Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân) | Ngữ Văn Nâng Cao tập 1 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

Thấy duoc về đẹp độc đáo của hình tượng nhân vật
Huấn Cao, đồng thời hiểu được quan điểm thẩm mĩ của
Nguyễn Tuân qua nhân vật này.

Hiểu được những đặc sắc cơ bản về nghệ thuật của
truyén : tình huống truyện độc đáo, tạo không khí cổ xưa,
thu pháp đối lập, ngôn ngữ giàu tinh tạo hình,...

TIỂU DẪN

Nguyễn Tuân (1910 - 1987) quê ở làng Nhân Mục, nay thuộc phường Nhân
Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông là một trong những nhà văn lớn của nền
văn học Việt Nam hiện dai.
Truyện Chữ người tử tù lúc đầu có tên Dòng chữ cuối cùng (tạp chí Tao đàn,
1938), sau được tuyển in trong tập Vang bóng một thời (một tập truyện ngắn
có giá trị như một kiệt tác viết về những thú chơi tao nhã, về những con người
tài hoa thời phong kiến) và đổi tên là Chữ người tử tù. Đây là một trong những
thiên truyện xuất sắc nhất của tập sách.
1. Nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường”, viên quan coi
ngục quay lại hỏi thay thơ lại) giúp việc trong đề lao :
— Này, thầy bat, cứ công văn nay, thì chúng ta sắp nhận được sáu tên tù án
chém. Trong đó, tôi nhận thấy tên người đứng đầu bọn phản nghịch là
Huấn Cao”. Tôi nghe ngờ ngợ. Huấn Cao ? Hay là cái người mà vùng tinh Son ta
vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không ?
(#) Về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuan sẽ học ở bài Vguyên Tuân trong sách giáo
khoa Neữ ăn 12 Nâng cao.
(1) Phién trát : tờ lệnh của quan trên truyền xuống.
(2) Đốc bộ đường : dinh quan Tổng đốc (quan đứng đầu một tỉnh lớn thời xưa).
(3) Thơ lại (hoặc thư lại) : viên chức nhỏ, trông coi việc giấy tờ ở cửa quan.
(4) Thầy bát : người được hàm bát phẩm, bậc thứ tám trong chín phẩm trật của triều đình
phong kiến.
(5) Huấn Cao : Huấn đạo họ Cao (Huấn đạo : chức quan coi việc học ở một huyện).
Thay tho lại xin phép đọc công van.
— Da, bẩm chính y đó. Da bẩm có chuyện chi vậy ?
— Không, tôi nghe tên quen quen và thấy nhiều người nhắc nhỏm đến cái danh
đó luôn, thì tôi cũng hỏi thế thôi. Thôi, cho thầy lui. À, nhưng mà thong thả. Thầy
bảo ngục tốt nó quét don lại cái buồng trong cùng. Có việc dùng đến. Thay liệu
cái buồng giam đó có cầm giữ nổi một tên tù có tiếng là nguy hiểm không ? Thầy
có nghe người ta đồn Huấn Cao, ngoài cái tài viết chữ tốt, lại còn có tài bẻ khoá và
vượt ngục nữa không ?
— Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà !
— O, cũng gần như vậy. Sao thay lại chac lưỡi ?
— Tôi thấy những người có tài thế mà đi làm giặc thì đáng buồn lắm. Dạ bẩm,
giả thử tôi là đao phủ, phải chém những người như vậy, tôi nghĩ mà thấy tiêng tiếc.
— Chuyện triều đình quốc gia, chúng ta biết gì mà bàn bạc cho thêm lời. Nhỡ
ra lại vạ miệng thì khốn. Thôi, thầy lui về mà trông nom việc dưới trại giam. Mai,
chúng ta phải dậy sớm để cho có mặt ở cửa trại trước khi lính tỉnh trao tù cho mình
lĩnh nhận. Đêm nay, thay bat đầu lấy thêm lính canh. Mỗi choi canh, đều dat hai
lính. Choi nào bỏ canh, hễ mỗi vọng canh ngủ quên không đánh kiểng, đánh m6,
thầy nhớ biên cho rõ, cho đúng để mai tôi phạt nặng. Chớ cho mấy thằng thập!”
nó đánh bạc nghe !
Thay tho lại rút chiếc hèo hoa’? ở giá guom, phe phẩy roi, đi xuống phía trại
giam tối om. Nơi góc chiếc án thư” cũ đã nhợt màu vàng son, một cây đèn đế leo
lét roi vào một khuôn mặt nghĩ ngợi. Ngục quan băn khoăn ngồi bóp thái dương.
Tiếng trống thành phủ gần đấy đã bát đầu thu không. Trên bốn chòi canh, ngục tốt
cũng bat đầu điểm vào cái quanh qué của trời tối mit, những tiếng kiểng va mõ
đều đặn thưa thớt. Lướt qua cái thăm thắm của nội cỏ đẫm sương, vắng từ một
làng xa đưa lại mấy tiếng chó sủa ma. Trong khung cửa số có nhiều con song kẻ
những nét đen thang lên nền trời lốm đốm tinh tú, một ngôi sao Hôm nhấp nháy
như muốn trụt xuống phía chân giời không định. Tiếng dội chó sủa ma, tiếng trống
(1) Neue fốt : lính coi ngục.
(2) Thang thập : người chỉ huy một thập (háp : đơn vị gồm mười lính).
(3) Héo hoa : gay ở cắn có tua hoa.
(4) Án thư : bàn đặt sách vở, giấy bút để đọc và viết.
thành phủ, tiếng kiểng m6 canh nổi lên nhiều nhiều. Bay nhiêu thanh âm phức tap
bay cao lần lên khỏi mặt đất tối, nâng đỡ lấy một ngôi sao chính vị muốn từ biệt
vũ trụ.
Nơi góc án thư vàng đã nhợt, son đã mờ, đĩa dầu sở! trên cây đèn nến vơi lần
mực đầu. Hai ngọn bấc lép bép nổ, rụng tàn đèn xuống tập giấy bản đóng dấu son
ti Niet. Viên quan coi ngục ngấc đầu, lấy que hương khêu thêm một con bấc. Ba
cái tim bấc được chum nhau lại, cháy bùng to lên, soi to mặt người ngồi đấy.
Người ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường nhãn
nheo của một bộ mặt tư lu, bay giờ đã biến mất han. Ở đấy, giờ chỉ còn là mặt
nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ.
Trong hoàn cảnh dé lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bang lừa lọc, tính cách
dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này
là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn
xô bồ.
Ông trời nhiều khi chơi 4c, dem day ải những cái thuần khiết” vào giữa một
