KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Hiểu được tu tưởng ghét hôn quân, bao chúa, thương
người hién tài của tác giả qua lời ông Quán trong
đoạn trích.
Thấy được nghệ thuật truyền cam bằng cách dùng điệp
ngữ, thành ngữ, tiểu đối, từ láy trong đoạn trích.
TIỂU DẪN
Truyện Lục Vân Tiên là tác phẩm lớn của văn học Việt Nam, được nhân
dân, đặc biệt là nhân dân Nam Bộ yêu chuộng. Nguyễn Đình Chiểu sáng tác
Truyện Lục Vân Tiên vào khoảng sau năm 1850, khi ông mở trường dạy học.
Tác phẩm được sáng tác trên cơ sở các mô típ của văn học dân gian và truyện
trung đại kết hợp với một số tình tiết có thật trong cuộc đời tác giả. Truyện
được lưu truyền sâu rộng và có nhiều dị bản.
Truyện kể về Lục Vân Tiên, một chàng trai văn võ song toàn, trên đường
đi thi đã đánh tan bọn cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga. Nguyệt Nga nguyện lấy
chàng để trả nghĩa. Cũng trên đường đi thi được tin mẹ chết, chàng phải về
chịu tang và thương khóc mẹ đến mù hai mắt. Chàng bị Trịnh Hâm ghen tài,
lừa đẩy xuống sông rồi bị cha con Võ Thể Loan trở mặt : trước kia hứa gả con
gái cho, sau thấy Lục Vân Tiên bị mù thì bội ước, bỏ chàng trong hang núi.
Nhưng chàng được người tốt và thần cứu, cuối cùng mắt chàng sáng ra, thi đỗ
Trạng nguyên, được cử đi đánh giặc Ô Qua, cứu nước.
Nguyệt Nga chung thuỷ với Vân Tiên nhưng bị Thái sư bắt đi cống cho
giặc. Nàng không chịu, nhảy xuống sông tự tử, nhưng được cứu sống. Sau đó,
nàng bị cha con Bùi Kiệm ép duyên, phải bỏ trốn. Cuối cùng, Vân Tiên thẳng
trận trở về gặp lại Nguyệt Nga, cùng nàng kết duyên vợ chồng.
Đoạn trích Lẽ ghét thương (từ câu 473 đến 504) nói về cuộc trò chuyện
giữa nhân vật ông Quán và mấy nho sĩ trẻ tuổi. Đó là lúc Vân Tiên cùng bạn
Vương Tử Trực di thi, vào quán trọ gặp Trinh Ham và Bùi Kiệm cũng là sĩ tử.
(*) Về cuộc đời và sự nghiệp van hoc của Nguyễn Đình Chiểu, xem bài Nguyễn Dinh Chiểu ở trang 35.
Trinh Ham dé nghị bốn người làm thơ, so tai cao thấp. Trinh Ham, Bui Kiệm
thua tài lại nghi Lục Vân Tiên và Vương Tử Trực gian lận. Ông Quán nhân đó mới bàn về lẽ ghét thương ở dai.
1. Quán rằng : "Kinh sử đã từng,
Coi rồi lại khiến lòng hằng xót xa.
Hoi thời ta phải nói ra,
Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”.
5. Tiên rằng : "Trong duc chưa tường,
Chẳng hay thương ghét, ghét thương lẽ nào ?”.
Quán rằng : "Ghét việc tâm phao™,
Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm.
Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm”,
10. Để dan đến nổi sa ham sẩy hang.
Ghét đời U, Lệ“) đa đoan),
Khiến dân luống chịu lâm than muôn phần.
Ghét đời Ngũ bá” phân van,
Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhan.
15. Ghét đời thúc qus® phan bang”,
Sớm đâu tối đánh lằng nhằng rồi dân.
Ở phần Văn hoc, để tiện theo dõi, người biên soạn thường đánh số thứ tự dòng thơ hoặc chia
đoạn văn bản.
(1) Kinh sử: sách kinh và sách sử của nho gia.
(2) Việc tẩm phào : việc vớ vấn. Trong bài có nghĩa là việc xằng bay có hại cho dân.
(3) Kiệt, Trụ mé dâm : vua Kiệt cuối đời nhà Hạ, vua Trụ cuối đời nhà Thương. Hai vua tàn ác, hoang
dam, bị nhân dân oán ghét mà mất ngôi.
(4) U, Lệ : U Vương và Lệ Vương đời nhà Chu làm nhiều việc bạo ngược.
(5) Đa đoan : lắm chuyện lôi thôi.
(6) Ngữ bá : năm vua chư hầu thời Xuân thu đời nhà Chu. Các vua này ÿ thế nước lớn, muốn
xưng bá nên kéo bè kéo cánh, xúi nước này đánh nước kia, khống chế, lấn át nhà Chu, gây
chiến tranh hại dân.
(7) Phân ván : ở đây ý nói lộn x6n, rối loạn (khác với từ "phân vân” trong tiếng Việt hiện đại).
(8) Thúc quý : đời suy loạn cuối nhà Đường, chiến tranh liên miên, nhân dân rất khổ.
(9) Phan băng : chia lia đổ nát.
(10) Đầu : đầu hàng.
(11) Lang nhằng : ý nói tình thế rối bời, kéo dài ; gỡ không ra.
Thương là thương đức thánh nhé,
Khi nơi Tống, Vệ lúc Tran, lúc Khuông ”).
