Hạnh phúc của một tang gia ( Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng) | Ngữ Văn Nâng Cao tập 1 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

Hiểu duoc thái độ mia mai châm biém của Vũ Trọng
Phung đốt với thói đạo đức gia, hom hĩnh, rom đời trong
xd hội thượng lim.

Thấy được nghệ thuật trào phúng phong phú, độc đáo,
sdc Sdo của tác gid.

TIỂU DẪN

Vũ Trọng Phung (1912 - 1939)hinh-anh-hanh-phuc-cua-mot-tang-gia-trich-so-do-vu-trong-phung-4596-0


qué ở làng Hảo, huyện Mĩ Hào, tỉnh
Hưng Yên, nhưng sinh ra và sống
chủ yếu ở Hà Nội. Mặc dù đời sống
riêng nghèo túng và bệnh tật, Vũ
Trọng Phung vẫn luôn vượt
lên hoàn cảnh, thể hiện một sức
sáng tạo thật dồi dào. Ông là một
trong những đại biểu xuất sắc nhất
của trào lưu văn học hiện thực
1930 - 1945, một cây bút đầy tài
năng, đã có nhiều đóng góp quan
trọng cho sự phát triển mạnh mẽ
của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam.
Tuy cuộc đời ngắn ngủi nhưng Vũ Trọng Phụng để lại một sự nghiệp văn
học rất phong phú bao gồm nhiều thể loại, trong đó nổi trội nhất là tiểu thuyết
và phóng sự. Về tiểu thuyết, các tác phẩm tiêu biểu nhất là Giông tố (1936),
Số đỏ (1936), Vỡ đê (1936), Trúng số độc đắc (1938). Về phóng sự, các tác
phẩm tiêu biểu Cam bẫy người (1933), Kĩ nghệ lấy Tây (1934), Cơm thầy cam
cô (1936) đã đưa tác giả lên địa vị "ông vua phóng sự đất Bắc". Vũ Trọng
Phụng còn là một nhà báo có uy tín.
Số đỏ - lần đầu ra mắt trên Hà Nội báo, từ số 40 (7 - 10 - 1936) - là cuốn
tiểu thuyết hiện thực trào phúng nổi tiếng của Vũ Trọng Phụng. Tác phẩm
xoay quanh cuộc đời của nhân vật Xuân, thường gọi là Xuân Tóc Đỏ, vốn là
đứa trẻ mồ côi, vô học, sống bằng việc trèo me, trèo sấu, bán phá xa!) nhat
ban (bóng) ở sân quần vợt, chạy cờ rạp hat, thổi loa quảng cáo các loại thuốc
rởm,... Nhờ một me Tây dâm đãng (bà phó Đoan) giúp đỡ, hắn kiếm được việc
làm ở tiệm may Âu hoá. Ở đây, hắn được vợ chồng Văn Minh (cháu bà phó
Đoan) và những người trong gia đình này — hoặc cố ý, hoặc vô tinh - tôn lên
làm "đốc tờ Xuân", "nhà cải cách xã hội", "giáo sư quần vợt",... Vì thế, cô
Tuyết (em gái Văn Minh) phải lòng hắn. Vinh quang tột đỉnh đến với Xuân
Tóc Đỏ khi han được cử ra đọ tài với nhà vô địch quần vợt Xiêm La (Thái
Lan). Trong trận "tỈ thí" này, Xuân được lệnh phải thua để tránh cho hai nước
Việt — Xiém cái thảm hoạ chiến tranh (!). Nhờ đó, Xuân trở thành "anh hùng
cứu quốc", được tôn vinh là "vĩ nhân", được phủ Toàn quyền thưởng Bắc
Đấu bội tinh, còn cụ cố Hồng (bố Văn Minh) thì tuyên bố ga cô con gái yêu
của mình cho hắn.
Với ngòi bút trào phúng bậc thầy, tac giả Số dé đã phơi trần bản chất bip
bom, rởm đời của xã hội tư sản thuộc địa, thực dân thành thi đương thời. Đó là
một xã hội nhố nhăng, "khốn nạn", "chó đểu" nhưng bề ngoài lại có vẻ sang
trọng, "Âu hoá", "văn minh", "tiến bộ". Xã hội Việt Nam thời Vũ Trọng Phụng là
xã hội Tây - Tàu nhố nhăng. Ở đó, cái thật, cái giả cũng như mọi thang bậc
giá trị bị đảo lộn. Sự thăng tiến kì lạ của Xuân Tóc Đỏ nói lên điều đó.
Hạnh phúc của một tang gia trích từ chương XV trong tiểu thuyết Số đỏ.
Cụ tổ (bố của cụ cố Hồng) đã ngoài tam mươi tuổi mà cứ "sống mai" (!).
Đám con cháu hám danh hám lợi trong nhà chỉ mong cho ông lão này sớm
chết để chia nhau gia tài. Ước mong này thành hiện thực khi Xuân Tóc Đỏ,
trong một lần "nổi giận" vì tự ái, đã công khai "tố cáo" trước mặt mọi người
rằng ông Phán dây thép, cháu rể cụ tổ (chồng cô Hoàng Hôn) là "một người
chồng mọc sừng". Việc tố cáo đó - thực ra do ông Phán dây thép thuê Xuân
làm với giá mười đồng - đã trực tiếp gây ra cái chết của cụ cố tổ để có cái
đám tang lạ lùng nảy.
Dưới đây trích phần chính của chương truyện nói trên.
oo
can.
1. Ba hôm sau, ông cụ gia chết thật.
Cả gia đình ấy đã nhao lên mỗi người một cách, đi gọi từ ông lang băm Tây
cho đến ông lang băm Đông, già và trẻ, để thực hành đúng cái lí thuyết
(1) Phá xa : lạc rang.
(2) Người chồng moc sừng : người chồng có vợ ngoại tình.
(3) Ông cụ già : bố của cụ cố Hồng, ông nội của Văn Minh và Tuyết, thường được gọi là cụ tổ.
160
"nhiều thay thối ma". Ông cu già chết, danh dự của Xuân lại càng to thêm, vi cái
lẽ rất chính đáng là luôn ba hôm nó đã trốn một chỗ nào không ai biết, đến nỗi cụ
bà cho người đi tìm đâu cũng không thấy. Thiếu ông đốc tờ Xuân là thiếu tất cả,
những ông thay thuốc chính hiệu đã thất bại hoàn toàn. Về phần ông đốc tờ Trực
Ngôn, thấy bạn đồng nghiệp Xuân của ông không chữa, cho đó là một bệnh nặng,
nên cũng không dám nhận. Đó là một bài học cho những kẻ nào dám bảo một
người như Xuân là con nhà hạ lưu, ma cà bông, vô học, vô lai”, nhat ban quan,
van vân. Người ta lại di mời cả cu lang Ti lan cụ lang Phế, nhưng vì quá giận, hai
cụ đã từ chối chạy chữa cũng như những vị danh y biết tự trọng. Người ta đã nghĩ
đến cả thuốc thánh đền Bia vừa mới chữa một người ho lao và một người cảm
thương hàn bằng bùn đen và cứt trâu, công hiệu đến nỗi họ mất mạng, và quan trên
lại điều tra ra rằng có một tụi cường hào tổ chức ra thánh, mà tụi cường hào ấy lại
ăn cap tiền quỹ nữa, nên tự nhiên cũng hết thiêng liêng... Những việc trắc trở như
thế đã làm cho ông già hơn tám mươi tuổi phải chết một cách bình tĩnh. Trong lúc
gia đình nhốn nháo, thang bồi tiêm đã đếm được đúng một nghìn tám trăm bảy
mươi hai câu gắt : "Biết rồi, khổ lắm, nói mãi !" của cụ cố Hồng.
2. Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm. Ông Phán mọc sừng
đã được cụ Hồng nói nhỏ vào tai rằng sẽ chia cho con gái và rể thêm mot số tiền là
vài nghìn đồng. Chính ông ta cũng không ngờ rằng gia trị đôi sừng hươu vô hình
trên đầu ông ta mà lại to đến như thế. Ông cho rằng Xuân có tài quảng cáo lắm,
nói một lời là có vài nghìn bạc, nên sau khi được lời hứa quý hoá của ông bố vợ,
ông tru tính ngay với Xuân một công cuộc doanh thương... ` Thưa ngài, ngài là một
người chồng mọc sừng !". Ông Xuân chỉ nói có thế mà làm cho ông thêm được vài
ba nghìn bạc thì khi ông Xuân nói đại khái : "Thưa ngài, thứ hang này tốt nhất,
buôn ở Tây phương" chắc phải có giá trị hơn nữa. Ông muốn gặp ngay Xuân để trả
nốt năm đồng. trước khi buôn bán cũng phải giữ chữ tín làm đầu.
Cụ cố Hồng đã nhắm nghiền mắt lại để mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô
gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu, để cho thiên hạ phải chỉ trỏ :
"Úi kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa !". Cụ chắc cả mười phần rằng ai
cũng phải ngợi khen một cái đám ma như thế, một cái gậy như thế,...
(1) Ma ca bông (tiếng Pháp : vagabond) : kẻ lang thang đầu đường x6 chợ.
(2) Vo lai: kẻ du đãng, bất lương.
Điều băn khoăn của con cụ, ông Van Minh, chỉ là mời luật su đến chứng kiến
cái chết của ông nội mà thôi. Thế là từ nay mà đi, cái chúc thư kia sẽ vào thời kì
thực hành chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa. Ông chỉ phiền nỗi không biết
xử trí với Xuân Tóc Đỏ ra sao cho phải... Xuân tuy phạm tội quyến rũ một em gái
ông, tố cáo cái tội trạng hoang dâm của một em gái khác nữa của ông, nhưng tình
cờ đã gây ra cái chết của ông cụ già đáng chết. Hai cái tội nhỏ, một cái ơn to...
Lam thế nào ? Ong phân vân, vò dau rứt tóc, lúc nào mặt cũng dam dam chiêu
chiêu”, thành thử lại thành ra hợp thời trang, vì mat ông thật đúng cái mat một
người lúc gia đình đương là tang gia bối rối.
Mà bối rối thật. Người chết, sau khi được quan trên khám qua loa, đã được
khâm liệm đến gần một ngày rồi, vậy mà chưa thấy cụ Hồng ra lệnh phát phục”
mặc dầu mọi công việc cử hành tang lễ đã quyết định xong xuôi. Phái trẻ, nghĩa là
bọn dau con, đã bat đầu la 6 lên rằng phái già chậm chap. Cậu tú Tân thi cứ điên
người lên vì cậu đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà mãi cậu không được dùng đến.
Bà Văn Minh thì sốt cả ruột vì mãi không được mặc những đồ xô gai tân thời, cái mũ
man? trang vién den — Derniéres créations (9) Những cái rất 4n với nhau ma tiệm
Âu hoá một khi đã lang-xé”) ra thi có thé ban cho những ai có tang đương dau đớn
vì kẻ chết cũng được hưởng chút ít hạnh phúc ở đời. Ông Typn” rat buc minh vi
mãi không được thấy những sự chế tao của mình ra mat công chúng để xem các
báo chí phê bình ra sao. Người ta đổ lỗi cho ông Văn Minh không khéo can thiệp
để mọi việc phải tri hoãn, cụ Hồng cứ nhắm mắt lại kêu khổ lắm, cụ bà hay lề lối,
vẽ chuyện lôi thôi. Kì thuỷt? sở di chưa phát phục vì chuyện Tuyết, hay việc Xuân
Tóc Đỏ đã gây ra cho Tuyết vậy.
L....
(1) Dam dam chiên chiên (như dam chiêu) : nghĩ ngợi, ban khoăn suy tính nhiều bề.
(2) Phát phục : bắt đầu mặc áo tang khi trong nhà có người qua đời.
(3) Mũ mdn : mũ bằng vải xô trắng, hình chóp, người phụ nữ đội khi đưa tang bố mẹ hoặc chồng,
theo phong tục cũ.
(4) Derniéres créafions (nguyên văn tiếng Pháp, đọc là : đéc-ni-e-rơ crê-a-xi-ông) : những sáng tao
mới nhất.
(5) Lăng-vé (tiếng Pháp : lancer) : tung ra, đưa ra để quảng cáo.
(6) Typn (đọc là Tip phờ nở) : tên nhân vật hoạ sĩ trong truyện, người chuyên tạo mẫu ở tiệm may Au
hoá của vợ chồng Van Minh ; do ghép các chữ cái viết tắt của mấy chữ Tdi yên phụ nữ, một kiểu
đặt bút danh của một số văn nghệ sĩ đương thời mà Vũ Trọng Phụng đưa vào Số do để chế giéu.
(7) Ki thuỷ (từ cũ) : lúc ban đầu, đầu tiên.
3. Sáng hôm sau, đúng 7 giờ thì cất đám. Hai viên cảnh sát thuộc bộ thứ 18 là
Min Do và Min Toa’ đã được thuê giữ trật tự cho dam ma. Ciữa lúc không có ai
đáng phạt mà phạt, đương buồn rầu như những nhà buôn sắp vỡ nợ, mấy ông cảnh
binh này được có đám thuê thì sung sướng cực điểm, đã trông nom rất hết lòng.
Thành thử tang gia ai cũng vui vẻ cả, trừ một Tuyết. Tại sao Xuân lại không đến
phúng viếng øì cả ? Tại sao Xuân lại không đi đưa ? Hay là Xuân khinh mình ?
Những câu hỏi ấy đã khiến Tuyết đau khổ một cách rất chính đáng, có thể muốn
tự tử được. Tìm kiếm khắp mặt trong bọn người đi đưa đám ma cũng không thấy
"bạn giai” đâu cả, Tuyết như bị kim châm vào lòng.
Hôm nay Tuyết mặc bộ y phục Nedy tho — cái áo dài voan mỏng trong có
cobc-sé, trông như hở cả nách và nua vú — nhưng mà viền den, và đội một cái
mũ mấn xinh xinh. Thấy rằng thiên hạ đồn mình hư hỏng nhiều quá, Tuyết bèn
mặc bộ Nedy tho để cho thiên hạ phải biết rằng mình chưa đánh mất cả chữ trinh.
Với cái trap trầu cau và thuốc lá, Tuyết mời các quan khách rất nhanh nhẹn, trên
mặt lại hơi có một vẻ buồn lãng mạn rất đúng mốt một nhà có đám. Những ông
bạn thân của cụ cố Hồng, ngực đầy những huy chương như : Bắc Dau bội tinh,
Long bội tinh, Cao Mên bội tinh, Vạn Tượng bội tinh, vân vân... trên mép và cằm
đều đủ râu ria, hoặc đài hoặc ngắn, hoặc đen hoặc hung hung, hoặc lún phún hay
ram ram, loin quan, những ông tai to mặt lớn thì sát ngay với linh cữu, khi trông
thấy làn da trắng thập tho trong lan áo voan trên cánh tay và ngực Tuyết, ai nấy
đều cảm động hơn những khi nghe tiếng kèn Xuân ni?” ai oán, não nùng.
Với một đám ma theo cả lối Ta, Tàu, Tây có kiệu bát cống), lợn quay đi
long”, cho đến lốc bốc xoang”) và bú dich” và vòng hoa, có đến ba trăm câu
(1) Min Do, Min Toa (tiếng Pháp : mille deux, mille trois) : số 1002, 1003. Day là số hiệu của hai
viên cảnh sát đã trở thành tên gọi của họ.
(2) Coéc-sé (tiếng Pháp : corset) : áo nit ngực của phụ nữ.
(3) Xuân nữ : tên một điệu nhạc được cử hành trong đám tang.
(4) Kiệu bát cống : loại kiệu sang trọng, có tam đòn, mười sáu người khiêng (kiêu : đồ dùng,
thường được sơn son thếp vàng để rước bài vị thần thánh, đồ thờ hoặc khiêng người — có thêm
chế ngồi va mui che).
(5) Lon quay di long : ở đây là lợn quay có long che.
(6) Lốc bốc xodng : một loại nhac cụ bằng kim loại, phát ra âm thanh chói gắt trong đám tang. Tên
nhạc cụ được gọi theo lối dân đã, mô phỏng âm thanh do nó phát ra.
(7) Bu dich : (tiếng Pháp : musique) đọc chệch, có nghĩa là âm nhạc. Dân gian thường gọi kèn bú
dich là kèn Tây (loại kèn đồng). Ở đây tác giả đã dùng theo nghĩa ấy.
đối, vai ba trăm người đi dua, lại có cậu tú Tân chi huy, những nha tai tử chụp anh
đã thi nhau như ở hội chợ. Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết
nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gat git cái đầu... !
Khi đi được bốn phố, giữa lúc Typn và bà vợ, bà phó Doan và ông Joseph
(Giô-dép) Thiết, và mấy người nữa đương lào xào phê bình thái độ của Xuân thì
thấy cả đám phải đứng dừng lại như hàng đầu gặp phải một nạn xe cộ vậy. Giữa
lúc ấy, sáu chiếc xe, trên có sư chùa Ba Banh, xe nào cũng che hai long, từ một
nga len vào chiếm chỗ sau năm lá cờ đen. Hai vòng hoa đồ sộ, một của báo Gé mố,
một của Xuân, cũng len vào hàng đầu. Cậu tú Tân vội chạy lên bấm máy ảnh lách
tách rồi xuống thưa với mẹ. Cụ bà hớt hải chạy lên, rồi cảm động hết sức, vì nó là
phần của ông Xuân, ông Xuân đốc tờ, và ông Xuân cố vấn báo Gố mớ, nên mới có
sự long trọng như thế thêm cho đám ma. Cụ sung sướng kêu : "Ấy giá không có
món ấy thì là thiếu chưa được to, may mà ông Xuân đã nghĩ hộ tôi !". Su cụ Tang
Phú thì sung sướng và vênh váo ngồi trên một chiếc xe, vì sư cụ chắc rằng trong số
thiên hạ đứng xem ở các phố, thế nào cũng có người nhận ra rằng sư cụ đã đánh đổ
được Hội Phật giáo, và như thế thì là cuộc đắc thang đầu tiên của báo Gố mố vậy.
Xuân Tóc Đỏ cắt đặt đâu vào đấy rồi mới xuống chỗ những người đi đưa. Tuyết
đã liếc mắt đưa tình cho nó để tỏ ý cảm ơn. Mọi người đã ngợi khen nó hoặc ghen
ghét nó...
4. Đám ma đưa đến đâu làm huyén náo đến đấy. Cả một thành phố đã nhốn
nháo lên khen đám ma to, đúng với ý muốn của cụ cố Hồng. Thiên hạ chú ý đặc
biệt vào những kiểu quần áo tang của tiệm may Âu hoá như ý ông Typn và bà
Văn Minh. Cụ bà sung sướng vì ông đốc Xuân đã không giận mà lại giúp đáp,
phúng viếng đến thế, và đám ma như kể đã là danh giá nhất tất cả.
Đám cứ đi...
Kèn Ta, kèn Tây, kèn Tàu lần lượt thay nhau mà rộn lên. Ai cũng làm ra bộ
mặt nghiêm chỉnh, song le sự thật thì vẫn thì thầm với nhau chuyện trò về vợ con,
về nhà cửa, về một cái tủ mới sắm, một cái áo mới may. Trong mấy trăm người đi
đưa thì một nửa là phụ nữ, phần nhiều tân thời, bạn của cô Tuyết, bà Văn Minh, cô
Hoàng Hôn, ba phó Doan, vân vân... Thật là đủ giai thanh gái lịch, nên họ chim
nhau), cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn
hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma.
(1) Chim nhau (khẩu ngữ) : (trai gái) ve van, tán tỉnh nhau.
Chen lẫn vào những tiếng khóc lóc, mia mai nhau của những người trong tang
gia, người ta thấy những câu thì thao như sau này :
— Con bé nhà ai mà kháu thế ? — Con bé bên cạnh đẹp hơn nữa ! — U; it, cái
thang ấy bạc tình bỏ mẹ ! — Xưa kia vợ nó bỏ nó chớ ? — Hai đời chồng rồi ! — Còn
xuân chán ! — Gớm cái ngực, đầm quá đi mất ! — Lam mối cho tớ nhé ? — Mo vàng
hay mỏ chì „_ Không, không hẹn hò gì ca. — Vợ béo thế, chồng gầy thế thì mọc
sừng mất ! Vân vân...
Và còn nhiều câu nói vui vẻ, ý nhị khác nữa, rất xứng đáng với những người đi
đưa đám ma.
Đám cứ đi...
5. Đến huyệt, lúc ha quan tài, cậu tú Tân luộm thuộm trong chiếc áo thụng
trắng đã bắt bẻ từng người một, hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng,
hoặc lau mắt như thé này, như thế nọ... để cậu chụp ảnh ki niệm lúc hạ huyệt.
Bạn hữu của cậu rầm rộ nhảy lên những ngôi mả khác mà chụp để cho ảnh khỏi
giống nhau.
Xuân Tóc Đỏ đứng cầm mũ nghiêm trang một chỗ, bên cạnh ông Phán mọc
sừng. Lúc cu Hồng ho khac mếu máo và ngất đi, thì ông này cũng khóc to "Hút !...
Hurt !... Hút !...".
Ai cũng để ý đến ông cháu rể quý hoá ấy.
Ông ta khóc quá, muốn lặng đi thì may có Xuân đỡ khỏi ngã. Nó chật vật mãi
cũng không làm sao cho ông đứng hẳn lên được. Dưới cái khăn trắng to tướng, cái
áo thụng trắng loè xoè, ông Phán cứ oặt người đi, khóc mãi không thôi.
— Hứt !... Hứt !... Hứt !...
Xuân Tóc Đỏ muốn bỏ quách ra thì chợt thấy ông Phán dúi vào tay nó một cái
giấy bạc năm đồng gấp tư... Nó nắm tay cho khỏi có người nom thấy, rồi đi tìm sư
cụ Tăng Phú lạc trong đám ba trăm người đương buồn rầu và đau đớn về những
điều sơ suất của khổ chủ.
(Tuyển tập Va Trọng Phụng, tap I,
NXB Văn học, Hà Nội, 1987)
(1) Mỏ vàng hay mo chi (tiếng long) : mở vàng ý nói giàu có, lắm của chìm của nổi ; mở chi ý nói
tài sản không có gì. Trong xã hội kim tiên, không ít kẻ xem việc hôn nhân chi là một cơ
hội moi của cải nhà vợ để sớm được giàu có. Đó là những gã "đào mo" mà nhân vật ông
Phán mọc sừng là hình ảnh tiêu biểu. Ở đây, tác giả giễu tâm lí "đào mỏ" của đám thanh niên
thượng lưu.

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

Hãy tóm tắt nội dung từng phan đã được đánh số.
Mâu thuẫn trào phúng cơ bản được thể hiện qua đoạn trích là gì ? Mâu thuẫn ấy
được thể hiện qua nhan đề đoạn trích như thế nào ? Hãy chỉ ra "hạnh phúc"
riêng của mỗi nhân vật trong "hạnh phúc” chung của tang gia và ý nghĩa trào
phúng toát ra từ đấy.
Hãy phân tích cách Vũ Trọng Phụng miêu tả đám tang trong hai phần cuối.
(Lưu ý : Sự kết hợp giữa miêu tả toàn cảnh và cận cảnh đám tang cùng hiệu quả
do thủ pháp này tạo ra). Riêng chi tiết "đám cứ di..." lặp lại trong phần 4 có tác
dụng gi đặc biệt về mặt nghệ thuật ?
Lời văn của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia đậm
chất trào phúng. Hãy tìm và phân tích một số dẫn chứng tiêu biểu trong cách
dùng từ, cách so sánh, cách dat câu, dung đoạn, cách tạo giọng văn,... để làm rõ
điều đó.
. Qua đoạn trích này Vũ Trọng Phụng đã tập trung phê phán điều gì ở xã hội tu
sản thành thị hồi bấy giờ ?

BÀI TẬP NÂNG CAO

Tìm hiểu cách đặt tên nhân vật, tên sự vật của Vũ Trọng Phụng trong Số đổ qua
đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia.

TRI THỨC ĐỌC - HIỂU

Văn học hiện thực

Văn học hiện thực chủ trương phản ánh bản chất và quy luật khách quan của đời sống xã hội.
Nhà văn hiện thực xây dựng hình tượng theo nguyên tắc khách quan, cụ thể, không tô vẽ,
không né tránh các hiện tượng xấu xa, đen tối, thậm chí còn lấy việc bóc trần các thứ mặt nạ giả
dối làm nhiệm vụ nghệ thuật chủ yếu của mình, như chủ nghĩa hiện thực phê phán ở phương Tây
thế kỉ XIX.
Yêu cầu cao nhất của văn học hiện thực, theo quan niệm truyền thống, là sáng tạo ra những
tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Tính cách điển hình là những tính cách có cá tính
sắc nét, khó quên, nhưng có sức khái quát lớn, tiêu biểu cho một hạng người hay một khuynh
hướng tư tưởng lớn trong đời sống. Hoàn cảnh điển hình là hoàn cảnh tiêu biểu cho một xã hội, có
tác dụng giải thích sự hình thành tính cách và số phận của nhân vật.
166
Khi tai hiện đời sống, nha van hiện thực không gan ghép tư tưởng chủ quan cho đời sống, không
biến nhân vật thành cái loa cho tư tưởng của mình, mà biến các hiện tượng và quá trình hiện thực
thành phương tiện biểu hiện tư tưởng của mình. Tất nhiên, nhà văn hiện thực không chấp nhận lối
ghi chép bằng phẳng, nhạt nhẽo, họ cũng có khi khoa trương, cường điệu, thậm chí dùng yếu tố
huyền thoại để làm cho bản chất đời sống được nổi bật lên.
Các tác phẩm văn học như Số đồ của Vũ Trọng Phụng, Lão Hạc, Chí Phèo của Nam Cao,
Tắt đèn của Ngô Tất Tố,... là những tác phẩm hiện thực xuất sắc ở nước ta giai đoạn 1930 - 1945,
rất gần với chủ nghĩa hiện thực phê phán nói trên.

Biếm hoa và giéu nhại

Biếm hoạ là lối vẽ châm biếm ; ở đó, bằng các biện pháp phóng đại, cường điệu một vài nét
nổi bật nào đó, đối tượng được vẽ thành méo mó, dị dạng để tạo hiệu quả châm biếm. Trong văn
xuôi nghệ thuật, người ta cũng có thể dựng chân dung nhân vật theo lối biếm hoạ này. Hoàng đế
An Nam trong "Vi hành" của Nguyễn Ái Quốc, Huyện Hinh trong Đồng hào có ma của Nguyễn
Công Hoan chẳng hạn, là những bức biếm hoạ như thế.
Giễu nhai là biện pháp bắt chước từ ngữ, phong cách, giọng điệu, ý tưởng,... của ai đó làm cho
nó trở nên lố bịch, hài hước để châm biếm. 

Tin tức mới


Đánh giá

Hạnh phúc của một tang gia ( Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng) | Ngữ Văn Nâng Cao tập 1 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn Nâng Cao tập 1

  1. Đời thừa( Nam Cao)
  2. Nam Cao
  3. Luyện tập về phong cách ngôn ngữ báo chí
  4. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ( Trích Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng)
  5. Luyện tập về tách câu
  6. Phỏng vấn trả lời phỏng vấn
  7. Tình yêu và thù hận ( Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét - Sếch-xpia)
  8. Đọc kịch bản văn học
  9. Ôn tập về làm văn
  10. Ôn tập về văn học ( Học kì 1)
  11. Bài viết số 4 ( Kiểm tra tổng hợp cuối Học kì 1)
  12. Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
  13. Bản tin
  14. Luyện tập về từ Hán Việt
  15. Luyện tập viết bản tin
  16. Trả bài viết só 4
  17. Vào phủ chúa Trịnh ( Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)
  18. Đọc thêm: Cha tôi ( Trích Đặng Dịch Trai ngôn hành lục - Đặng Huy Trứ)
  19. Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
  20. Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội
  21. Lẽ ghét thương ( Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
  22. Chạy giặc ( Nguyễn Đình Chiểu)
  23. Luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
  24. Bài viết số 1 ( Nghị luận xã hội)
  25. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ( Nguyễn Đình Chiểu)
  26. Nguyễn Đình Chiểu
  27. Luyện tập về hiện tượng tách từ
  28. Tự tình ( bài II - Hồ Xuân Hương)
  29. Bài ca ngắn đi trên bãi cát ( Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát)
  30. Trả bài viết số 1
  31. Bài viết số 2 ( Nghị luận xã hội - Bài làm ở nhà)
  32. Câu cá mùa thu ( Thu điếu - Nguyễn Khuyến)
  33. Tiến sĩ giấy ( Nguyễn Khuyến)
  34. Đọc thêm: Khóc Dương Khuê ( Nguyễn Khuyến)
  35. Luyện tập về trường từ vựng và từ trái nghĩa
  36. Nguyễn Khuyến
  37. Thương vợ ( Trần Tế Xương)
  38. Đọc thêm: Vịnh khoa thi Hương ( Trần Tế Xương)
  39. Thao tác lập luận phân tích
  40. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về xã hội)
  41. Bài ca ngất ngưởng ( Nguyễn Công Trứ)
  42. Đọc thêm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn ( Hương Sơn phong cảnh ca - Chu Mạnh Trinh)
  43. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về tác phẩm thơ)
  44. Trả bài viết số 2
  45. Chiếu cầu hiền ( Cầu hiền chiếu - Ngô Thì Nhậm)
  46. Xin lập khoa luật ( Trích Tế cấp bát điều - Nguyễn Trường Tộ)
  47. Đổng mẫu ( Trích Sơn Hậu)
  48. Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
  49. Ngữ cảnh
  50. Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945
  51. Bài viết số 3 ( Nghị luận văn học)
  52. Hai đứa trẻ ( Thạch Lam)
  53. Cha con nghĩa nặng ( Trích - Hồ Biểu Chánh)
  54. Ngữ cảnh ( Tiếp theo)
  55. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về tác phẩm văn xuôi)
  56. Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân)
  57. Đọc thêm: Vi hành ( Nguyễn Ái Quốc)
  58. Thao tác lập luận so sánh
  59. Luyện tập thao tác lập luận so sánh
  60. Hạnh phúc của một tang gia ( Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
  61. Đọc thêm: Nghệ thuật băm thịt gà ( Trích Việc làng - Ngô Tất Tố)
  62. Phong cách ngôn ngữ báo chí
  63. Trà bài viết số 3
  64. Chí Phèo ( Nam Cao)
  65. Đọc thêm: Tinh thần thể dục ( Nguyễn Công Hoan)
  66. Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn
  67. Luyện tập kết hợp các thao tác lập luận

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.