Cha con nghĩa nặng ( Trích - Hồ Biểu Chánh) | Ngữ Văn Nâng Cao tập 1 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


TIỂU DẪN

Hồ Biểu Chánh (1885 - 1958) tên khai sinh là Hồ Văn Trung, qué ở lang
Bình Thành, tỉnh Gò Công (nay là xã Thành Công, huyện Gò Công Tây, tỉnh
Tiền Giang). Sau khi học xong bậc Thành chung!) và thi đậu ngạch kí lục,
ông sống đời công chức, từng nhận các chức Đốc phủ sứ (Tỉnh trưởng), Nghị
viên Hội đồng liên bang Đông Dương.... Năm 1946, Hồ Biểu Chánh thôi hoạt
động chính trị, về sống ở quê và chuyên tâm theo đuổi công việc sáng tác văn
chương cho đến lúc mất.
Hồ Biểu Chánh đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sé thuộc nhiều thể
loại mà trong đó phần thành công nhất là tiểu thuyết (gồm 64 tác phẩm). Tiểu
thuyết của ông phản ánh sinh động cuộc sống Nam Bộ từ nông thôn đến
thành thị những năm đầu thế ki XX và thấm nhuần dao lí truyền thống.
(1) Bác Thành chung : tương đương với cấp Trung học cơ sở hiện nay.
Hồ Biểu Chánh có những đóng góp lớn cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại ở
giai đoạn sơ khai trên các phương diện : mở rộng đề tài, dựng truyện, miêu tả
tính cách, sử dụng ngôn ngữ tự nhiên của đời sống hằng ngày,... Một điều đặc
biệt nữa là ông thường vận dụng cốt truyện của một số tác phẩm văn học
phương Tây để viết về cuộc sống và con người Vệt Nam.
Cha con nghĩa nặng (1929) là tiểu thuyết tiêu biểu của Hồ Biểu Chánh
gồm mười chương. Nhân vật chính của tác phẩm là Trần Văn Sửu — một nông
dân hết sức thật thà, chăm chỉ, có người vợ (Thị Lựu) lăng loàn, lẳng lơ. Một
hôm, Sửu bắt quả tang vợ ngoại tình. Vợ Sửu không biết hối lỗi lại còn nói
năng hỗn láo rồi níu chồng cho tình nhân chạy thoát. Sửu tức giận xô vợ,
không may vợ chết. Sửu hoảng sợ bỏ trốn nhưng mọi người nhầm tưởng anh
đã nhảy xuống sông tự tử. Mấy đứa con Sửu về ở với ông ngoại là hương thị
Tào!) nnung do hoàn cảnh túng quan, hai đứa lớn phải di ở cho bà hương
dựng vợ ga chồng cho chúng. Ở nơi xa, nhớ con không chịu nổi, Sửu lén về
quản Tổn`“!. Bà hương quản rất mến con của Sửu, hết sức đỡ dan và nhắm
thăm nhà và gặp ngay bố vợ. Nghe hương thị Tào kể về những ân phúc mà
các con mình được hưởng, Sửu rất xúc động và quyết định đi biệt tích để
không làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của chúng. Sửu vừa đi ra, con trai đầu
của Sửu là Tí biết chuyện liền chạy đuổi theo. Về sau, nhờ sự vận động của
con rể, Trần Văn Sửu được miễn truy tố và được sum họp với các con.
Đoạn trích dưới đây thuộc nửa sau của chương IX, kể lại cuộc gặp gỡ giữa
hai cha con Trần Văn Sửu.
(3) Trần Văn Sửu chap tay xá"” cha vợ rồi đội nón lên và buon bả bước ra lo, Huong
thi Tào vừa xây lung dang trở về nha, thì thang Tí ở trong nha dò cửa chui ra. Nó thấy có
một mình ông ngoại nó đứng giữa sân thì nó hỏi rằng :
— Cha tôi đi đâu rồi ông ngoại ?
— Cha nào ở đâu ?
(1) Hương thị Tao : hương thị là một chức nhỏ trong bộ máy hành chính của làng Nam Bộ thời
Pháp thuộc ; Tae là tên nhân vat.
(2) Hương quan Tôn : hương quan là người coi việc tuần phòng, giữ trật tự an ninh trong một làng
ở Nam Bộ thời Pháp thuộc ; Tổn là tên nhân vat.
(3) Xá : val.
(4) Lộ : đường đi.
— Tôi nghe hết. Nay giờ tôi đứng tôi rình trong cửa. Ong ngoại giấu tôi làm chi ? Sao
đuổi cha tôi đi ?
Hương thị Tào đứng chung hứng. Thang Tí bỏ chạy ra lộ, ông ngoại nó muốn níu lại
không kịp. Nhờ trời sáng trăng, nên thằng Tí dom theo lộ xuống Phú Tiên, thì nó thấy có
dạng một người đi. Nó đâm đầu chạy riết theo. Trần Văn Sửu ngó ngoái lại, thấy có người
chạy theo mình, không biết có phải làng tổng rượt theo bắt hay không, nên anh ta sợ, anh
ta cũng co giò mà chạy.
Cha chạy trước, con chạy sau, nhưng vì cha sợ chúng bắt, phải chạy đặng thoát thân,
nên chạy mau quá, con theo không kịp. Qua khỏi cánh đồng Phú Tiên rồi, Trần Văn Sửu
ngó ngoái lại, thì không thấy dạng người ta rượt nữa. Anh ta mừng thầm, song cũng còn
chạy, chớ chưa dám dừng lại.
Xuống tới cầu Mê Tức, phần thì mệt, phần thì mỏi cẳng, nên Trần Văn Sửu ngồi dựa
cầu mà nghỉ. Trên trời trăng thanh vằng vặc ; dưới sông dòng bích” nao nao. Cảnh im
lìm, mà lòng lại bồi hồi ; con vui sướng, còn cha thì sầu não.
Trần Văn Sửu ngồi khoanh tay ngó dòng nước chảy một hồi rồi nói trong trí rằng :
"Bây giờ minh còn sống nữa làm gi ! Bay lâu nay mình lăn lóc chịu cực khổ mà sống, ấy
là vì mình thương con, mình sợ nó không hiểu việc xưa rồi nó trở oán mình, mình sợ nó
bơ vơ đói rách, mà tội nghiệp thân nó. Bây giờ mình biết rõ nó thương mình, nó còn kính
trọng mình, mà nó lại gần được giàu có sung sướng hết thay nữa, vậy thì nên chết rồi, chết
mới quên hết việc cũ được, chết đặng hết buồn rầu cực khổ nữa".
Anh ta nghĩ vậy rồi nhắm mắt lại. Anh ta thấy thị Lựu nằm ngay đơ trên bộ ván,
miệng nhéu' 2) mấy giọt máu đỏ lom, mat hết thần ma còn mở trao tráo. Anh ta lại thấy
buổi chiều anh ta ở ngoài ruộng đi về, con Quyên thang Tí chạy ra, đứa níu áo đứa nắm
tay mà nói do dẻ). Anh ta thấy cái cảnh gia đình ngày trước rõ ràng trước mắt, thì anh ta
đau đớn trong lòng quá, chịu không được, nên vùng đứng dậy mà nói lớn lên rằng : "Mấy
con ơi ! Cha chết nhé. Mấy con ở lại mạnh giỏi, để cha theo mẹ con cho rồi". Anh ta vừa