Thương thầy Nhan Tử dở dang,
20. Ba mươi mốt tuổi, tách đàng công danh.
Thương ông Gia Cát tài lành,
Gặp cơn Hán mat”? đã đành phui pha.
Thuong thầy Đổng Ti” cao xa,
Chi thời có chí, ngôi mà không ngôi.
25. Thương người Nguyên Lượng) nghi nghi,
Lé bề giúp nước lai lui về cày.
Thương ông Hàn Di” chẳng may,
Sớm dang lời biểu, tối day di xa.
Thương thầy Liêm, Lạc? đã ra,
(1). (2) Đức thánh nhân : chỉ Không Từ, người nước Lỗ, sống ở thời Xuân thu, từng đi các nước
Tống. Vệ. Trần,... tim cách thực hiện đạo của mình mà không được. Khudng là tên ấp, nơi ông
đã từng bị vây hãm.
(3) Nhan Tử : Nhan Hồi, tên tự là Tử Uyên, học trò đức hạnh nhất của Khổng Tử. mất khi mới ba
mươi mốt tuổi.
(4) Gia Cát : Gia Cát Lượng, tên tu là Khổng Minh, người nổi tiếng mưu lược. Ong một lòng
giúp Lưu Bị khôi phục cơ nghiệp nhà Hán, nhưng đến khi chết (năm mươi tư tuổi), sự nghiệp
vẫn chưa hoàn thành.
(5) Hán mạt : thời nhà Hán suy vi, tức vào khoảng thời Tam quốc phân tranh. Cơn Hán mạt còn có
nghĩa là lúc van nhà Hán đã hết.
(6) Phui pha : uống phí.
(7) Đống Tử : Đồng Trọng Thu, nhà nho nổi tiếng thời Hán, tài cao học rộng. được tôn làm "Đại
sư" một thời. Ông từng làm Giang Đô tướng thời Hán Vũ Đế, đề xuất nhiều kế sách cho nhà
vua, nhưng bị bắt giam, suýt bị giết hai, sau được xá tội. Ong lại làm Tể tướng cho vua Liêu
Tây, sau sợ tai hoa, cáo bệnh về nha, vì thế mà nói "ngôi mà không ngôi".
(8) Nguyên Lượng : tên tự của Đào Tiềm (còn có tên là Uyên Minh). Ông là nhà văn thời Tấn, tính
thanh cao, học rộng, thơ văn lỗi lạc. Dang làm quan, vì không chịu quy luy quan trên, ông bỏ về
nha, tu làm ruộng để sống.
(9) Hàn Dũ : nhà văn nổi tiếng thời Đường, vì dâng biểu khuyên vua Đường đừng tin đạo Phật mà
bị giáng chức và đày đi xa.
(10) Liêm, Lạc : Liêm, tức "Liêm Khê tiên sinh” (người dựng nhà học “Liêm Khê thư đường”), tên
là Chu Đôn Di. Lac, chỉ hai anh em Trình Hao, Trình Di, quê ở Lac Dương. Cả ba đều là triết
gia nổi tiếng thời Tống, có ra làm quan, nhưng do quan điểm bảo thủ, không được vua và phái
"Tan dang" tin dùng, nên lại trở về dạy học.
30. Bị lời xua đuổi về nhà giáo dan.
Xem qua kinh sử mấy lần,
Nua phan lại ghét, nữa phan lại thương”.
(Theo Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, NXB Văn học, Hà Nội, 1971)
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
1. Câu nói của nhân vật ông Quán "Vi chưng hay ghét cũng là hay thương” cho
thấy giữa thương và ghét có mối liên quan với nhau như thế nào ?
2. Lời ông Quán nói về kinh sử cho thấy ông ghét loại người nào, vì lí do gì ? Qua
đó, có thể hiểu thực chất tư tưởng của ông Quán là gì ?
3. Ông Quán thương những ai, những người ấy có đặc điểm chung nào ? Điều đó
cho thấy ông quan tâm đến những lớp người nào trong xã hội ?
4. Những chuyện sử sách Trung Quốc mà ông Quán nói đến cho thấy nhà thơ suy
nghĩ gi khi viết Truyện Luc Van Tiên ?
5, Chỉ ra các phương tiện ngôn ngữ trong lời của ông Quán như : điệp ngữ, thành
ngữ, tiểu đối, từ láy. Phân tích tác dụng của chúng trong việc tạo nên giọng
điệu truyền cảm của ông Quán trong đoạn trích.
BÀI TẬP NÂNG CAO
Khái quát tư tưởng nhà thơ được thể hiện trong đoạn trích Lé ghét thương.
TRI THỨC ĐỌC - HIỂU
Giọng điệu trong tác phẩm văn học
Sắc thái cảm xúc của lời văn được tạo nên bởi các phương tiện ngôn ngữ như từ xưng gọi (nàng,
chàng, ta, tớ, hắn, thi, anh, chị,...), danh từ, tính từ, động từ, thành ngữ, biện pháp tu từ,... cùng biểu
hiện một thái độ, tình cảm chủ đạo như yêu, ghét, mia mai, chế nhạo,... Chẳng hạn, giọng điệu cảm
thương, giọng điệu trào phúng, giọng điệu khinh bạc, giọng điệu ngợi ca,...
(1) Giáo dân : dạy dân.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn