi sau đó tìm thấy ở Đông Phi.
Sống cách nay 18 triệu năm
2 – 8 triệu năm.
Lối sống Chủ yếu sống trên cây. Chuyển lối sống từ trên cây xuống mặt đất, sử dụng công cụ tự nhiên (đá, xương, gỗ).
Đặc điểm cấu tạo Tay chân chưa phân hóa, leo trèo trên cây bằng tứ chi. Não nhỏ: 350 cm3. Tay được giải phóng để cầm nắm, chân di chuyển và đứng thẳng. Não lớn: 450 – 750 cm3.

Câu hỏi thảo luận trang 186

Hãy tìm những đặc điểm sai khác giữa người đứng thẳng Homo erectus với người vượn hóa thạch.

Lời giải chi tiết

  Người vượn Người đứng thẳng Homo erectus
Năm, nơi phát hiện 1924, tại Nam Phi sau đó tìm thấy ở Đông Phi. Tìm thấy ở Châu Phi, Châu Âu, Châu Á, Châu Đại dương.
Sống cách nay 2 – 8 triệu năm. 35000 năm – 1,6 triệu năm.
Lối sống Chuyển lối sống từ trên cây xuống mặt đất, sử dụng công cụ tự nhiên (đá, xương, gỗ). Sống thành xã hội nguyên thủy. Đi thẳng đứng, có tiếng nói, dùng lửa, đã có văn hóa, ngôn ngữ.
Đặc điểm cấu tạo Tay được giải phóng để cầm nắm, chân di chuyển và đứng thẳng. Não lớn: 450 – 750 cm3. Hàm dưới thô, chưa có lồi cằm. Tay chân gần giống với người. Não lớn từ 900 – 1000 cm3.

Bài 1 trang 189 SGK

Hãy vẽ bảng và nêu các đặc điểm sai khác giữa vượn người, người vượn hóa thạch Ôxtralôpitec, người cổ Homo habilis, người cổ Homo erectus và người hiện đại Homo sapiens.

Phương pháp giải

So sánh sai khác về đặc điểm cấu tạo cơ thể và lối sống.

Lời giải chi tiết

Dạng người Đặc điểm cấu tạo Lối sống
Vượn người Đriôpitec

Tay chân chưa phân hoá, đi leo trèo bằng tứ chi.

Não bé: 350cm3

Chủ yếu sống trên cây.
Người vượn Ôtralôpitec

Tay được giải phóng để cầm nắm, chân để đứng thẳng và đi.

Não lớn: 450 - 750cm3

Sống ở mặt đất, sử dụng công cụ tự nhiên (đá, xương, gỗ).
Người cổ Homo habilis

Chân đi thẳng, tay chế tạo sử dụng công cụ.

Não lớn: 600 - 800cm3

Sông thành bầy dàn, biết chế tạo sử dụng công cụ bằng đá... biết dùng lửa.
Người cổ Homo erectus

Chân đi thẳng, tay chế tạo sử dụng công cụ.

Não lớn: 900 - 10003

Sống thành xã hội (nguyên thuỷ), có tiếng nói, dùng lửa, chế tạo sử dụng công cụ bằng đá..., đã có văn hoá, ngôn ngữ...
Người hiện đại Homo sapiens

Không thay đổi mấy.

Não lớn > 10003

Tổ chức xã hội phức tạp. Văn hoá, khoa học kĩ thuật phát triển cao. Công cụ lao động đa dạng phức tạp...

Bài 2 trang 189 SGK

Hãy tìm những dẫn liệu chứng minh loài người có chung nguồn gốc với vượn người.

Phương pháp giải

Các đặc điểm giống nhau về cấu tạo cơ thể, di truyền phân tử chứng mình loài người có chung nguồn gốc với vượn người.

Lời giải chi tiết

Các đặc điểm giống nhau giữa người và vượn người:

- Về hình thái giải phẫu:

+ Hình dạng, kích thước cao, không đuôi, đứng trên 2 chân.

+ Có 12 - 13 đôi xương sườn, 5 - 6 đốt xương cùng, có 32 cái răng.

+ Não bộ to, nhiều nếp gấp, nhiều khúc cuộn.

+ Có 4 nhóm máu.

+ Kích thước và hình dạng tinh trùng giống nhau. Chu kì kinh nguyệt và thời gian mang thai, quá trình phát triển phôi thai giống nhau.