đống cặn bã. Và những người có tâm điển”” tốt và thẳng thắn, lại phải an đời ở
kiếp với lũ quay quắt.
Ngục quan lấy làm nghĩ ngợi về câu nói ban chiều của thầy thơ lại : "Có lẽ lão
bát này, cũng là một người khá đây. Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề
mất rồi. Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài,
hẳn không phải là kẻ xấu hay là vô tình. Ta muốn biệt dai ông Huấn Cao,
ta muốn cho ông ta đỡ cực trong những ngày cuối cùng còn lại, nhưng chỉ sợ tên
bát phẩm thơ lại này đem cáo giác“? với quan trên thì khó mà ở yên. Để mai ta dd
ý tứ hắn lần nữa xem sao rồi sẽ liệu”.
2. Sớm hôm sau, lính tinh dẫn đến cửa ngục thất sáu tên tù mà công van
chiều hôm qua đã báo trước cho ngục quan biết rõ tên tuổi, làng xóm và tội hình.
(1) Đĩa dau sở : Dia đựng dau ép từ hat sở, có dat bac dùng để thắp sáng.
(2) Ti Niét : định Án sát, nơi coi việc tư pháp trong một tỉnh.
(3) Tư hự : lo nghĩ.
(4) Thuần khiết : hoàn toàn trong sạch.
(5) Tam điển : long da con người.
(6) Biệt đãi : đối đãi đặc biệt.
(7) Cáo giác : tố giác với chính quyền để kết tội.
Sáu phạm nhân mang chung một chiếc gông'” dài tám thước”. Cái thang dài ấy
đặt ngang trên sáu bộ vai gầy. Cái thang gỗ lim nặng, đóng khung lấy sáu cái cổ
phiến loạn, nếu đem bắc lên mỏ cân, có thể nặng đến bảy, tám tạ. Thật là một cái
gông xứng đáng với tội án sáu người tử tù. Gỗ thân gông đã cũ và mồ hôi cổ, mồ
hôi tay kẻ phải đeo nó đã phủ lên một lớp quang dầu bóng loáng. Những đoạn
gông đã bóng thì loáng như có người đánh lá chuối khô. Những đoạn không bóng
thì lại xin lại những chất ghét đen sánh. Trong khi chờ đợi cửa ngục mở rộng,
Huấn Cao, đứng đầu gông, quay cổ lại bảo mấy bạn đồng chí :
— Rệp cắn tôi, đỏ cả cổ lên rồi. Phải đỗ gông đi.
Sáu người đều quỳ cả xuống đất, hai tay ôm lấy thành gông đầu cúi cả về phía
trước. Một tên lính áp giải đùa một câu :
— Các người chả phải tập nữa. Mai mốt chi đây sẽ có người sành soi dẫn các
người ra làm trò ở pháp trường. Bấy giờ tha hồ mà tập. Đứng dậy không ông lại
phết cho mấy hèo bây giờ.
Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang
gông xuống thêm đá tảng đánh thuỳnh một cái. Then ngang chiếc gông bị giật
mạnh, đập vào cổ năm người sau, làm họ nhăn mặt. Một trận mưa rệp đã làm nền
đá xanh nhạt lấm tấm những điểm nâu đen.
Cánh cửa đề lao mở rộng.
Sáu người né mình tiến vào như một bọn thợ nề, thận trọng khiêng cái thang
26 đặt ngang trên vai.
Trái với phong tục nhận tù mọi ngày, hôm nay viên quan coi ngục nhìn sau tên
tù mới vào với cặp mắt hiền lành. Lòng kiêng nể, tuy cố giữ kín đáo mà cũng đã rõ
quá rồi. Khi kiểm điểm phạm nhân, ngục quan lại còn có biệt nhén™ đối riêng với
Huấn Cao. Bọn lính lấy làm lạ, đều nhắc lại :
— Bẩm thầy, tên ấy chính là thủ xướng. Xin thầy để tâm cho. Hắn ngạo
ngược” và nguy hiểm nhất trong bọn.
(1) Géng : khung có then đóng mở đeo vào cổ phạm nhân. Géng dài tám thước : loại gong dài
giống như cái thang gông chung sáu phạm nhân.
(2) Thước : đơn vị do độ dài thời xưa bằng khoảng 0.4 m.
(3) Biệt nhỡõn : cái nhìn thể hiện sự kính trong đặc biệt.
(4) Thủ xướng : xướng lên đầu tiên ; ở đây có nghĩa là người cầm đầu hô hào "nổi loan".
(5) Ngạo ngược : ngang ngạnh, bất chấp lẽ phải.
Mấy tên lính, khi nói đến tiếng "để tam" có ý nhắc viên quan coi ngục còn chờ
đợi gì mà không gio những mánh khoé hành hạ thường lệ ra. Ngục quan ung dung :
— Ta biết rồi, việc quan ta đã có phép nước. Các chú chớ nhiều lời.
Bọn lính dãn cả ra, nhìn nhau và không hiểu. Sáu tên tử tù cứ ngạc nhiên về
thái độ quản ngục.
Suốt nửa tháng, ở trong buồng tối, ông Huấn Cao vẫn thấy một người thơ lại
gầy g6, đem rượu đến cho mình uống trước giờ ăn bữa com tù. Mỗi lúc dang rượu
với đồ nhắm, người thơ lại lễ phép nói :
— Thầy Quản chúng tôi có ít quà mọn này biếu ngài dùng cho ấm bụng. Trong
buồng đây, lạnh lắm.
Ông Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm
trong cái hứng sinh bình!” lúc chưa bị giam cầm. Rồi đến một hôm, quản ngục mở
khoá cửa buồng kín, khép nép hỏi ông Huấn :
— Đối với những người như ngài, phép nước ngặt lắm. Nhưng biết ngài là một
người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều. Miễn là ngài giữ kín cho. Sợ
đến tai lính tráng họ biết, thì phiền luy riêng cho tôi nhiều lắm. Vậy ngài có cần
thêm gì nữa xin cho biết. Tôi sẽ cố gắng chu tất.
Ông đã trả lời quản ngục :
— Ngươi hỏi ta muốn gì ? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt
chân vào đây.
Khi nói câu mà ông cố ý làm ra khinh bac”) đến điều, ông Huấn da đợi một tran
lôi đình báo thù và những thủ đoạn tàn bạo của quan ngục bị sỉ nhục. Đến cái cảnh
chết chém, ông còn chẳng sợ nữa là những trò tiểu nhân”) thị oai này. Nguc quan
đã làm cho ông Huấn bực mình thêm, khi nghe xong câu trả lời, y chỉ lễ phép lui
ra với một câu : "Xin lĩnh MANG Và từ hôm ấy, cơm rượu lại vẫn đưa đến đều đều
và có phần hau”? hơn trước nữa ; duy chỉ có y là không để chân vào buồng giam
ông Huấn. Ông Huấn càng ngạc nhiên nữa : năm bạn đồng chí của ông cũng đều
được biệt đãi như thế cả.
(1) Hứng sinh bình : hứng trong cuộc sống bình thường (ngoài nhà tù).
(2) Khinh bạc : khinh bi, rẻ rúng.
