Bài 61: Các chu trình sinh địa hóa trong hệ sinh thái | Bài giải SINH HỌC 12 (Nâng Cao) | PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG IV. HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ SINH THÁI HỌC VỚI QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Giải câu hỏi và bài tập SGK Sinh Học 12 (Nâng Cao).


Câu hỏi thảo luận trang 250

Từ hình 61.2, hãy mô tả chu trình nước trong thiên nhiên.

hinh-anh-bai-61-cac-chu-trinh-sinh-dia-hoa-trong-he-sinh-thai-3550-0

Lời giải chi tiết

- Sinh vật rất cần nước để sống và phát triển thông qua quá trình trao đổi nước không ngừng giữa cơ thể và môi trường. Trong tự nhiên, nước luôn vận động, tạo nên chu trình nước toàn cầu, không chỉ điều hóa khí hậu cho toàn hành tinh mà còn cung cấp nước cho sự phát triển của sinh giới.

- Sinh vật lấy nước bằng các hình thức khác nhau: thực vật hút qua rễ, qua lá, thấm qua bề mặt cơ thể; động vật uống nước hoặc thấm qua lớp ẩm… Thực vật có khả năng giữ được 25% lượng nước mưa, còn lại thấm vào đất hoặc chảy tràn trên mặt đất rồi vào các con sông, đổ ra biển hoặc tích tụ lại trong ao hồ.

- Số nước ngấm vào đất được thực vật hấp thu qua rễ, một phần tích tụ lại trong đất tạo nước ngầm. Chúng được con người và động vật khai thác sử dụng.

- Trên lục địa nước phân bố không đều, nhiều vùng rộng lớn, nhiều tháng trong năm không đủ nước, nhiều nơi, nhiều tháng lại dư thừa, nước ô nhiễm, không sử dụng được.

- Nhiệt - ẩm và chu trình nước tham gia duy trì cân bằng khí hậu – thời tiết toàn hành tinh. Trong chu trình này, biển và đại dương là cỗ máy điều hòa khí hậu khổng lồ và là nguồn dự trữ nước lớn nhất.

Câu hỏi thảo luận trang 252

Để cải tạo đất nghèo đạm, người ta thường trồng những cây nào đầu tiên hoặc trồng xen canh với các cây đang canh tác?

Lời giải chi tiết

Để cải tạo đất nghèo đạm người ta thường trồng các cây họ đậu do:

- Rễ của chúng có nốt sần, nơi cộng sinh của vi khuẩn nốt sần (Rhizobium) có khả năng cố định nitơ từ khí quyển, cung cấp muối nitrat cho đất.

- Cây đậu khi chết đi là nguồn phân xanh bón cho đất (do con người thu hoạch phần quả, hạt, rễ còn lại trong đất).

Bài 1 trang 254 SGK

Hãy cho biết khái niệm về chu trình vật chất trong hệ sinh thái.

Phương pháp giải

Xem lại Khái niệm về chu trình sinh địa hóa

Lời giải chi tiết

Chu trình sinh địa hoá (hay gọi đơn giản là chu trình vật chất) trong hệ sinh thái là sự trao đổi không ngừng của các nguyên tố hoá học giữa môi trường và quần xã sinh vật. Nhờ hoạt động quang hợp, cây xanh hấp thụ CO2, muối khoáng và nước để tổng hợp cacbonhiđrat và các chất dinh dưỡng khác. Những hợp chất này được sinh vật dị dưỡng sử dụng làm thức ăn, cuối cùng lại được sinh vật phân giải, trả lại cho môi trường những chất đơn giản ban đầu.

→ Sự trao đổi liên tục của các nguyên tố hóa học giữa môi trường và quần xã sinh vật đã tạo nên sự vận động của vật chất theo những vòng tròn hầu như khép kín gọi là chu trình sinh địa hóa hay chu trình vật chất.

Bài 2 trang 254 SGK

Hãy vẽ và mô tả chu trình cacbonđiôxit.

Phương pháp giải

Xem lại Chu trình cacbon

Lời giải chi tiết

- Chu trình cacbonđiôxit:

hinh-anh-bai-61-cac-chu-trinh-sinh-dia-hoa-trong-he-sinh-thai-3550-1

- Mô tả chu trình cacbonđiôxit:

Nguồn cung cấp cacbon duy nhất cho quần xã mà thực vật trực tiếp sử dụng là khí CO2. CO2 tồn tại trong khí quyển dưới dạng khí và hòa tan trong nước.

Cacbon là một trong những nguyên tố cấu tạo nên cacbohiđat – chất tiền thân để hình thành nên các hợp chất hữu cơ khác như prôtêin, lipit, vitamin…

Thực vật lấy CO2 từ khí quyển, nước, muối khoáng… để tạo ra chất hữu cơ đầu tiên thông qua hoạt động quang hợp. Động vật ăn cỏ sử dụng thực vật làm thức ăn rồi lại chuyển các hợp chất chứa cacbon cho động vật ăn thịt. Trong quá trình hô hấp của động, thực vật và sự phân giải của vi sinh vật, CO2 và nước được trả lại môi trường.

Hơn 200 năm lại đây, do đốt quá nhiều nhiên liệu hóa thạch và thu hẹp diện tích rừng, con người đã làm cho hàm lượng CO2 tăng lên. Sự gia tăng hàm lượng CO2 làm cho bức xạ nhiệt trên hành tinh không thoát được vào vũ trụ, nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên, gây hiệu ứng nhà kính, làm mực nước biển dâng cao, nhiều vùng đất thấp và các thành phố ven biển có nguy cơ bị chìm trong nước biển.

Bài 3 trang 254 SGK

Giải thích câu “ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ. Nghe ba tiếng sấm phất cờ mà lên”.

Phương pháp giải

Dựa vào sự hình thành nitơ hữu cơ từ nitơ vô cơ trong không khí dưới điều kiện sấm sét.

Lời giải chi tiết

Thời kì tháng 3 lúa làm đòng đòi hỏi lượng đạm cao. Vào lúc này mùa mưa giông bắt đầu. Sấm sét đã tạo nên trong khí quyển một lượng NO3 khá giàu. Theo nước mưa lượng muối này rơi xuống và bón cho lúa. Nhờ thêm “phân” lúc cần và nước mưa mát đầu mùa, đòng lúa nhanh chóng phát triển và vươn cao như phất cờ hội vậy.

Bài 4 trang 254 SGK

Chu trình phôtpho khác với các chu trình H2O, CO2 và N2 ở những điểm cơ bản nào?

Phương pháp giải

Xem lại Chu trình phôtpho

Lời giải chi tiết

Chu trình phôtpho khác với các chu H2O, CO2 và N2 ở chỗ:

- Có nguồn gốc từ vỏ phong hoá của Trái Đất.

- Sau khi tham gia vào chu trình, phần lớn phôtpho bị thất thoát.

→ Chu trình photpho là chu trình không hoàn toàn.

Bài 5 trang 254 SGK

Hãy chọn phương án trả lời đúng. Nhóm vi sinh vật nào dưới đây không tham gia vào việc cố định nitơ?

A. Rhizobium

B. Nostoc

C. Anabaena

D. Pseudomonas

Phương pháp giải

Rhizobium là nhóm vi khuẩn nốt sần cây họ đậu

Nostoc là nhóm khuẩn lam cộng sinh với bèo hoa dâu

Anabaena là nhóm khuẩn lam cộng sinh trong địa y...

Pseudomonas là nhóm vi khuẩn hình que, di động nhờ roi ở đầu.

Lời giải chi tiết

Đáp án D.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 61: Các chu trình sinh địa hóa trong hệ sinh thái | Bài giải SINH HỌC 12 (Nâng Cao) | PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG IV. HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ SINH THÁI HỌC VỚI QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Bài giải SINH HỌC 12 (Nâng Cao)

  1. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
  2. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG II. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
  3. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG III. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
  4. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG IV. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
  5. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG V. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
  6. PHẦN 6. TIẾN HÓA - CHƯƠNG I. BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA
  7. PHẦN 6. TIẾN HÓA - CHƯƠNG II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA
  8. PHẦN 6. TIẾN HÓA - CHƯƠNG III. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
  9. PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG I. CƠ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG
  10. PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG II. QUẦN THỂ SINH VẬT
  11. PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG III. QUẦN XÃ SINH VẬT
  12. PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG IV. HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ SINH THÁI HỌC VỚI QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.