Bài 60: Hệ sinh thái | Bài giải SINH HỌC 12 (Nâng Cao) | PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG IV. HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ SINH THÁI HỌC VỚI QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Giải câu hỏi và bài tập SGK Sinh Học 12 (Nâng Cao).


Câu hỏi thảo luận trang 247

Hãy lấy một ví dụ về hệ sinh thái quanh nơi ở của mình và chỉ ra thành phần cấu trúc của nó.

Lời giải chi tiết

Hồ Tây – Hà Nội là một hệ sinh thái. Hồ được cấu tạo bởi quần xã sinh vật và môi trường sống, bao gồm 6 thành phần:

- Sinh vật sản xuất: thực vật ven hồ (phượng, bang, hoa, cỏ dại…), các thực vật nổi (lục bình, rong, tảo, rêu…).

- Sinh vật tiêu thụ: Các loài cá, tôm, cua,…

- Sinh vật phân giải: Nấm, vi khuẩn…

- Chất vô cơ: H2O, CO2, O2, nito, photpho, muối dinh dưỡng…

- Chất hữu cơ: Mùn bã ở đáy hay lơ lửng trong nước.

- Các yếu tố khí hậu: Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm…

Bài 1 trang 248 SGK

Hệ sinh thái là gì? Cho ví dụ.

Phương pháp giải

Xem lại Khái niệm hệ sinh thái

Lời giải chi tiết

Hệ sinh thái là tập hợp của quần xã sinh vật với môi trường vô sinh (hay còn gọi là môi trường vật lí) của nó, trong đó, các sinh vật tương tác với nhau và với môi trường để tạo nên các chu trình sinh địa hoá và sự biến đổi năng lượng.

Ví dụ: Vườn là một trong các hệ sinh thái điển hình. Trong vườn có sinh vật sản xuất (cây cỏ), sinh vật tiêu thụ (các loài côn trùng, ếch, nhái, chim, chuột, các loài chân khớp dưới đất...) và các vi sinh vật. Môi trường sống của hệ là đất và các chất chứa trong đất, không khí và các chất chứa trong không khí, cùng với các yếu tố khí hậu (mưa, nắng, độ ẩm...).

Bài 2 trang 248 SGK

Cho biết về các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái.

Phương pháp giải

Xem lại Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái

Lời giải chi tiết

Một hệ sinh thái điển hình được cấu tạo bởi các yếu tố sau đây:

- Sinh vật sản xuất: Đó là những loài sinh vật có khả năng quang hợp và hoá tổng hợp, tạo nên nguồn thức ăn để tự nuôi mình và nuôi các loài sinh vật dị dưỡng.

- Sinh vật tiêu thụ: Gồm các loài động vật ăn thực vật và các loài động vật ăn thịt.

- Sinh vật phân giải: Nhóm này gồm các vi sinh vật sống dựa vào sự phân giải các chất hữu cơ có sẵn. Chúng tham gia vào việc phân giải vật chất để trả lại cho môi trường những chất vô cơ đơn giản ban đầu.

- Các chất vô cơ: nước, điôxit cacbon, ôxi, nitơ, phôtpho ...

- Các chất hữu cơ: prôtêin, lipit, gluxit, vitamin, hoocmôn ...

- Các yếu tố khí hậu: ánh sáng, nhiệt độ, độ ấm, khí áp ...

Ba yếu tố đầu là quần xã sinh vật, còn 3 yếu tố sau là môi trường vô sinh mà quần xã sống.

Bài 3 trang 248 SGK

Các hệ sinh thái được chia thành mấy nhóm? Cho các ví dụ đối với mỗi nhóm.

Phương pháp giải

Xem lại Các loại hệ sinh thái

Lời giải chi tiết

Theo nguồn gốc hình thành, các hệ sinh thái có thể chia thành 2 nhóm lớn: các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái nhân tạo.

- Các hệ sinh thái tự nhiên

Các hệ sinh thái tự nhiên được hình thành bằng các quy luật tự nhiên, rất đa dạng: Từ giọt nước cực bé lấy từ ao, hồ đến cực lớn như rừng mưa nhiệt đới, hoang mạc và các đại dương, chúng đang tồn tại và hoạt động trong sự thống nhất và toàn vẹn của sinh quyển.

- Các hệ sinh thái nhân tạo

Các hệ sinh thái nhân tạo do chính con người tạo ra. Có những hệ cực bé được tạo ra trong ống nghiệm, lớn hơn là bể cá cảnh, cực lớn là các hồ chứa, đô thị, đồng ruộng... Tuỳ thuộc vào bản chất và kích thước của hệ mà con người cần phải bổ sung năng lượng cho các hệ sinh thái này để duy trì trạng thái ổn định của chúng.

Bài 4 trang 248 SGK

Hãy chọn phương án trả lời đúng. Một hệ thực nghiệm có đầy đủ các nhân tố môi trường vô sinh, nhưng người ta chỉ cấy vào đó tảo lục và vi sinh vật phân hủy. Hệ đó được gọi đúng là

A. quần thể sinh vật.

B. quần xã sinh vật.

C. hệ sinh thái.

D. một tổ hợp sinh vật khác loài.

Phương pháp giải

Xác định các thành phần cấu trúc trong tổ hợp đã cho

Lời giải chi tiết

Hệ trên vẫn được coi là một hệ sinh thái. Vì có đầy đủ các yếu tố vô sinh và quần xã sinh vật gồm sinh vật sản xuất và sinh vật phân giải đủ để tạo thành một chuỗi thức ăn.

Đáp án C.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 60: Hệ sinh thái | Bài giải SINH HỌC 12 (Nâng Cao) | PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG IV. HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ SINH THÁI HỌC VỚI QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Bài giải SINH HỌC 12 (Nâng Cao)

  1. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
  2. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG II. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
  3. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG III. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
  4. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG IV. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
  5. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG V. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
  6. PHẦN 6. TIẾN HÓA - CHƯƠNG I. BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA
  7. PHẦN 6. TIẾN HÓA - CHƯƠNG II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA
  8. PHẦN 6. TIẾN HÓA - CHƯƠNG III. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
  9. PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG I. CƠ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG
  10. PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG II. QUẦN THỂ SINH VẬT
  11. PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG III. QUẦN XÃ SINH VẬT
  12. PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG IV. HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ SINH THÁI HỌC VỚI QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.