Nội Dung Chính
KẾT QUÁ CẦN ĐẠT
- Hiểu được một số đặc điểm chung của tiểu thuyết và truyện ngắn.
- Biết cách đọc tác phẩm thuộc các thể loại này.
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN
Tiểu thuyết và truyện ngắn là hai thể loại tiêu biểu nhất của loại truyện, tuy rất
khác nhau nhưng vẫn có những đặc điểm chung. Vì vậy, học cách đọc tác phẩm
thuộc hai thể loại này cũng giúp cho việc đọc các tác phẩm thuộc thể loại truyện
khác. Loại truyện (tự sự) rất đa dạng, bao gồm các truyện thần thoại, sử thi, truyền
thuyết, ngụ ngôn, cổ tích, truyền kì, truyện Nôm.... Đặc điểm chung của truyện là có
cốt truyện, nhân vật, lời kể của người kể chuyện... Cần bám sát các yếu tố ấy để nắm
bắt thông tin của tác phẩm.
1. Hình tượng nhân vật
Nhân vật là yếu tố quan trọng hàng đầu của các thể loại này. Một tác phẩm
thường có nhiều nhân vật, trong đó phải có nhân vật chính sống động, sắc nét,
có ý nghĩa sâu xa.
Nhân vật thường biểu hiện qua các phương diện sau, tuỳ theo đặc điểm
của tác phẩm cụ thể :
a) Ngoại hình, nội tâm, hành động, biến cố, ngôn ngữ của nhân vật. Ngoại
hình của nhân vật thường được giới thiệu trong tác phẩm (như các đoạn miêu tả
chân dung của Chí Phèo, thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao). Hành
động là những việc làm của nhân vật, bộc lộ tính cách hay đánh dấu sự thay đổi tính
cách nhân vật. Chẳng hạn, đối với Chí Phèo, đó là các hành động chửi, say, ăn vạ, đến với thị Nở, đòi lương thiện, giết bá Kiến và tự sát. Nội tâm nhân vật thường có
nét riêng cho thấy những bí ẩn của tâm hồn, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật. Đặc
biệt là những đổi thay trong ý thức, thái độ sống và tâm lí của nhân vật qua các giai
đoạn. Ngôn ngữ nhân vật thường có cách nói riêng, bởi đó là sự bộc lộ trực tiếp của
tâm hồn, tính cách (chẳng hạn : cách nói, tiếng chửi của Chí Phèo,...).
b) Mối quan hệ của các nhân vật và giữa nhân vật với hoàn cảnh xung quanh.
Các quan hệ này bộc lộ địa vị, tính cách và số phận của nhân vật. Chẳng hạn, quan
hệ giữa Chí Phèo với bá Kiến, thị Nở, với hoàn cảnh xã hội của làng Vũ Đại.
c) Ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm. Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi
gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời. Chẳng hạn, Chí Phèo
là hiện thân cho kiếp người lương thiện bị chà đạp. bị làm biến dạng, nhưng luôn
khát khao trở lại làm người. Số phận của hắn là lời tố cáo đối với xã hội áp bức, vô
nhân tính, đồng thời thể hiện lòng đồng cảm của nhà văn đối với các nạn nhân của xã hội đó.
2. Cốt truyện, chỉ tiết
Cốt truyện là hệ thống sự kiện (biến cố) xảy ra trong đời sống của nhân vật,
có tác dụng bộc lộ tính cách, số phận nhân vật. Ví dụ cốt truyện của Hai đứa
írể (Thạch Lam), Chữ người tử tà (Nguyễn Tuân), cốt truyện của đoạn trích
Hạnh phúc của một tang gia (Số đỏ —- Vũ Trọng Phụng). Chỉ tiết là những biểu
hiện cụ thể, lắm khi nhỏ nhặt, nhưng lại cho thấy tính cách nhân vật và diễn
biến quan hệ của chúng, đồng thời cũng thể hiện sự quan sát và nghệ thuật kể
chuyện của tác giả. Do đó, chỉ tiết rất quan trọng đối với nhân vật, vừa tạo ra
sức hấp dẫn, thú vị vừa bộc lộ ý nghĩa của chúng. Chẳng hạn, chỉ tiết hai chị
em Liên thức đợi chuyến tàu đêm, cảnh người tử tù cho chữ, các chỉ tiết về thái
độ khúm núm, ngưỡng mộ của ngục quan, các chỉ tiết về đám tang cụ tổ đều có
ý nghĩa rất sâu sắc.
3. Sự miêu tả hoàn cảnh
Hoàn cảnh là toàn bộ các quan hệ xã hội, điều kiện sống tạo thành nền tảng
khách quan của đời sống nhân vật.
Sự miêu tả hoàn cảnh có tác dụng biểu hiện địa vị, tâm tình nhân vật và gây
không khí hứng thú cho người đọc. Ví dụ, cảnh chiều hôm nơi phố huyện (Hai
đứa tr), cảnh nghiêm ngặt nơi giam người tử tù (Chữ người tử tì), cảnh đám ma
(đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia), cảnh đói kém, thiếu việc làm (LZo Hạc —
Nam Cao)...
4. Kết cấu
Kết cấu là cách tổ chức tác phẩm. Kết cấu tiểu thuyết và truyện ngắn rất khác nhau.
Tiểu thuyết là thể loại tự sự cỡ lớn (Tam quốc diễn nghĩa, Truyện Kiêu,
Số đỏ....) có nhiều nhân vật, nhiều tuyến cốt truyện, cho nên cần kết cấu sao cho
tính cách, số phận và quan hệ của các nhân vật được thể hiện trong quá trình và
bối cảnh rộng lớn. Truyện ngắn là thể loại tự sự cỡ nhỏ, nhân vật ít, sự việc ít, lại
cần có cách kết cấu khác, sao cho phù hợp với dung lượng. Tuy vậy, kết cấu của
chúng vẫn có những điểm chung cần lưu ý. Một là phần mở đầu và phần kết thúc
phải có sự phối hợp để tạo ra ý nghĩa của tác phẩm. Hai là sự lựa chọn và sắp xếp
các chỉ tiết đời sống có tác dụng làm nổi bật ý nghĩa của tác phẩm. Ba là sự sắp
xếp thứ tự các chương, đoạn có hiệu quả tạo sự đợi chờ, gây hứng thú cho người
đọc. Chẳng hạn, truyện Lão Hạc và Chí Phèo của Nam Cao nếu mở đầu bằng
cái chết của nhân vật, chắc không gây bất ngờ cho người đọc như truyện vốn có.
Nhưng nếu truyện bắt đầu bằng cái chết của nhân vật thì tiếp theo phải cho thấy diễn
biến và nguyên nhân dẫn đến cái chết đó.
5. Lời kể
Ngoài ngôn ngữ nhân vật như đã nói trên, lời kể trong tiểu thuyết và truyện
ngắn có vị trí rất quan trọng. Thứ nhất, cách dùng từ ngữ trong xưng hô, miêu tả thể
hiện điểm nhìn của người kể trong việc hướng dẫn người đọc cảm thụ tác phẩm. Lời
kể cho biết ai kể, kể theo điểm nhìn của ai. Ví dụ cách gọi hán, thị ; cách kể lại
tiếng chửi của Chí Phèo, lời kể không cho ta biết Chí Phèo chửi cụ thể bằng những
lời lẽ nào (điều này thô tục, không cần thiết), mà chỉ cho ta thấy nội dung tiếng chửi
và tâm trạng phẫn uất, bất lực của nhân vật, đánh dấu khát vọng mơ hồ của nhân vật
muốn đổi thay số phận của mình. Thứ hai, ngôn ngữ trong truyện thường có tính
mới mẻ, sáng tạo, có cá tính của tác giả. Lời kể trong tuyện Chí Phèo giàu kịch tính
và tính đối thoại. Thứ ba, phong cách lời văn của tác giả thường có giọng điệu riêng,
có cách khai thác vốn từ, cách diễn đạt, miêu tả độc đáo. Ví dụ lời kể trong Hạnh
phúc của một tang gia có giọng điệu mỉa mai và giàu tính hài hước.
II. CÁCH ĐỌC TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN
1. Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn trước hết phải nắm được nhân vật, cốt truyện
và kết cấu. Nhân vật chính trải qua những chặng đời nào, kết thúc ra sao. Nắm
được các yếu tố đó sơ bộ có thể hiểu được ý nghĩa chung của tác phẩm và tư
tưởng, thái độ chung của tác giả. Người đọc nên tự kể tóm tắt cốt truyện để kiểm
tra mình đã hiểu đúng tác phẩm chưa.
2. Thứ hai, muốn hiểu sâu hơn thì phải phân tích nhân vật chính theo các yếu
tố đã nêu ở trên. Chú ý nắm bắt chỉ tiết về chân dung, hành động, ý nghĩ, ngôn từ
của nhân vật ; quan hệ của nhân vật với hoàn cảnh và với các nhân vật khác. Các
chỉ tiết ấy vừa cho ta biết về nhân vật một cách cụ thể, sống động, vừa là căn cứ để
suy nghĩ về nhân vật.
3. Thứ ba, cần đọc Kĩ lời kể của người kể chuyện. Qua cách xưng gọi, cách
miêu tả, điểm nhìn trần thuật, các biện pháp tu từ có thể nắm bắt rất nhiều
thông tin về tình cảm, thái độ, khuynh hướng thẩm mĩ và phong cách độc đáo
của nhà văn.
LUYỆN TẬP
1. Thực hiện các yêu cầu dưới đây :
— Dựa vào bài học trên, kể ra những đặc điểm chung của tiểu thuyết và
truyện ngắn.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn