Bài 36: Thuyết tiến hóa hiện đại | Bài giải SINH HỌC 12 (Nâng Cao) | PHẦN 6. TIẾN HÓA - CHƯƠNG II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Giải câu hỏi và bài tập SGK Sinh Học 12 (Nâng Cao).


Câu hỏi thảo luận trang 146

Vì sao chỉ quần thể mới thỏa mãn 3 điều kiện trên?

Lời giải chi tiết

Vì:

- Mỗi quần thể là một tổ chức cơ sở của loài, có lịch sử phát sinh, phát triển riêng. Mỗi quần thể gồm những cá thể có kiểu gen khác nhau, giao phối tự do với nhau.

- Trong quần thể có các mỗi quan hệ giữa bố mẹ và con, giữa con đực và con cái. Mối quan hệ này làm cho quần thể giao phối thực sự là một tổ chức tự nhiên, một đơn vị sinh sản.

- Quần thể là nơi diễn ra quá trình tiến hóa nhỏ.

Câu hỏi thảo luận trang 147

Thuyết tiến hóa bằng các đột biến trung tính có phủ nhận thuyết tiến hóa bằng con đường chọn lọc tự nhiên không?

Lời giải chi tiết

- Thuyết tiến hóa bằng các đột biến trung tính không phủ nhận thuyết tiến hóa bằng con đường chọn lọc tự nhiên mà chỉ bổ sung cho quan điểm tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên.

- Thuyết tiến hóa bằng các đột biến trung tính đặc biệt nhấn mạnh cơ chế tiến hóa ở cấp độ phân tử mà quan điểm tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên không giải thích được.

Bài 1 trang 148 SGK

Sự ra đời thuyết tiến hóa tổng hợp dựa trên cơ sở nào?

Phương pháp giải

Xem lại Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn

Lời giải chi tiết

- Từ sự khái quát hóa phát hiện của tế bào học về tính đặc trưng và ổn định của bộ NST ở mỗi loài. Waysman đã xây dựng giả thuyết chất di truyền độc lập với ngoại cảnh và phản đối quan niệm của Lamac về sự di truyền các đặc tính thu được.

- Từ sự phát hiện tính chất vô hướng của đột biến, ĐơVri (1901) cho rằng đột biến là loại biến dị gián đoạn, di truyền được, phát sinh do những nguyên nhân nội tại, không liên quan với ngoại cảnh.

- Khi nghiên cứu tác dụng của chọn lọc trong dòng thuần Giohanxơn đã rút ra kết luận khái quát sai lầm rằng chọn lọc tự nhiên không có vai trò sáng tạo.

- Sự hình thành thuyết tiến hóa tổng hợp được đánh dấu bằng ba cuốn sách chủ yếu và một hội nghị: “Di truyền học và nguồn gốc các loài”, “Nhịp độ và phương thức tiến hóa”, “Phân loại học và nguồn gốc các loài” và hội nghị về phát triển của thuyết tổng hợp ở Princeton (1947) nhằm thống nhất giữa các ngành sinh học theo tư tưởng quần thể và quyết định cho ra tạp chí “Tiến hóa”.

- Từ những năm 30 – 50 của thế kỉ 20 thuyết tiến hóa tổng hợp được hình thành dựa trên nhiều lĩnh vực: phân loại học, cổ sinh vật học, sinh thái học, học thuyết về sinh quyển, di truyền học quần thể. Thuyết tiến hóa tổng hợp đã làm sáng tỏ cơ chế tiến hóa.

Bài 2 trang 148 SGK

Phân biệt tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.

Lời giải chi tiết

Phân biệt tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn.

Vấn đề Tiến hoá nhỏ Tiến hoá lớn
Nội dung Là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể gốc đưa đến hình thành loài mới. Là quá trình hình thành các đơn vị trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành.
Quy mô, Thời gian Phạm vi phân bố tương đối hẹp, thời gian lịch sử tương đối ngắn. Quy mô rộng lớn, thời gian địa chất rất dài.
Phương thức nghiên cứu Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm. Thường nghiên cứu gián tiếp qua các bằng chứng.

Bài 3 trang 148 SGK

Vì sao quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở?

Phương pháp giải

Xem lại Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn

Lời giải chi tiết

Quần thể có đặc điểm: là đơn vị tổ chức tự nhiên, là đơn vị sinh sản nhỏ nhất, là nơi diễn ra quá trình tiến hóa nhỏ. Vì vậy quần thể thỏa mãn các điều kiện là đơn vị tiến hóa cơ sở:

- Có tính toàn vẹn trong không gian và thời gian

- Biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ.

- Tồn tại thực trong tự nhiên.

Bài 4 trang 148 SGK

Nêu luận điểm cơ bản trong thuyết tiến hóa bằng những đột biến trung tính của Kimura. Thuyết này có phủ nhận thuyết tiến hóa bằng con đường chọn lọc tự nhiên không?

Phương pháp giải

Kimura đề ra thuyết tiến hoá bằng các đột biến trung tính (đại đa số các đột biến ở cấp phân tử là trung tính, nghĩa là không có lợi cũng không có hại).

Lời giải chi tiết

Luận điểm cơ bản trong thuyết tiến hóa bằng những đột biến trung tính của Kimura:

   + Đa số đột biến ở cấp độ phân tử là các đột biến trung tính.

   + Sự tiến hóa diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính không liên quan với tác dụng tích lũy của chọn lọc tự nhiên.

   + Sự đa dạng trong cấu trúc của các đại phân tử prôtêin được xác minh bằng phương pháp điện di có liên quan đến sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính, khó có thể giải thích bằng tác dụng định hướng của chọn lọc tự nhiên.

   + Sự đa hình cân bằng trong quần thể đã chứng minh cho quá trình củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính.

   + Trong sự đa hình cân bằng, không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác, mà là sự ưu thế duy trì thể dị hợp về một hoặc một số cặp alen nào đó.

M. Kimura, đặc biệt nhấn mạnh thuyết này đề cập tới sự tiến hoá ở cấp phân tử và chỉ bổ sung cho thuyết tiến hoá bằng con đường chọn lọc tự nhiên.

Bài 5 trang 148 SGK

Hãy chọn phương án trả lời đúng. Đặc điểm nào sau đây không đúng với tiến hóa nhỏ?

A. Diễn ra trong phạm vi của loài, với quy mô nhỏ.

B. Diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn

C. Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.

D. Diễn ra trong thời gian lịch sử rất lâu dài.

Lời giải chi tiết

Đáp án D.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 36: Thuyết tiến hóa hiện đại | Bài giải SINH HỌC 12 (Nâng Cao) | PHẦN 6. TIẾN HÓA - CHƯƠNG II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Bài giải SINH HỌC 12 (Nâng Cao)

  1. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
  2. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG II. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
  3. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG III. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
  4. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG IV. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
  5. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG V. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
  6. PHẦN 6. TIẾN HÓA - CHƯƠNG I. BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA
  7. PHẦN 6. TIẾN HÓA - CHƯƠNG II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA
  8. PHẦN 6. TIẾN HÓA - CHƯƠNG III. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
  9. PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG I. CƠ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG
  10. PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG II. QUẦN THỂ SINH VẬT
  11. PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG III. QUẦN XÃ SINH VẬT
  12. PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG IV. HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ SINH THÁI HỌC VỚI QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.