Nội Dung Chính
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Thấy duoc tâm trang bi phần của kẻ sĩ chưa tim được lối
ra trên đường đời.
Hiểu được các hình ảnh biểu tượng trong bài và đặc điểm
thơ cổ thể.
TIỂU DẪN
Cao Bá Quát (1808 - 1855) tự là Chu Thần, quê làng Phú Thị, huyện Gia
Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc ngoại thành Hà Nội). Đi thi Hương từ năm mười
bốn tuổi, năm hai mươi ba tuổi đỗ cử nhân. Sau đó trong chín năm, cứ ba năm
một lần vào Huế thi Hội nhưng lần nào cũng bị đánh hỏng. Năm 1841,
ông được gọi vào Huế để nhận một chức tập sự ở Bộ Lễ. Chẳng bao lâu sau
Cao Bá Quát bị bắt giam và chịu cực hình tra tấn trong gần ba năm vì khi làm
sơ khảo trường thi Thừa Thiên, ông đã dùng muội đèn chữa những chỗ phạm
trường quy trong hai mươi tư quyển thi đáng được lấy đỗ. Được tạm tha, Cao
Bá Quát phải đi theo phục dịch cho một phái đoàn công cán ở nước ngoài. Khi
về nước, ông bị thải hồi. Bốn năm sau được cử đi làm giáo thụ ở Quốc Oai (Hà
Nội). Cuối năm 1854, ông tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Mĩ Lương chống
lại triều đình nhà Nguyễn. Năm 1855, cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị chết
trong một trận đánh.
Cao Bá Quát để lại số lượng thơ văn rất lớn, gần một nghìn bốn trăm bài
thơ và hơn hai chục bài văn xuôi. Ngoài ra Cao Bá Quát còn là tác giả của
một số bài phú Nôm và hát nói. Thơ ông mới mẻ, phóng khoáng, chú trọng
tình cảm tự nhiên của con người, đương thời rất được mến mộ. Xét về vị trí lịch
sử, ông là nhà thơ lớn sáng tác bằng chữ Hán kế sau Nguyễn Du.
Bài thơ Bai ca ngắn đi trên bãi cát, theo nhóm biên tập cuốn Tho chữ Hán Cao Bá Quái được xếp vào loạt bài "làm trong khi đi thi Hội" (Nam
hành tập).
(1) NXB Văn học, Hà Nội, 1970.
Phién âm:
Trường sa phục trường sa,
Nhất bộ nhất hồi khước.
Nhật nhập hành vi di,
Khách tử lệ giao lạc.
Quán bất học tiên gia mĩ thuy ông,
Đăng sơn thiệp thuỷ oán hà cùng !
Cổ lai danh lợi nhân,
Bon tau lộ đồ trung.
Phong tién tứu điểm hữu mĩ tutu,
Tỉnh giả thường thiểu tuý giả đồng.
Trường sa, trường sa nại cit hà ?
Than lộ mang mang uy lộ da.
Thinh ngã nhất xướng cùng đồ ca,
Bắc sơn chỉ bắc sơn vạn điệp,
Nam sơn chỉ nam ba vạn cấp.
Quân hồ vi hồ sa thượng lập ?
Dịch nghĩa :
Bãi cát dài, lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước.
Mặt trời lặn mà vẫn còn đi,
Khách (trên đường) nước mắt lã chã rơi.
Anh không học được ông tiên có phép ngủ ki"?
Cứ trèo non lội nước mãi, bao giờ cho hết ta oán !
Xưa nay hạng người danh lợi,
Vẫn tất tả ở ngoài đường sá.
(Hê) quán rượu ở đầu gió có rượu ngon,
(Thì) người tỉnh thường ít mà người say vô số !
(1) Theo sách Than tiên thập di, Hạ Hau An lúc leo núi hay lội nước, vẫn cứ nhắm mắt ngủ say,
người bên cạnh nghe thấy tiếng ngáy, mà ông vẫn bước đều không hề trượt vấp, người đời gọi
ông là "tiên ngủ”.
Bai cat dai, bai cat dai, biét tinh sao day ?
Bước đường bang phẳng thi mờ mit, bước đường ghê sợ thi nhiều.
Hãy nghe ta hát khúc "đường cùng",
Phía bắc núi Bắc núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam sóng muôn đợt.
Anh còn đứng làm chi trên bãi cát ?
Dịch thơ :
Bai cát dài lai bãi cát đài,
Di một bước như lùi một bước.
Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,
Lit khách trên đường nước mắt rơi.
Không học được tiên ông phép ngu,
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi !
Xa nay, phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thom quan rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người ?
Bai cát dai, bãi cát dai ơi !
Tính sao đây ? Đường bằng mờ mit,
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít ?
Hay nghe ta hát khúc "đường cùng”,
Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam, sóng đào dat.
Anh đứng làm chỉ trên bãi cát ?
(TO HỮU dich, Cao Bá Quát toàn tap, tap 1,
NXB Văn hoc — Trung tam Quốc học xuất ban, 2004)
(1) "Đường cùng" : dịch chữ "cùng đồ", nghĩa là hết đường. Xưa Nguyễn Tịch thời Nguy Tấn
thường ngồi xe mặc cho ngựa kéo, không theo đường nào cả, đến chỗ hết đường thì khóc lớn
mà trở về. Sau đó Diu Tín có câu thơ : "Chỉ có kẻ khóc nơi đường hết - Mới biết ta đường khó
đi", ý nói tâm trạng bế tắc của kẻ sĩ trên đường đời.
(2) Theo sách Hau Hán thư, Pháp Chan bảo viên Thái thú rằng : "Nếu ông cứ bắt tôi ra làm quan
thì tôi sẽ đi ẩn ở phía bắc núi Bac hoặc ở phía nam núi Nam" — tỏ ý kiên quyết từ chối không
nhận lời.
HƯỚNG DẪN HOC BÀI
1. Bãi cat dai và con đường cùng trong bài thơ được miêu tả như thế nào ? Các hình
ảnh ấy tượng trưng cho điều gì ?
2. Hình ảnh người đi đường trong bài thơ được khắc hoa như thế nào và biểu hiện
tâm sự gi của tác giả ?
3. Người đi trên đường khi thì xưng là "khách" (khách tử), khi thì xưng là
"anh" (quân), khi lại xưng là "ta" (ngã), vì sao như vậy ? Bài thơ có nhiều
câu hỏi, câu cảm thán. Phân tích giá trị của chúng trong việc biểu hiện tư
tưởng, tình cảm, tâm sự của nhà thơ.
4. Nêu khái quát về tư tưởng, tình cảm của Cao Bá Quát trong bài thơ.
TRI THỨC ĐỌC - HIỂU
Thơ cổ thể
Bài ca ngắn đi trên bãi cát thuộc thể thơ cổ thể.
Thơ cổ thể phân biệt với thơ Đường luật (cận thể) ở chỗ không gò bó vào luật. Thơ cổ thể chữ
Hán có các thể ba chữ, bốn chữ, năm chữ, bảy chữ và các thể tạp ngôn như ba chữ xen bảy chữ,
hoặc ba, năm, bảy chữ xen nhau hoặc xen nhiều loại câu hơn. Số câu không hạn chế.
Vần trong thơ cổ thể hoặc là một vần xuyên suốt toàn bài hoặc thay đổi nhiều vần, có thể gieo
vần trắc, không nhất thiết vần bằng.
Trong thơ cổ thể phần đầu và phần kết thường hô ứng với nhau.
Thơ cổ thể có một số được gọi bằng "ca", "hành",...
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn