Ngữ cảnh ( Tiếp theo) | Ngữ Văn Nâng Cao tập 1 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

Hiểu được vai trò của ngữ cảnh trong việc tao lập và lĩnh
hội văn ban.

Biết vận dụng kiến thức trên vào việc đọc - hiểu
văn ban và làm văn.

II - VAI TRÒ CUA NGỮ CẢNH TRONG VIỆC TẠO LẬP VĂN BẢN

1. Văn cảnh chỉ phối cách dùng từ, đặt câu
Trong quá trình tạo lập văn bản, văn cảnh có ảnh hướng đến việc chọn lựa từ
ngữ để sử dụng trong câu, việc tạo câu trong văn bản. Nói như vậy có nghĩa là
một từ khi được dùng trong câu phải phù hợp ở mức độ nhất định về ngữ nghĩa, về
ngữ pháp với các từ ngữ khác trong câu.
Ví dụ, không thể viết một câu như : "Lượng mưa năm nay kéo dài", bởi lẽ xét
về mặt ngữ nghĩa thì "lượng mua" không thể đi với "kéo dài”.
Một câu được dùng trong văn bản phải có quan hệ hợp lí về nghĩa, tương
đồng về phong cách với những câu đi trước và đi sau nó.
Chẳng hạn, các câu trong đoạn văn sau đây của Thạch Lam đều nói về một
buổi chiều buồn ở phố huyện, đều mang đậm phong cách trữ tình, bình dị mà
tinh tế, thấm đượm cảm xúc của nhà van: "Chiều, chiều rồi. Một chiều êm a như
ru, văng vắng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.
Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả
thuốc sơn đen ; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều
quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị ; Liên không hiểu sao, nhưng chị
thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn" (Hai đứa trẻ).
2. Hoàn cảnh giao tiếp ảnh hưởng đến những đặc trưng phong cách của
văn bản được tạo lập
Văn bản vừa là phương tiện, vừa là sản phẩm của giao tiếp bằng ngôn
ngữ. Hoàn cảnh giao tiếp cụ thể có ảnh hưởng đến đặc trưng phong cách của
văn bản.
Chủ đề hay đối tượng được ban đến của văn ban sẽ quyết định việc lựa chon từ
ngữ được dùng. Chẳng hạn, nếu văn bản bàn về đề tài kinh tế, người viết sẽ có xu
hướng dùng nhiều từ ngữ thuộc lĩnh vực kinh tế (như tang trưởng, lạm phát, thị
trường, doanh nghiệp, đầu tu, v.v.), nếu văn bản bàn về bóng đá, người viết sẽ phải
dùng nhiều từ ngữ liên quan đến bóng đá (như cẩu thu, tiền đạo, tiền vệ, hậu vệ,
phòng neu, ghi bàn, sơ đồ chiến thuật, V.V.)....
Quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp (quan hệ vị thế, quan hệ thân sơ) sẽ quyết
định cách lựa chọn từ ngữ xưng hô, cách dùng các từ ngữ mang sắc thái biểu cảm.
Chẳng hạn, khi giao tiếp với người bậc trên, người bề dưới phải chọn từ ngữ xưng
hô thích hợp, không được dùng các từ ngữ suồng sa...
Cách thức giao tiếp (nói hay viết), địa điểm và thời gian giao tiếp cũng ảnh
hưởng đến cách diễn đạt : văn nói thường không có sự trau chuốt như văn viết ;
tình huống giao tiếp không có tính chất nghi lễ (trong bữa ăn, lúc gặp nhau ngoài
đường, lúc đi chơi cùng nhau, v.v.) không doi hỏi phải lựa chon từ ngữ trang
trọng như trong những tình huống giao tiếp có tính chất nghi lễ (ở cuộc họp, ở
hội nghị,...).

