KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Cam nhận được thái độ cham biém hang người mang
danh khoa bang mà không có thực chất cùng thoáng tự
trào của tác gid.
Thấy được cách sử dụng ngôn ngữ đây biến hoá cùng
những sắc thái giọng điệu phong phú trong bài.
TIỂU DẪN
Vào cuối thé ki XIX, xã hội nước ta dan trở thành xã hội thuộc địa nửa
phong kiến với nhiều thay đổi lớn, trong đó có sự thay đổi về chế độ khoa
cử tuyển chọn nhân tài. Nho học suy vi, các rường mối xã hội trở nên rệu
rã, tệ mua quan bán tước phổ biến, làm xuất hiện nhiều kẻ chỉ có hư danh
mà không có thực học. Vả chăng, cả những người có tài năng thực sự và
đỗ đạt cao (như Nguyễn Khuyến) cũng không thể đóng vai trò như trước
trong "quốc gia đại sự". Bài thơ được viết ra trên cơ sở một trải nghiệm
thấm thía về cái nhố nhăng của thời cuộc cùng sự bất lực của con người
nhà nho trước những đòi hỏi mới của đất nước. Bài thơ, vì thế, vừa thể hiện
thái độ châm biếm lại vừa có chút tự trào.
Tiến sĩ giấy - hình nộm ông tiến sĩ làm bằng giấy có đủ cờ, biển, cân, đai,
long xanh, ghế tréo - một trong những đồ chơi quen thuộc của trẻ em xưa,
thường được bán vào dịp tết Trung thu. Làm loại đồ chơi này, người ta có ý
khơi dậy ở trẻ em lòng ham học và ý thức phấn đấu theo con đường khoa cử.
Cũng cờ cũng bién cũng cán đai ,
Manh giấy làm nên thân giáp bảng
Nét son điểm rổ mặt văn khói.
Tấm thân xiém áo sao mà nhẹ,
Cái giá khoa danh ấy mới hời.
Ghế tréo long xanh ngồi banh chọe,
Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi !
(Thơ văn Nguyễn Khuyến, Sdd)
(1) Biển : tấm gỗ sơn son thếp vàng có khắc bốn chữ "ân tứ vinh quy". Cdn dai : cân là cái khan,
dai là cái vòng đeo ngang lưng ở ngoài áo chau. Co, biển, cán, dai là những thứ vua ban cho
người đỗ tiến sĩ để "vinh quy bái tổ" (vẻ vang trở về lễ bái tổ tiên).
(2) Nghèẻ : tiến si (theo cách gọi dân gian).
(3) Giáp bang : bang công bố kết quả thi cử ngày xưa có chia ra hai loại giáp bang và dt bang. Giáp
bang cao hon dt bang.
(4) Văn khôi : người đứng đầu làng văn (khôi : trội nhất).
(5) Xiêm : áo che nửa thân trước trong y phục của người quyền quý thời xưa.
(6) Khoa danh : danh vọng có được do đỗ đạt trong thi cử.
(7) Ghế tréo : loại ghế có tựa thường dành cho người được kính trọng hoặc có danh phận.
(8) Long xanh : thứ đỗ dùng che đầu, có tán hình tròn, có diém bằng vải màu xanh, thường được
dùng trong các lễ rước long trọng.
(9) Banh chọe : chi dang vẻ oai vệ cùng lối ăn mặc đầy tính trưng điện.
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
1. Xác định các đối tượng miêu tả và châm biếm trong bài.
2. Nêu dụng ý châm biếm của nhà thơ thể hiện qua cách sử dụng điệp từ ở hai câu
1 — 2 và cách đối lập mảnh giấy với than giáp bảng, nét son với mặt văn khôi ở
hai câu 3 — 4.
3. Sự xuất hiện của câu thơ kết vừa đột ngột lại vừa tự nhiên. Hãy làm sáng tỏ
điều này.
4. Tại sao có thể nói bài thơ còn toát ra ý tự trào ?
5. Bài thơ gợi cho anh (chị) suy nghĩ gi về tương quan giữa cái danh va cái thực,
về tư thế, thái độ cần có của người có học trong cuộc đời ?
BAI TẬP NÂNG CAO
Tìm thêm trong thơ Nguyễn Khuyến những bài có cùng chủ đề với bài thơ trên.
Rút ra nhận xét về cái nhìn của nhà thơ đối với thời cuộc, đối với nền Nho hoc
buổi suy vi và đối với bản thân con người nhà nho.
TRI THỨC ĐỌC - HIỂU
Tâm sự của Nguyễn Khuyến
Nguyễn Khuyến là một trường hợp tiêu biểu cho người nho sĩ thành công trên con đường học
vấn và hoạn lộ trong môi trường đào tạo của chế độ phong kiến. Nhưng khi ông đạt tới đỉnh cao
danh vọng cũng là khi Việt Nam bước vào một giai đoạn lịch sử đầy bi thương. Chế độ phong kiến
đã trở thành một gánh nặng của lịch sử, không đủ khả năng đưa dân tộc, đất nước thoát khỏi hoạ
ngoại xâm và nô dịch. Hệ tư tưởng mà nhà thơ từng tôn thờ đã trở nên lỗi thời. Loại hình trí thức đại
diện cho hệ tư tưởng ấy gần như bó tay trước những đòi hỏi của thời cuộc. Nguyễn Khuyến ý thức
được sâu sắc tất cả những điều đó. Ông luôn cảm thấy băn khoăn, bứt rứt vì mình không làm được
gì hơn cho đất nước, không có đủ dũng khí xả thân nơi "mũi tên hòn đạn" như nhiều chí sĩ Cần
vương khác. Nguyễn Khuyến luôn thấy mình cô độc và sợ mọi người không hiểu cho mình, coi
thường mình. Điều duy nhất ông có thé làm là tỏ thái độ bất hợp tác với kẻ thù dân tộc, lui về qué ở
ẩn nhằm giữ gìn tiết tháo, nhân cách va cũng là để quên đi những dan vặt đớn đau. Nhưng muốn
quên mà không quên được. Hơn thế, tại chốn ẩn dật, ông cứ phải hằng ngày đối diện với muôn sự
phức tạp của cuộc đời. Không phải là điều khó hiểu khi ta thấy tâm sự buồn va day dứt luôn chi phối
sáng tác của Nguyễn Khuyến, dù ông có viết về dé tài gi đi nữa.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn