Bài 31: Ôn tập phần năm: Di truyền học | Bài giải SINH HỌC 12 (Nâng Cao) | PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG V. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Giải câu hỏi và bài tập SGK Sinh Học 12 (Nâng Cao).


I - HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC

1. Hãy điền nội dung phù hợp vào Bảng 31.1. Những diễn biến cơ bản của các cơ chế di truyền ở cấp phân tử.

hinh-anh-bai-31-on-tap-phan-nam-di-truyen-hoc-3504-0

Lời giải chi tiết

Bảng 31.1. Những diễn biến cơ bản của các cơ chế di truyền ở cấp phân tử

Các cơ chế Những diễn biến cơ bản
Nhân đôi ADN

- ADN tháo xoắn và tách 2 mạch đơn khi bắt đầu tái bản.

- Các mạch mới được tổng hợp theo chiếu 5’ → 3’, một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại được tổng hợp gián đoạn.

- Có sự tham gia của các enzim: tháo xoắn, kéo dài mạch, nối liền mạch...

- Diễn ra theo các nguyên tắc bổ sung (NTBS), nửa bảo tồn và khuôn mẫu.

Phiên mã

- Enzim tiếp cận ở điểm khởi đầu và đoạn ADN (gen) tháo xoắn.

- Enzim dịch chuyển trên mạch khuôn theo chiều 3' → 5' và sợi ARN kéo dài theo chiều 5' → 3', các đơn phân kết hợp theo NTBS..

- Đến điểm kết thúc, ARN tách khỏi mạch khuôn.

Dịch mã

- Các axit amin đã hoạt hoá được tARN mang vào ribôxôm.

- Ribôxôm dịch chuyển trên mARN theo chiều 5' → 3' theo từng bộ ba và chuỗi pôlipeptit được kéo dài.

- Đến bộ ba kết thúc chuỗi pôlipeptit tách khỏi ribbôxôm.

Điều hoà hoạt động của gen

- Gen điều hoà tổng hợp prôtêin ức chế để kìm hãm sự phiên mã, khi chất cảm ứng làm bất hoạt chất kìm hãm thì sự phiên mã được diễn ra. Sự điều hoà này tuỳ thuộc vào nhu cầu của tế bào.

- Ở sinh vật nhân thực: Cơ chế điều hòa được thực hiện ở nhiều cấp độ hơn: ngay trong bộ gen, thực hiện ở cả các khâu: NST tháo xoắn, phiên mã, dịch mã, sau dịch mã.

2. Hãy điền những cụm từ thích hợp vào các ô vuông và chiều mũi tên vào sơ đồ mối quan hệ ADN (gen) – tính trạng dưới đây và giải thích:

hinh-anh-bai-31-on-tap-phan-nam-di-truyen-hoc-3504-1

Lời giải chi tiết

ADN (gen) →  mARN → prôtêin → tính trạng

- Mã gốc trong ADN được phiên mã thành mã sao ở ARN và sau đó được dịch mã thành chuỗi pôlipeptit cấu thành prôtêin. Prôrêin trực tiếp biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.

- Trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn của gen quy định trình tự các ribônuclêôtit trong mARN, từ đó quy định trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

3. Hãy giải thích sơ đồ phân loại biến dị dưới đây:

hinh-anh-bai-31-on-tap-phan-nam-di-truyen-hoc-3504-2

Phương pháp giải

Biến dị là những biến đổi trong vật chất di truyền hay biến đổi do tác dụng của ngoại cảnh thay đổi.

Lời giải chi tiết

- Biến dị gồm 2 loại: biến dị di truyền và biến dị không di truyền.

- Biến dị di truyền là những biến đổi trong vật chất di truyền ở cấp độ phân tử (đột biến gen) ở cấp độ tế bào (đột biến NST).

- Đột biến gen là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen, liên quan tới một cặp nuclêôtit (đột biến điểm) hoặc một số cặp nucleôtit.

- Đột biến NST là những biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng NST.

- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi về số lượng hoặc trật tự phân bố các gen trên NST.

- Đột biến số lượng NST là những biến đổi xảy ra ở một cặp hay một số cặp NST hoặc ở toàn bộ bộ NST.

- Đột biến đa bội là đột biến số lượng NST xảy ra ở toàn bộ bộ NST, trong tế bào thể đa bội chứa nhiều hơn hai lần của bộ đơn bội.

- Tự đa bội: là thể đa bội, trong tế bào thể tự đa bội có sự tăng một số nguyên lần số NST đơn bội của cùng một loài, gồm đa bội chẵn và đa bội lẻ.

   + Đa bội chẵn: là thể tự đa bội, trong tế bào thể đa bội chẵn có 4n, 6n, 8n…

   + Đa bội lẻ: là thể tự đa bội, trong tế bào thể đa bội lẻ có 3n, 5n, 7n…

- Dị đa bội (song nhị bội): là thể đa bội, trong tế bào thể dị đa bội có hai bộ NST của hai loài khác nhau. Thể dị đa bội hình thành do lai xa.

- Đột biến lệch bội là đột biến số lượng NST xảy ra ở một cặp hay một số cặp NST, gồm thể không nhiễm (2n – 2), thể một nhiễm (2n – 1), thể ba nhiễm (2n + 1), thể bốn nhiễm (2n + 2)…

4. Hãy điền nội dung phù hợp vào Bảng 31.2. Cơ chế của các dạng đột biến.

hinh-anh-bai-31-on-tap-phan-nam-di-truyen-hoc-3504-3

Lời giải chi tiết

Bảng 31.2. Cơ chế của các dạng đột biến

Các dạng đột biến Cơ chế
Đột biến gen

- Bắt cặp sai (không theo NTBS), hay tác nhân xen vào mạch khuôn hoặc mạch đang tổng hợp.

- Phải trải qua tiền đột biến mới xuất hiện đột biến.

Đột biến cấu trúc NST

- Do mất, lặp, đảo hay chuyển vị trí của đoạn NST.

- Do sự chuyển đoạn diễn ra gữa các NST không tương đồng.

Đột biến số lượng NST

- Sự không phân li của cặp NST.

- Do thoi vô sắc không hình thành trong nguyên phân hoặc giảm phân.

5. Hãy điền nội dung phù hợp vào Bảng 31.3. Tóm tắt các quy luật di truyền.

hinh-anh-bai-31-on-tap-phan-nam-di-truyen-hoc-3504-4

Lời giải chi tiết

Bảng 31.3. Tóm tắt các quy luật di truyền

Tên quy luật Nội dung Cơ sở tế bào
Phân li Do sự phân li đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố của cặp. Phân li, tổ hợp cặp NST tương đồng.
Tương tác gen không alen Các gen không alen tương tác với nhau trong sự hình thành tính trạng. Các cặp NST tương đồng phân li độc lập.
Tác động cộng gộp Các gen cùng có vai trò như nhau đối với sự hình thành tính trạng. Các cặp NST tương đồng phân li độc lập.
Tác động đa hiệu 1 gen chi phối nhiều tính trạng. Như định luật phân li.
Phân li độc lập Các cặp nhân tố di truyền (cặp alen) phân li độc lập với nhau trong phát sinh giao tử. Như tương tác gen không alen.
Liên kết hoàn toàn Các gen trên NST cùng phân li và tổ hợp trong phát sinh giao tử và thụ tinh. Sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng.
Hoán vị gen Hoán vị các gen alen tạo sự tái tổ hợp của các gen không alen. Trao đổi những đoạn tương ứng của cặp NST tương đồng.
Di truyền liên kêt với giới tính Tính trạng do gen trên X quy định di truyền chéo, còn do gen trên Y di truyền trực tiếp. Nhân đôi, phân li, tổ hợp

6. Hãy điền dấu + (nếu cho là đúng) vào Bảng 31.4 So sáng đột biến và thường biến.

hinh-anh-bai-31-on-tap-phan-nam-di-truyen-hoc-3504-5

Lời giải chi tiết

Bảng 31.4. So sánh đột biến và thường biến

Các chỉ tiêu so sánh Đột biến Thường biến
- Không liên quan với biến đổi trong kiểu gen   +
- Di truyền được +  
- Mang tính cá biệt, xuất hiện ngẫu nhiên +  
- Theo hướng xác định   +
- Mang tính thích nghi cho cá thể   +
- Là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá +  

7. Hãy điền dấu + (nếu cho là đúng) vào Bảng 31.5 So sánh quần thể tự phối và ngẫu phối.

hinh-anh-bai-31-on-tap-phan-nam-di-truyen-hoc-3504-6

Lời giải chi tiết

Bảng 31.5. So sánh quần thể tự phối và ngẫu phối

Các chỉ tiêu so sánh Tự phối Ngẫu phối
- Làm giảm tỉ lệ dị hợp tử và tăng tỉ lệ đồng hợp tử qua các thế hệ +  
- Tạo trạng thái cân bằng di truyền của quần thể   +
- Tần số các alen không đổi qua các thế hệ + +
- Có cấu trúc p2 AA : 2pq Aa : q2 aa   +
- Thành phần các kiểu gen thay đổi qua các thế hệ +  
- Tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú   +

8. Hãy điền nội dung phù hợp vào Bảng 31.6 Nguồn vật liệu và phương pháp chọn giống.

hinh-anh-bai-31-on-tap-phan-nam-di-truyen-hoc-3504-7

Lời giải chi tiết

Bảng 31. 6. Nguồn vật liệu và phương pháp chọn giống

Đối tượng Nguồn vật liệu Phương pháp
Vi sinh vật Đột biến Gây đột biến nhân tạo
Thực vật Đột biến, biến dị tổ hợp Gây đột biến, lai tạo
Động vật Biến dị tổ hợp (chủ yếu), đột biến Lai tạo

II - CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Hãy chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất trong các câu sau:

1. Trong kĩ thuật di truyền, đối tượng thường được sử dụng làm “ nhà máy” sản xuất các sản phẩm sinh học là

A. tế bào động vật.

B. tế bào thực vật.

C. vi khuẩn E. coli.

D. tế bào người.

Lời giải chi tiết

Đáp án C.

2. Tỉ lệ phân tính 1 : 1 ở F1 và F2 diễn ra ở những phương thức di truyền nào?

A. Di truyền của các gen trên NST thường và các gen trong tế bào chất.

B. Di truyền tế bào chất và ảnh hưởng của giới tính.

C. Di truyền liên kết giới tính và ảnh hưởng của giới tính.

D. Di truyền liên kết giới tính và tế bào chất.

Lời giải chi tiết

Đáp án C

3. Với 2 gen alen A và a, bắt đầu bằng 1 cá thể có kiểu gen Aa. Ở thế hệ tự thụ thứ n, kết quả sẽ là

A. AA = aa = (1 - (1/2)n)/2; Aa = (1/2)n

B. AA = aa = (1 - (1/4)n)/2; Aa = (1/4)n

C. AA = aa = (1 - (1/8)n)/2; Aa = (1/8)n

D. AA = aa = (1 - (1/16)n)/2; Aa = (1/16)n

Lời giải chi tiết

Đáp án A.

4. Vì sao thể đa bội ở động vật thường hiếm gặp?

A. Vì quá trình nguyên phân luôn diễn ra bình thường.

B. Vì quá trình giảm phân luôn diễn ra bình thường.

C. Vì quá trình thụ tinh luôn diễn ra giữa các giao tử bình thường.

D. Vì cơ chế xác định giới tính bị rối loạn, ảnh hưởng tới quá trình sinh sản.

Lời giải chi tiết

Đáp án D

5. Mã di truyền trên mARN được đọc theo

A. một chiều từ 3’ đến 5’.

B. một chiều từ 5’ đến 3’.

C. hai chiều tuỳ theo vị trí của enzim.

D. ngược chiều di chuyển của ribôxôm trên mARN.

Lời giải chi tiết

Đáp án B.

6. Đột biến ở vị trí nào trong gen làm cho quá trình dịch mã không thực hiện được?

A. Đột biến ở mã kết thúc.

B. Đột biến ở bộ ba giáp mã kết thúc.

C. Đột biến ở bộ ba ở giữa gen.

D. Đột biến ở mã mở đầu.

Lời giải chi tiết

Đáp án D.

7. Người ta vận dụng dạng đột biến nào đẻ loại bỏ những gen có hại?

A. Đảo đoạn.

B. Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ.

C. Thêm đoạn.

D. Mất đoạn.

Lời giải chi tiết

Đáp án D.

8. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mỗi mạch khuôn của ADN

A. một cách ngẫu nhiên.

B. luôn theo chiểu từ 3’ đến 5’.

C. theo chiều từ 5’ đến 3’ trên mạch này và 3’ đến 5’ trên mạch kia.

D. luôn theo chiều từ 5’ đến 3’.

Lời giải chi tiết

Đáp án B.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 31: Ôn tập phần năm: Di truyền học | Bài giải SINH HỌC 12 (Nâng Cao) | PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG V. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Bài giải SINH HỌC 12 (Nâng Cao)

  1. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
  2. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG II. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
  3. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG III. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
  4. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG IV. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
  5. PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC - CHƯƠNG V. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
  6. PHẦN 6. TIẾN HÓA - CHƯƠNG I. BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA
  7. PHẦN 6. TIẾN HÓA - CHƯƠNG II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA
  8. PHẦN 6. TIẾN HÓA - CHƯƠNG III. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
  9. PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG I. CƠ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG
  10. PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG II. QUẦN THỂ SINH VẬT
  11. PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG III. QUẦN XÃ SINH VẬT
  12. PHẦN 7. SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG IV. HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ SINH THÁI HỌC VỚI QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.