II - VAI TRO CUA NGỮ CẢNH TRONG VIỆC ĐỌC - HIỂU VAN BẢN

1. Văn cảnh giúp xác định từ ngữ được dùng trong văn bản
Trong ngôn ngữ luôn tồn tại những từ đồng âm, từ đa nghĩa. Chính văn cảnh là
đầu mối quan trọng giúp người đọc nhận biết được từ nào (trong số các từ đồng
âm) đang được sử dụng, nghĩa nào (trong số các nghĩa của một từ đa nghĩa) đang
được dùng.
Văn cảnh giúp người đọc hiểu được những từ ngữ liên quan đến đoạn văn ban
đi trước (hoặc đi sau), chang hạn những từ ngữ như có ấy, anh ấy, ông ta, nó, lúc
đó, như vậy, như thế, vì vậy, như sau, sau đây, v.v. chỉ có thể hiểu được khi liên hệ
với văn cảnh, tức văn cảnh sẽ giúp người nghe (người đọc) biết những từ ngữ như
vậy được dùng để chỉ những øì.
Văn cảnh cũng là đầu mối quan trọng để giúp người nghe (người đọc) khôi
phục lại được những từ ngữ bị tỉnh lược trong văn bản.
2. Hoàn cảnh giao tiếp là nhân tố quy định cách hiểu ý nghĩa đích thực
của câu nói
Trước hết, hoàn cảnh giao tiếp cụ thể giúp hiểu được nghĩa của những từ ngữ
gắn bó mật thiết với tình huống nói năng, như tdi, hôm qua, hôm nay, bây giờ,
ở đây, ở đó.... Nghe một câu nói như "Hôm qua tôi đã đến day", ta không thé hiểu
đầy đủ nội dung của nó nếu không biết câu nói đó được ai nói, nói lúc nào, nói
ở đâu.
Quan trọng hơn, hoàn cảnh giao tiếp cụ thể giúp ta hiểu được ý nghĩa đích
thực của câu nói, tức cái ý nghĩa mà người nói (người viết) muốn chuyển tải đến
người nghe (người đọc). Tất cả những øì được gọi là ý nghĩa hàm ẩn hội thoại đều
được lĩnh hội dựa vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Chẳng hạn, câu "Ở đây ngột ngạt
quá” sẽ có ý là đề nghị mở cửa số ra nếu như được nói trong một căn phòng có cửa
số đóng kín. Nhưng câu này sẽ có ý khác, nếu như được nói trong một hoàn cảnh
giao tiếp cụ thể khác.
Ngoài ra, bối cảnh văn hoá, xã hội,... cũng quy định việc hiểu nghĩa câu nói.
Chẳng hạn, người Việt Nam khi gặp nhau có thể chào nhau bằng cách hỏi : "Bác
đi chợ về đấy à ?", "Chị đi học à ?",... Cách chào như vậy không thấy ở xã hội
phương Tay, nếu sử dung cách chao ấy cho người Pháp chang han, họ có thể cho
rằng chúng ta quá tò mò về đời sống riêng tư của họ.

LUYỆN TẬP

1. Qua phân tích văn cảnh, hãy cho biết những nghĩa khác nhau của từ xuân trong
những câu sau đây :
— Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
— Kiếp hồng nhan có mong manh,
Nua chừng xuân, thodt gấy cành thiên hương.
(Nguyễn Du - Truyện Kiểu)
— Khi người ta đã ngoài 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp.
(Hồ Chí Minh — Di chúc)
2. Một người nói với ban của mình : "Đây không giận đấy đâu !".
a) Hãy cho biết miêu tả nào trong số các miêu tả sau đây là thích hợp với nghĩa
của từ "day"
— Khoảng không gian ở gần người nói,
— Từ được dùng như đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất,
— Từ được dùng như đại từ nhân xưng ngôi thứ hai.
b) Hãy giải thích tại sao anh (chị) lại chọn như vậy.
3. Tại sao trong đoạn trích Đổng Madu (tuéng Sơn Hán), Đồng Mẫu có lúc gọi
Đồng Kim Lân là "con" (Bớ con ! Đừng có khóc † Như mẹ nay), có lúc lại gọi
là "mi" (Bớ Kim Lân ! Để tao chết thời mi hãy đâu Tạ tặc) ?
Trong giao tiếp hằng ngày, việc thay đổi từ xưng hô có thể cho biết điều gì ?
Hãy nêu một ví dụ minh hoa.
4. Hãy nghĩ ra những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, theo đó câu nói : "Anh ăn
cơm chưa ?" có thể chuyển tải nhiều ý nghĩa hàm ẩn khác nhau.
5. Hãy nêu một hoàn cảnh giao tiếp mà người nói buộc phải trình bay vấn đề một
cách vòng vèo, tức phải nói gần nói xa chứ không thể nói một cách trực tiếp,
"nói toac móng heo”. 

Tin tức mới


Đánh giá

Ngữ cảnh ( Tiếp theo) | Ngữ Văn Nâng Cao tập 1 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn Nâng Cao tập 1

  1. Đời thừa( Nam Cao)
  2. Nam Cao
  3. Luyện tập về phong cách ngôn ngữ báo chí
  4. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ( Trích Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng)
  5. Luyện tập về tách câu
  6. Phỏng vấn trả lời phỏng vấn
  7. Tình yêu và thù hận ( Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét - Sếch-xpia)
  8. Đọc kịch bản văn học
  9. Ôn tập về làm văn
  10. Ôn tập về văn học ( Học kì 1)
  11. Bài viết số 4 ( Kiểm tra tổng hợp cuối Học kì 1)
  12. Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
  13. Bản tin
  14. Luyện tập về từ Hán Việt
  15. Luyện tập viết bản tin
  16. Trả bài viết só 4
  17. Vào phủ chúa Trịnh ( Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)
  18. Đọc thêm: Cha tôi ( Trích Đặng Dịch Trai ngôn hành lục - Đặng Huy Trứ)
  19. Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
  20. Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội
  21. Lẽ ghét thương ( Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
  22. Chạy giặc ( Nguyễn Đình Chiểu)
  23. Luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
  24. Bài viết số 1 ( Nghị luận xã hội)
  25. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ( Nguyễn Đình Chiểu)
  26. Nguyễn Đình Chiểu
  27. Luyện tập về hiện tượng tách từ
  28. Tự tình ( bài II - Hồ Xuân Hương)
  29. Bài ca ngắn đi trên bãi cát ( Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát)
  30. Trả bài viết số 1
  31. Bài viết số 2 ( Nghị luận xã hội - Bài làm ở nhà)
  32. Câu cá mùa thu ( Thu điếu - Nguyễn Khuyến)
  33. Tiến sĩ giấy ( Nguyễn Khuyến)
  34. Đọc thêm: Khóc Dương Khuê ( Nguyễn Khuyến)
  35. Luyện tập về trường từ vựng và từ trái nghĩa
  36. Nguyễn Khuyến
  37. Thương vợ ( Trần Tế Xương)
  38. Đọc thêm: Vịnh khoa thi Hương ( Trần Tế Xương)
  39. Thao tác lập luận phân tích
  40. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về xã hội)
  41. Bài ca ngất ngưởng ( Nguyễn Công Trứ)
  42. Đọc thêm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn ( Hương Sơn phong cảnh ca - Chu Mạnh Trinh)
  43. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về tác phẩm thơ)
  44. Trả bài viết số 2
  45. Chiếu cầu hiền ( Cầu hiền chiếu - Ngô Thì Nhậm)
  46. Xin lập khoa luật ( Trích Tế cấp bát điều - Nguyễn Trường Tộ)
  47. Đổng mẫu ( Trích Sơn Hậu)
  48. Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
  49. Ngữ cảnh
  50. Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945
  51. Bài viết số 3 ( Nghị luận văn học)
  52. Hai đứa trẻ ( Thạch Lam)
  53. Cha con nghĩa nặng ( Trích - Hồ Biểu Chánh)
  54. Ngữ cảnh ( Tiếp theo)
  55. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về tác phẩm văn xuôi)
  56. Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân)
  57. Đọc thêm: Vi hành ( Nguyễn Ái Quốc)
  58. Thao tác lập luận so sánh
  59. Luyện tập thao tác lập luận so sánh
  60. Hạnh phúc của một tang gia ( Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
  61. Đọc thêm: Nghệ thuật băm thịt gà ( Trích Việc làng - Ngô Tất Tố)
  62. Phong cách ngôn ngữ báo chí
  63. Trà bài viết số 3
  64. Chí Phèo ( Nam Cao)
  65. Đọc thêm: Tinh thần thể dục ( Nguyễn Công Hoan)
  66. Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn
  67. Luyện tập kết hợp các thao tác lập luận

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.