(3) Tro tiểu nhân : những việc làm hèn ha của kẻ tầm thường.
(4) Xin lĩnh ý : xin vâng theo ý bề trên.
(5) Háu : day đủ, day dan, tươm tất hơn.
Có nhiều đêm, ngoài việc nghĩ đến chí lớn không thành, ông Huấn Cao còn
phải bận tâm nghĩ đến sự tươm tất của quản ngục : "Hay là hắn muốn dò đến
những điều bí mật của ta ?". "Không, không phải thế, vì bao nhiêu điều quan
trọng, ta đã khai bên ti Niết cả rồi. Ta đã nhận cả. Lời cung ta kí rồi. Còn có gì
nữa mà do cho thêm ban".
Trong đề lao, ngày đêm của tử tù đợi phút cuối cùng, đúng như lời thơ xưa,
vẫn đằng đẳng như nghìn năm ở ngoài. Viên quản ngục không lấy làm oán thù thái
độ khinh bạc của ông Huấn. Y cũng thừa hiểu những người chọc trời quấy nước,
đến trên đầu người ta, người ta cũng còn chẳng biết có ai nữa, huống chi cái thứ
mình chỉ là một kẻ tiểu lại giữ tù.
Quản ngục mong mới một ngày gần đây ông Huấn sẽ dịu bớt tính nết, thì y sẽ
nhờ ông viết, ông viết cho... cho mấy chữ trên chục vuông lụa trắng đã mua sẵn và
can lại kia. Thế là y mãn nguyện.
Biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền, từ những ngày nào, cái sở nguyện”) của
viên quan coi ngục này là có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu
đối do tay ông Huấn Cao viết. Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm. Tính ông
vốn khoảnh ””, trừ chỗ tri ki), ông ít chịu cho chữ. Có được chữ ông Huấn mà treo
là có một báu vật trên đời. Viên quản ngục khổ tâm nhất là có một ông Huấn Cao
trong tay mình, dưới quyền mình mà không biết làm thế nào mà xin được chữ.
Không can đảm giáp lại mặt một người cách xa y nhiều quá, y chỉ lo mai mốt đây,
ông Huấn bị hành hình mà không kịp xin được mấy chữ, thì ân hận suốt đời mất.
3. Một buổi chiều lạnh, viên quản ngục tái nhợt người đi sau khi tiếp đọc công
văn. Quan Hình bộ Thượng thu” trong kinh bat giải ông Huấn Cao va các ban
đồng chí vào kinh. Pháp trường lập ở trong ấy kia. Ngày mai, tinh mo, sẽ có người
đến giải tù đi.
(1) Lởi cung : lời khai của bị can.
(2) Tiểu lại : viên chức nhỏ nơi cửa quan.
(3) Sở nguyện : điều mình hằng mong ước.
(4) Khoảnh : ở đây có nghĩa là khó tính và kiêu ki trong giao tiếp.
(5) Tri kỉ : người hiểu mình.
(6) Hình bộ Thượng thư : quan đứng đầu Bộ Hình coi việc pháp luật.
Viên quản ngục vốn đã tin được thầy thơ lại, cho lính gọi lên, kể rõ tâm sự
mình. Thầy thơ lại cảm động nghe xong chuyện, nói : "Dạ bẩm, ngài cứ yên tâm,
đã có tôi” rồi chạy ngay xuống phía trại giam ông Huấn, đấm cửa buồng giam, hot
hơ hớt hải kể cho tử tù nghe rõ nỗi lòng viên quản ngục, và ngập ngừng báo luôn
cho ông Huấn biết việc về kinh chịu án tử hình.
Ông Huấn Cao lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười : "Về bảo với chủ ngươi, tối
nay, lúc nào lính canh về trại nghỉ, thì đem lụa, mực, bút và cả một bó đuốc xuống
đây ta cho chữ. Chữ thì quý thực. Ta nhất sinh? không vì vàng ngọc hay quyền
thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình" và
một bức trung đường”) cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta cảm cái tấm lòng
biệt nhỡn liên tài” của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản
đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một
tấm lòng trong thiên hạ”.
Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vắng có tiếng mõ trên vọng canh,
một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm
ướt, tường day mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián.
Trong một không khí khói toa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó
đuốc tấm dầu roi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn
nguyên ven lần hồ. Khói bốc toa cay mat, làm ho dui mat lia lia.
Một người tù cổ deo gong, chân vướng xiéng, dang dam tô nét chữ trên tấm
lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại
vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và
cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc
khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy và
đĩnh đạc bảo :
— Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không
phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên
những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thay mua ở
đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không ?...
Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thay hãy thoát khỏi cái
(1) Nhat sinh : suốt một đời.
(2) Tứ bình : bộ tranh (hay chữ) cùng chủ đề gồm bốn bức đều nhau. hình chữ nhật, treo doc.
(3) Bức trung đường : còn gọi là hoành phi, thường làm bằng gõ, hình chữ nhật, viết chữ Hán cỡ lớn
(đại tự), treo ngang ở gian giữa nhà.
(4) Liên tai : quý trọng người có tài.
nghề nay di đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện choi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương
cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi.
Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe
XÈO XèO,
Ba người nhìn bức châm”), rồi lại nhìn nhau.
Ngục quan cảm động, vai người tù một vái, chap tay nói một câu mà dòng
nước mat ri vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào : "Ke mê muội này xin bái lĩnh )
(Tuyển tập Nguyễn Tuân, tap I,
NXB Văn học, Hà Nội, 1982)