nói vừa chui qua lan can cầu. Anh ta vừa mới đút đầu, bông có người chạy lên cầu và hỏi
rằng : "Ai đó ? Phải cha đó không, cha ?".
Trần Văn Sửu giật mình, tháo đầu trở vô
nắm tay cha nó, dòm sát trong mặt mà nhìn, rồi ôm cứng trong lòng mà nói : "Cha ôi ! Cha !
A) rồi day” mà ngó. Thang Ti chạy riết lại
(1) Dòng bích : dòng nước biếc.
(2) Nhéu : nhỏ ra, ứa ra.
(3) De dẻ: thỏ the.
(4) Tháo đầu trở vô : thụt đầu vào phía trong lan can cầu.
(5) Day : quay lai.
Cha chạy di đâu dữ vậy”. Lúc ấy Trần Van Sửu mất trí khôn, hết nghị luc, mau trong tim
chảy thình thịch, nước trong mắt tuôn ròng ròng, đứng xui xị xui lo”, không nói được
một tiếng chi hết.
Cha con ôm nhau mà khóc một hồi rồi buông ra. Trần Văn Sửu ngồi trên dọc dựa lan
can cầu, rồi nói rằng : "Thôi con về di". Thang Tí lắc đầu nói rằng :
— Con không về được. Bay lâu nay con tưởng cha đã chết rồi, té ra cha còn sống. Vậy
thì bây giờ cha đi đâu con theo đó.
— Con đừng có cãi cha. Con phải về đặng lo cưới vợ.
— Cưới vợ làm gì ? Cưới vo dang báo hại như má báo hai cha hồi trước đó sao ?
— Con không nên phiên trách má con. Má con có quấy là quấy với cha, chứ
không quấy với con. Mà cha đã quên cái lỗi của má con rồi, sao con còn nhớ làm chỉ ?
— Quên sao cho được !
— Phải quên đi, đừng có nhớ nữa. Tại mạng số của cha vậy, chớ không phải tại má
con đâu. Mà má con làm quấy, thì sự chết đó đã chuộc cái quấy hết rồi ; bây giờ quấy về
phần cha, chớ má con hết quấy nữa.
— Cha nói vậy thì con xin nghe lời cha. Thôi, cha trở về nhà với con.
- Huy? ! Về sao được !
— Sao vậy ?
— Về rồi làng tổng họ đến bắt còn gì ?
Thang Tí nghe nói như vậy thi nó tỉnh ngộ, nên ngồi lặng thính mà suy nghĩ. Cách
một hồi nó mới nói rằng :
— Bay giờ làm sao ?
— Để cha di. Cha đi cho biệt tích, dang con lấy vợ và con Quyên cưới chồng mới
tử tế được.
— Cha đi đâu ?
— Di đâu cũng được.
— Hé cha đi thì con đi theo.
— Để làm gì ?
— Đi theo dang làm mà nuôi cha ; chừng nào cha chết rồi con sẽ về.
(1) mi vị xui lơ : ủ rũ.
(2) Quấy : làm điều không phải.
(3) Huy : từ biểu thị thái độ ngạc nhiên hoặc không đồng tinh, tương tự như hữ, hứ, ấy,...
— Con đừng có tinh bay. Con phải ở nhà làm ma nuôi ông ngoại.
— Có trâu, có lúa sẵn đó, ông ngoại làm mà ăn, cần gì con nuôi nữa. Lại có con
Quyên ở nhà đó. Cậu Ba Giai cưới nó đấy, nó giàu có, thiếu gi tiền bạc, nó giúp đỡ ông
ngoại được rồi. Bây giờ có một mình cha nghèo khổ, vậy con phải làm mà nuôi cha chứ.
Trần Văn Sửu nghe con nói mấy điều hiếu nghĩa ấy thì anh ta cảm xúc quá, nên ngồi
khóc nữa. Lúc ấy anh ta lấy làm bối rối, không biết liệu lẽ nào cho xuôi. Thấy con bin rin,
muốn ở lại đặng cha con sum hiệp ”, thì sợ làng tổng bắt ; nghĩ đến con nên trốn ra đi
đặng biệt tích cho rồi, thì đau đớn đi không đành. Hai cha con ngồi khít một bên nhau,
cha thì lo, con thì tính, cả hai đều lặng thinh ; song một lát thằng Tí đụng cánh tay nó vào
cánh tay cha nó một cái, dường như nó thăm chừng coi cha nó còn ngồi đó không.
Cha con dan di”? bịn rịn cho đến sao Mai mọc, Trần Văn Sửu mới nói rằng :
— Cha tính như vầy, để cha nói cho con nghe thử coi được hay không. Cha lấy giấy
thuế thân theo dan Thổ”, tên cha là Sơn Rùm, bây giờ cha nói tiếng Thổ giỏi lắm. Cha
tính thôi để cha xuống Láng Thó hoặc Ba Si, cha vô sóc” kiếm chỗ ở đậu © mà làm
mướn. Có như vậy mới khỏi lo ai bat được, mà lâu lâu con lén đến thăm cha.
— Theo lời cha tính đó thì cha còn sống mà cũng như cha chết. Phải giấu tên giấu họ
hoài, con đến thăm cũng phải núp lén, không dám đến chắn chường!®),
— Phải vậy mới yên được.
— Tính sao cũng được, miễn là con có thể gần cha được thôi. Ma cha ở với Thổ, thi
cực khổ tội nghiệp cho cha lắm.
— Có sao đâu mà tội nghiệp. Hơn mười năm nay cha đau lòng cực xác không biết
chừng nào mà kể cho xiết. Bây giờ cha được vui lòng rồi, đâu lao khổ tấm than lại nệ øì),
Cha tính phải làm như vậy mới xong, con phải nghe lời cha mà trở về đi.
Thang Tí ngồi ngãm nghĩ mà nói rằng :
— Con không đành để cha di một mình. Con muốn theo cha mà kiếm chỗ cho cha ăn
ở yên nơi rồi con sẽ về.
(1) Sưm hiệp : sum họp.
(2) Dan du : quyến luyến không rời.
(3) Thổ: từ trước đây hay dùng để chỉ một số tộc người thiểu số, đây chỉ người Khmer.
(4) Sóc : làng của người Khmer.
(5)Ở đâu : ở nhờ.
(6) Chán chường : thường xuyên, thoả mãn (nghĩa trong văn cảnh).
(7) Nệ gì : kể gì.
— Con di như vậy, ông ngoại không biết con di đâu, ông ngoại lo sợ, thêm cực lòng
cho ông ngoại nữa.
— Thôi, cha trở về nhà với con một chút ding con thưa với ông ngoại hay, rồi con di
với cha.
— Trở về rồi con Quyên nó thấy nó càng khó lòng nữa.
— Nó ở dưới nhà bà hương quản, chớ có ở nhà đâu mà thấy.
— Trời gần sáng rồi, trở về Giéng Ké, họ gặp cha rồi làm sao ? Không được đâu. Con
trở về, để cha đi một mình, trong ít bữa cha kiếm chỗ ăn ở xong rồi cha sẽ lén về mà cho
con hay.
— Con không muốn để cha đi một minh. Như cha sợ họ gặp thôi thi cha lên choi
ruộng cua con ở trong làng Phú Tiên, cha nằm đó mà chờ con. Con chạy về Giồng Ké thưa
với ông ngoại một chút xíu rồi con trở lại liền.
Tran Van Sửu ban đầu còn dục dặct), mà bị con thôi thúc quá, anh ta không thể không
làm vừa lòng nó được, nên phải đứng dậy mà đi với nó trở lên Phú Tiên.
(Cha con nghĩa nặng,
NXB Đức Luu Phương, Sai Gon, 1938)

HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM

1. Có thé chia đoạn trích thành mấy phần ? Hãy tóm tắt nội dung từng phần.
2. Nhân vật Trần Văn Sửu có tâm trạng ra sao khi ngồi một mình trên cầu ? Ý định tự vẫn
đến với ông như thế nào ? Hãy nêu lên các thủ pháp miêu tả tâm lí mà tác giả đã sử
dụng trong tình huống truyện này.
3. Nhân vật Tí đã thể hiện tình cảm với cha mình như thế nào qua hành động, cử chỉ
và lời nói ?
4. Mong muốn sum họp thật sự của hai cha con Trần Văn Sửu đã gặp những trở ngại
gi ? Tại sao tác giả lại "đẩy nhân vat" vào những tình huống khó xử như thế ?
5. Cách giải quyết tình huống mà nhân vật Tí đưa ra nói lên được điều gì về chiều
sâu tình cảm và tính cách của anh ? Kết cục câu chuyện (giới hạn trong đoạn
trích) chứng tỏ được điều gì về quan niệm đạo lí của tác giả ?
6. Phân tích đặc điểm và cái hay của ngôn ngữ kể chuyện trong đoạn trích.
(1) Dục dặc : ngần ngừ chưa quyết.  

Tin tức mới


Đánh giá

Cha con nghĩa nặng ( Trích - Hồ Biểu Chánh) | Ngữ Văn Nâng Cao tập 1 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn Nâng Cao tập 1

  1. Đời thừa( Nam Cao)
  2. Nam Cao
  3. Luyện tập về phong cách ngôn ngữ báo chí
  4. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ( Trích Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng)
  5. Luyện tập về tách câu
  6. Phỏng vấn trả lời phỏng vấn
  7. Tình yêu và thù hận ( Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét - Sếch-xpia)
  8. Đọc kịch bản văn học
  9. Ôn tập về làm văn
  10. Ôn tập về văn học ( Học kì 1)
  11. Bài viết số 4 ( Kiểm tra tổng hợp cuối Học kì 1)
  12. Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
  13. Bản tin
  14. Luyện tập về từ Hán Việt
  15. Luyện tập viết bản tin
  16. Trả bài viết só 4
  17. Vào phủ chúa Trịnh ( Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)
  18. Đọc thêm: Cha tôi ( Trích Đặng Dịch Trai ngôn hành lục - Đặng Huy Trứ)
  19. Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
  20. Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội
  21. Lẽ ghét thương ( Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
  22. Chạy giặc ( Nguyễn Đình Chiểu)
  23. Luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
  24. Bài viết số 1 ( Nghị luận xã hội)
  25. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ( Nguyễn Đình Chiểu)
  26. Nguyễn Đình Chiểu
  27. Luyện tập về hiện tượng tách từ
  28. Tự tình ( bài II - Hồ Xuân Hương)
  29. Bài ca ngắn đi trên bãi cát ( Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát)
  30. Trả bài viết số 1
  31. Bài viết số 2 ( Nghị luận xã hội - Bài làm ở nhà)
  32. Câu cá mùa thu ( Thu điếu - Nguyễn Khuyến)
  33. Tiến sĩ giấy ( Nguyễn Khuyến)
  34. Đọc thêm: Khóc Dương Khuê ( Nguyễn Khuyến)
  35. Luyện tập về trường từ vựng và từ trái nghĩa
  36. Nguyễn Khuyến
  37. Thương vợ ( Trần Tế Xương)
  38. Đọc thêm: Vịnh khoa thi Hương ( Trần Tế Xương)
  39. Thao tác lập luận phân tích
  40. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về xã hội)
  41. Bài ca ngất ngưởng ( Nguyễn Công Trứ)
  42. Đọc thêm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn ( Hương Sơn phong cảnh ca - Chu Mạnh Trinh)
  43. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về tác phẩm thơ)
  44. Trả bài viết số 2
  45. Chiếu cầu hiền ( Cầu hiền chiếu - Ngô Thì Nhậm)
  46. Xin lập khoa luật ( Trích Tế cấp bát điều - Nguyễn Trường Tộ)
  47. Đổng mẫu ( Trích Sơn Hậu)
  48. Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
  49. Ngữ cảnh
  50. Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945
  51. Bài viết số 3 ( Nghị luận văn học)
  52. Hai đứa trẻ ( Thạch Lam)
  53. Cha con nghĩa nặng ( Trích - Hồ Biểu Chánh)
  54. Ngữ cảnh ( Tiếp theo)
  55. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về tác phẩm văn xuôi)
  56. Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân)
  57. Đọc thêm: Vi hành ( Nguyễn Ái Quốc)
  58. Thao tác lập luận so sánh
  59. Luyện tập thao tác lập luận so sánh
  60. Hạnh phúc của một tang gia ( Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
  61. Đọc thêm: Nghệ thuật băm thịt gà ( Trích Việc làng - Ngô Tất Tố)
  62. Phong cách ngôn ngữ báo chí
  63. Trà bài viết số 3
  64. Chí Phèo ( Nam Cao)
  65. Đọc thêm: Tinh thần thể dục ( Nguyễn Công Hoan)
  66. Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn
  67. Luyện tập kết hợp các thao tác lập luận

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.