+ Bộ gen: Người giống tinh tinh 98%.

+ Bộ nhiễm sắc thể: Ở người 2n = 46, Vượn người 2n = 48 (Đặc biệt phát hiện 13 đôi NST người và tinh tinh giống hệt nhau).

+ Hoạt động thần kinh: Biết bộc lộ tình cảm,….

- Về sinh học phân tử:

Người và vượn hiện đại có nhiều đặc điểm chung ở mức độ phân tử như: ADN, prôtêin.

Bài 3 trang 189 SGK

Nhân tố sinh học và nhân tố xã hội tác động như thế nào đến sự phát sinh và phát triển của loài người? Tại sao lại nói nhân tố xã hội là quyết định?

Phương pháp giải

Xem lại Sự phát sinh loài người

Lời giải chi tiết

- Tiến hoá sinh học: Các nhân tố sinh học đã đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn tiến hoá của người vượn hoá thạch và người cổ. Những biến đổi trên cơ thể người vượn hoá thạch (đi bằng hai chân, sống trên mặt đất...) cũng như của người cổ (bộ não phát triển, biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động ...) là kết quả của quá trình tích lũy các biến dị di truyền (đột biến trong hệ gen và bộ nhiễm sắc thể) kết hợp với chọn lọc tự nhiên (những thay đổi trên vỏ Trái Đất, hoạt động núi lửa, động đất, gia tăng nền phóng xạ, thay đổi lục địa...).

- Tiến hoá xã hội: Con người không chỉ là sản phẩm của tự nhiên mà còn là sản phẩm của xã hội. Từ giai đoạn con người sinh học được hình thành (đi thẳng đứng bằng hai chân, tay được giải phóng, bộ não phát triển, biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động) chuyển sang giai đoạn con người xã hội (sống thành xã hội, có ngôn ngữ để giao tiếp, có đời sống văn hoá…), tuy các nhân tố chọn lọc tự nhiên vẫn còn có tác động, nhưng các nhân tố văn hoá xã hội (cải tiến công cụ lao động phát triển lực lượng sản xuất, cải tạo quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội...) đã trở thành nhân tố quyết định của sự phát triển của con người và xã hội loài người.

Nhân tố xã hội là quyết định vì nếu không có nhân tố văn hoá xã hội (đời sống xã hội, văn hoá giáo dục, khoa học kĩ thuật... thì con người dù có cấu tạo cơ thể điển hình cho người cũng không thể trở thành con người thực sự được (tức là con người có ngôn ngữ, có văn hoá sống trong cộng đồng xã hội loài người).

Bài 4 trang 189 SGK

Những nhân tố tự nhiên và xã hội nào hiện nay đang tác động xấu đến sức khỏe và đạo đức con người?

Phương pháp giải

Liên hệ thực tế

Lời giải chi tiết

Các nhân tố tự nhiên tác động xấu: ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái cạn kiệt và suy thoái nguồn tài nguyên.

Các nhân tố xã hội gây tác động xấu: chiến tranh, dịch bệnh, tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm…)

Bài 5 trang 189 SGK

Hãy chọn phương án trả lời đúng. Loài người xuất hiện vào đại nào sau đây?

A. Đại Cổ sinh.

B. Đại Tân sinh.

C. Đại Trung sinh.   

D. Đại Nguyên sinh, Thái cổ.

Phương pháp giải

Xem lại bảng 44. Các địa địa chất và sinh vật tương ứng

Lời giải chi tiết

Loài người xuất hiện vào đại Tân sinh.

Chọn B.

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 45: Sự phát sinh loài người | Bài giải SINH HỌC 12 (Nâng Cao) | PHẦN 6. TIẾN HÓA - CHƯƠNG III. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Bài giải SINH HỌC 12 (Nâng Cao)

  1. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
  2. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG II. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
  3. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG III. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
  4. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG IV. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
  5. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG V. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
  6. PHẦN 6. TIẾN HÓA - CHƯƠNG I. BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA
  7. PHẦN 6. TIẾN HÓA - CHƯƠNG II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA
  8. PHẦN 6. TIẾN HÓA - CHƯƠNG III. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
  9. PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG I. CƠ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG
  10. PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG II. QUẦN THỂ SINH VẬT
  11. PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG III. QUẦN XÃ SINH VẬT
  12. PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG IV. HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ SINH THÁI HỌC VỚI QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.