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1. Căn cứ vào diễn biến cốt truyện, có thể chia tác phẩm ra làm mấy phần ? Nội
dung chính của mỗi phần là gì ?
2. Tình huống truyện của tác phẩm Chữ người tử tà là gì ? Tính chất éo le của
tình huống truyện thể hiện ở đâu ? Tình huống này có tác dụng gì đối với
việc thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của truyện ?
3. Hãy phân tích tính cách nhân vật Huấn Cao và nhân vật quản ngục.
4. Vì sao đoạn tả Huấn Cao cho chữ viên quản ngục được tác giả gọi là "cảnh
tượng xưa nay chưa từng có” ? Hãy phân tích ý nghĩa và vẻ đẹp của cảnh
tượng này.
5. Hãy phân tích những nét đặc sắc của thủ pháp nghệ thuật đối lập được Nguyễn
Tuân sử dụng trong truyện Chữ người tu tủ.
6. Qua nhân vật Huấn Cao, anh (chị) có nhận xét gì về quan niệm của Nguyễn
Tuân đối với cái đẹp ?
BÀI TẬP NÂNG CAO
Không khí cổ xưa "vang bóng một thời" trong truyện Chữ người tứ tì được
tác giả tạo dựng bằng những yếu tố nào (nhân vật, cảnh vật, từ ngữ và nhịp điệu
câu văn) ?
(1) Bức châm : bức viết một bài châm — một thể văn cổ, ngắn, có van, nội dung khuyên ran đạo lí.
(2) Bai lĩnh : lay mà nhận lay.

TRI THỨC ĐỌC - HIỂU

Văn học lãng mạn

Văn học lãng mạn thuộc loại hình văn học biểu hiện : các nhân vật, tình huống, hình ảnh được
nhà văn sáng tạo ra nhằm thoả mãn nhu cầu biểu hiện lí tưởng và tình cảm mãnh liệt của họ. Các
nhà văn lãng mạn thường tìm kiếm những giá trị cao đẹp trong những cảnh đời tầm thường, tăm tối,
khám phá cái cao cả trong những số phận bị ruồng bỏ, chà đạp. Ví dụ : Xuân Diệu muốn tìm cái vô
biên trong cuộc đời ngắn ngủi, Nguyễn Tuân tìm thấy sự toả sáng của nhân cách người tử tù nơi
ngục thất tăm tối, Thạch Lam nhìn ra khát vọng sống mãnh liệt nơi phố huyện nghèo. Nhân vật của
văn học lãng mạn hành động theo sự tưởng tượng chủ quan của nhà văn thể hiện trực tiếp lí tưởng
của tác giả. Những nhân vật như Giang Van-giăng, Gia-ve, Ca-di-mô-đô, Ét-xmê-ran-đa của Vich-to
Huy-gô đều là như vậy.
Một đặc điểm khác của văn học lãng mạn là tự do biểu hiện tình cảm cái tôi cá nhân, những cá
nhân cô đơn, sầu mộng. Các nhà văn lãng mạn tuyệt đối hoá giá trị của cái tôi cá nhân, đặt nó cao
hơn thực tế khách quan của đời sống. Các nhà văn lãng mạn có lí tưởng cách mạng thì lấy việc ngợi
ca lí tưởng làm nhiệm vụ sáng tác của mình.
Do khuynh hướng sáng tác đó nên văn học lãng mạn có đặc điểm thứ ba là thường sử dụng thủ
pháp tương phản, đối lập, thích phóng đại, khoa trương, sử dụng ngôn ngữ tân kì, giàu sức biểu hiện
cảm xúc. 

Tin tức mới


Đánh giá

Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân) | Ngữ Văn Nâng Cao tập 1 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn Nâng Cao tập 1

  1. Đời thừa( Nam Cao)
  2. Nam Cao
  3. Luyện tập về phong cách ngôn ngữ báo chí
  4. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ( Trích Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng)
  5. Luyện tập về tách câu
  6. Phỏng vấn trả lời phỏng vấn
  7. Tình yêu và thù hận ( Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét - Sếch-xpia)
  8. Đọc kịch bản văn học
  9. Ôn tập về làm văn
  10. Ôn tập về văn học ( Học kì 1)
  11. Bài viết số 4 ( Kiểm tra tổng hợp cuối Học kì 1)
  12. Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
  13. Bản tin
  14. Luyện tập về từ Hán Việt
  15. Luyện tập viết bản tin
  16. Trả bài viết só 4
  17. Vào phủ chúa Trịnh ( Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)
  18. Đọc thêm: Cha tôi ( Trích Đặng Dịch Trai ngôn hành lục - Đặng Huy Trứ)
  19. Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
  20. Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội
  21. Lẽ ghét thương ( Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
  22. Chạy giặc ( Nguyễn Đình Chiểu)
  23. Luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
  24. Bài viết số 1 ( Nghị luận xã hội)
  25. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ( Nguyễn Đình Chiểu)
  26. Nguyễn Đình Chiểu
  27. Luyện tập về hiện tượng tách từ
  28. Tự tình ( bài II - Hồ Xuân Hương)
  29. Bài ca ngắn đi trên bãi cát ( Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát)
  30. Trả bài viết số 1
  31. Bài viết số 2 ( Nghị luận xã hội - Bài làm ở nhà)
  32. Câu cá mùa thu ( Thu điếu - Nguyễn Khuyến)
  33. Tiến sĩ giấy ( Nguyễn Khuyến)
  34. Đọc thêm: Khóc Dương Khuê ( Nguyễn Khuyến)
  35. Luyện tập về trường từ vựng và từ trái nghĩa
  36. Nguyễn Khuyến
  37. Thương vợ ( Trần Tế Xương)
  38. Đọc thêm: Vịnh khoa thi Hương ( Trần Tế Xương)
  39. Thao tác lập luận phân tích
  40. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về xã hội)
  41. Bài ca ngất ngưởng ( Nguyễn Công Trứ)
  42. Đọc thêm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn ( Hương Sơn phong cảnh ca - Chu Mạnh Trinh)
  43. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về tác phẩm thơ)
  44. Trả bài viết số 2
  45. Chiếu cầu hiền ( Cầu hiền chiếu - Ngô Thì Nhậm)
  46. Xin lập khoa luật ( Trích Tế cấp bát điều - Nguyễn Trường Tộ)
  47. Đổng mẫu ( Trích Sơn Hậu)
  48. Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
  49. Ngữ cảnh
  50. Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945
  51. Bài viết số 3 ( Nghị luận văn học)
  52. Hai đứa trẻ ( Thạch Lam)
  53. Cha con nghĩa nặng ( Trích - Hồ Biểu Chánh)
  54. Ngữ cảnh ( Tiếp theo)
  55. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về tác phẩm văn xuôi)
  56. Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân)
  57. Đọc thêm: Vi hành ( Nguyễn Ái Quốc)
  58. Thao tác lập luận so sánh
  59. Luyện tập thao tác lập luận so sánh
  60. Hạnh phúc của một tang gia ( Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
  61. Đọc thêm: Nghệ thuật băm thịt gà ( Trích Việc làng - Ngô Tất Tố)
  62. Phong cách ngôn ngữ báo chí
  63. Trà bài viết số 3
  64. Chí Phèo ( Nam Cao)
  65. Đọc thêm: Tinh thần thể dục ( Nguyễn Công Hoan)
  66. Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn
  67. Luyện tập kết hợp các thao tác lập luận

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.