Nội Dung Chính
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Nắm được các nội dung chính của thao tác lập luận
so sánh.
Biết so sánh khi viết đoạn văn hoặc bài văn nghị luận.
1. Khái niệm và tác dụng của lập luận so sánh
Trong cuộc sống rất nhiều sự vật, hiện tượng cùng có những điểm chung và
liên quan mật thiết với nhau. Nhưng mỗi sự vật, hiện tượng ấy đồng thời lại mang
nét đặc sắc riêng ma chỉ mình nó mới có, để không lẫn với sự vật và hiện tượng
khác. Muốn nhận biết được đặc điểm và giá trị một sự vật, người ta thường phải so
sánh. Như thế, so sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự
vật, hoặc là các mặt trong cùng một sự vật. So sánh để chỉ ra những nét giống nhau
gọi là so sánh tương đồng. So sánh để chỉ ra sự khác biệt, đối chọi nhau gọi là so
sánh tương phan. Nhưng nhìn chung, so sánh là để thấy sự giống, khác nhau, từ đó
mà thấy rõ đặc điểm và giá trị của mỗi sự vật, hiện tượng.
Bằng so sánh có thể đưa ra được những nhận xét, đánh giá chính xác.
Người ta biết bóng tối vì có ánh sáng, gọi người này thấp vì so với người cao,
nhận xét người này thanh vì bên cạnh có người tục, gọi đây là nước dục vì so
với nước trong,...
Trong văn học tuy cùng viết bằng một thể loại, cùng chung một dé tài, vào
cùng một thời diém,... nhưng mỗi tác phẩm nghệ thuật đích thực đều phải là một
sáng tạo độc đáo. So sánh sẽ làm nổi bật lên vẻ đẹp riêng biệt, độc đáo ấy của mỗi
tác phẩm. Trên cơ sở đó mới nhận xét, đánh giá được những đóng góp và phong
cách riêng của mỗi nhà văn, môi hiện tượng văn học.
2. Yêu cầu của thao tác lập luận so sánh
So sánh trong bài văn nghị luận là hết sức cần thiết. Nhưng cần lưu ý so sánh
là để làm nổi bật vấn đề, tránh tình trạng so sánh một cách khập khiéng dẫn đến
việc khẳng định hoặc phủ định thiếu sức thuyết phục. Vì thế, so sánh phải dựa trên
cùng một tiêu chí, chung một bình diện. Người ta có thể so sánh trên rất nhiều cấp
độ : nhỏ nhất là giữa các chi tiết, từ ngữ, hình ảnh ; lớn hơn là các nhân vat,
sự kiện, tác phẩm, tác giả và phong cách ; lớn hơn nữa là giai đoạn văn học này
với plai doan văn học khác, dân tộc nay với dân tộc kia, thời đại này với thời dai
khac,... So sánh thường đi đôi với nhận xét, đánh giá thì sự so sánh đó mới trở nên
sâu sắc. Ngược lại, nhận xét, đánh giá phải dựa trên sự so sánh thì mới có cơ sở, có
sức thuyết phục. Chẳng hạn đoạn trích sau đây :
"Loài người ưu việt hon tất cả các loài động vật khác căn bản là ở chỗ biết tư
duy. Khoa học và nghệ thuật là các kết quả quan trọng nhất trong hoạt động tư duy
của con người. [...]
Cùng là sản phẩm của tư duy, cả khoa học và nghệ thuật đều nhằm tới mục
tiêu cao quý là mang lại hạnh phúc cho mọi người với day đủ tiện nghĩ vật chất
và yên vui tinh thân. Đó là điều giống nhau quan trọng nhất giữa khoa hoc và
nghệ thuật. [...]
Mặc dầu có nhiều điểm tương đồng như vậy, nhưng giữa khoa học và nghệ
thuật cũng có những điểm khác biệt đáng kể.
Khoa học với mục tiêu cơ bản là nghiên cứu bản chất và quy luật các hiện
tượng của tự nhiên, xã hội và con người, đòi hỏi phải có dữ liệu chính xác và các
phương pháp suy luận chặt chẽ dựa trên các lí thuyết lô gích. Nếu những doi hỏi
nghiêm khắc này mà được áp dụng cho nghệ thuật thì nó sẽ chết yéu. Trái lại với
mục đích cơ bản của mình là dùng các hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm để
phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm, nghệ thuật cần một chút mơ
hồ, một chút không chặt chẽ để tạo ra những dáng vẻ lung linh, huyền diệu. Đó là
điều khác biệt dễ nhận ra nhất giữa khoa học và nghệ thuật”.
(Theo Chu Hảo, trong sách Một góc nhìn của trí thức,
NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chi Minh)
Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng cách lập luận so sánh. Để làm nổi bật
sự giống và khác nhau của khoa học và nghệ thuật, người viết đã dựa trên cùng
một tiêu chí, đó là cả khoa học và nghệ thuật đều là sản phẩm của tư duy, có một
mục tiêu chung và mỗi ngành lại có một mục tiêu riêng. Trong khi so sánh, tác giả
cũng đã rút ra những nhận xét, đánh gid, chang hạn "Đó là điều giống nhau quan
trọng nhất giữa khoa học và nghệ thuật", hoặc "Đó là điều khác biệt dễ nhận ra
nhất giữa khoa hoc và nghệ thuật”.
LUYỆN TẬP
1. Hãy đọc đoạn trích sau và chỉ ra cách so sánh cùng với những nhận xét,
đánh giá cụ thể của tác giả.
"Bài ca của Nguyễn Đình Chiểu làm chúng ta nhớ tới bài Đại cáo bình Ngô
của Nguyễn Trãi. Hai bài văn : hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưng một dân tộc.
Bài cáo của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi chiến công oanh liệt chưa
từng thấy, biểu dương chiến thang làm rang rỡ nước nhà. Bai Văn fế nghĩa sĩ Cần
Giuộc là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang : Sống
đánh giặc, thác cũng đánh giặc... muôn kiến? nguyện được trả thù kia...".
(Phạm Văn Đồng, Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng
trong văn nghệ của dân tộc, Tạp chí Văn học, tháng 7 - 1963)
2. Khi phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người nghĩa si Cần Giuộc
trong bài văn tế của Nguyễn Đình Chiểu, có thể so sánh với hình tượng người
lính trong những tác phẩm văn học nào ? Điểm tương đồng giữa các hình tượng
ấy là gì ?
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn